24.7% yoy), do nhu cầu chế tạo, sản xuất ô tô giảm.
Giá cao su thế giới 3 tháng 2020 giảm mạnh -15% yoy và so với trung bình 2019 -17%.
Stress test: Các doanh nghiệp trong ngành có tài chính tốt, dư giả tiền mặt, thời gian duy trì HĐKD trung bình lên đến 92.4 tháng.
Chúng tôi đánh giá quan điểm TRUNG LẬP Ngành cao su.
Ngành cao su bị ảnh hưởng tiêu cực do dịch Covid vì phụ thuộc phần lớn vào nhu cầu sản xuất ô tô và sự vận động của giá dầu. Chuỗi cung ứng ngành ô tô trên thế giới bị gián đoạn, chủ yếu do Trung Quốc đã tạm ngừng sản xuất đến hết tháng 2/2020 và đã bắt đầu hoạt động trở lại. Nhu cầu chế tạo ô tô toàn cầu bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch bệnh, kết hợp giá dầu giảm mạnh, theo đó Các doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu là mủ cao su sẽ bị tác động (DPR, TRC). Các doanh nghiệp có thu nhập khác từ kinh doanh KCN sẽ không bị ảnh hưởng nhiều, phần lớn phụ thuộc vào tiến độ pháp lý chuyển nhượng đất (PHR, GVR). Chúng tôi đưa ra hai kịch bản, kịch bản 1 - dịch bệnh covid được khống chế hết quý 2/2020, kịch bản 2 – dịch bệnh covid sẽ được khống chế hết 2020.
Kịch bản 1, giả định sản lượng cao su và giá bán mủ cao su lần lượt ở mức -10%yoy và -5%, theo đó doanh thu và LNST lần lượt +6%yoy và -1.4% yoy (đã loại trừ nguồn thu nhập khác).
Kịch bản 2, sản lượng cao su và giá bán cao su lần lượt giảm -15% yoy và -10%yoy, theo đó doanh thu và LNST lần lượt -7% yoy và -13% yoy (đã loại trừ nguồn thu nhập khác).
Nguồn: BSC Research
Giá cao su thế giới trung bình 3 tháng đầu năm đạt 158 JPY/kg (-15% yoy). Sự sụt giảm giá cao su nguyên nhân do giá dầu giảm làm giảm giá cao su tổng hợp (thay thế cho cao su tự nhiên). Hiện nay, diễn biến giá dầu vẫn đang ở mức khó lường và được dự báo sẽ tiếp tục giảm sâu, do đó chúng tôi cho rằng giá cao su khó có thể tăng bật trở lại, thiệt hại trực tiếp đến doanh thu mủ cao su.
0 50 100 150 200 250 300
52
Nguồn: FiinPro, BSC Research
Chúng tôi rà soát lại các doanh nghiệp ngành cao su cho thấy hệ số thanh toán nhanh của hầu hết các doanh nghiệp đều ở mức ổn định (>1) (TRC, DPR, GVR, PHR), chỉ số EBITDA/chi phí lãi vay luôn ở mức khá cao (trung vị ngành ở mức 6x) (DPR, PHR, GVR).
BSC tiến hành stress test một số doanh nghiệp trong ngành để kiểm tra sức khỏe tài chính của doanh nghiệp với giả định công ty không tạo ra doanh thu và dòng tiền mới, tuy nhiên vẫn phải chi trả 50% chi phí hoạt động, chi phí lãi vay, khoản phải trả ngắn hạn. Hầu hết các doanh nghiệp ngành cao su đều có thời gian duy trì hoạt động khá dài (DPR, PHR, TRC, GVR), trung bình ngành khoảng 92.4 tháng.
Nguồn: BSC Research
QUAN ĐIỂM ĐẦU TƯ – TRUNG LẬP
Chúng tôi đánh giá quan điểm Trung lập Ngành cao su do (1) giá cao su đang có xu hướng giảm khiến kinh doanh mủ cao su khó khăn tuy nhiên (2) các doanh nghiệp ngành cao su có thu nhập khác (chuyển nhượng đất, thanh lý cây cao su) không bị ảnh hưởng nhiều, đảm bảo được KQKD và (3) Lịch sử trả cổ tức các doanh nghiệp luôn ở mức cao 40-50%.
PHR: Doanh nghiệp ngoài kinh doanh mủ cao su còn có thu nhập chuyển nhượng đất. Năm 2020, PHR đã được phê duyệt kế hoạch chuyển nhượng đất làm KCN Nam Tân Uyên mở rộng, thu nhập đến từ việc này góp phần lớn lợi nhuận cho DN. Chúng tôi dự báo PHR sẽ chuyển nhượng ít nhất khoảng 150-200ha NTU3, tương ứng đóng khoảng 500-600 tỷ đồng (đóng góp 60% LNST cho DN). Do đó, KQKD 2020 của doanh nghiệp sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi kinh doanh mủ cao su.
53
DPR, TRC: doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu mủ cao su, nên cầu cao su và giá cao su thay đổi, trước tác động dịch bệnh Corona và giá dầu giảm, chúng tôi dự báo KQKD doanh nghiệp sẽ giảm sút do (1) dự báo nhu cầu cao su giảm -10% yoy và (2) giá cao su tự nhiên giảm do tác động giá dầu giảm.
54
Ngành Dược [Trung lập]