Ngành Đường [Kém khả quan]

Một phần của tài liệu BSC Sector Report (Trang 93 - 97)

 Giá bán đường thế giới giảm mạnh về 10.38 US cents/lbs (-23% YTD).

 Tình hình ngành đường Việt Nam tiếp tục khó khăn khi (1) Nhu cầu tiêu thụ giảm do dịch COVID-19 (2) Các nhà máy sản xuất thực phẩm hạn chế nhậu đường nguyên liệu (2) Cạnh tranh với đường Thái ATIGA và đường lậu.

 BSC thực hiện Stress Test cho các doanh nghiệp Đường với thời gian tiền duy trì HDKD bình quân là 17 tháng và chỉ có 2 doanh nghiệp kém thanh khoản là KTS và SLS (<1 tháng).

 BSC duy trì quan điểm KÉM KHẢ QUAN đối với ngành đường 2020.

Ngành đường toàn cầu đều chịu ảnh hưởng khá tiêu cực bởi tác động của dịch bệnh COVID-19 và thời tiết khô hạn ở một số quốc giá sản xuất đường chính như Thái Lan và Australia. Ấn Độ: Dịch COVID-19 đã làm giảm sản lượng đường tinh chế ở các nhà máy đáng kể, hiện tại chỉ có 457/527 nhà máy hoạt động làm sản lượng đường chỉ đạt 21.6 triệu tấn (-21% YoY). Thái Lan: Sản lượng mía ép đạt 74.5 triệu tấn (- 43% YoY) chủ yếu là do thời tiết hạn hán nhiều nơi ở Thái Lan khiến cho 41/53 nhà máy đường phải ngừng hoạt động. Chính phủ Thái Lan đã tung ra gói hỗ trợ hơn 10 tỉ baht tương đương 7,300 tỉ đồng.

Giá đường thế giới tiếp tục đạt đỉnh 2 năm là 15.24 US cents/lbs sau đó vào 12/2 nhưng quay đầu giảm mạnh về 10.38 US cents/lbs vào 2/4 do nhu cầu giảm mạnh do COVID-19. Chênh lệch giữa giá đường thô và đường trắng tinh luyện đã tăng lên 45% cao hơn 24% so với đầu năm chứng tỏ giá bán đường trắng tinh luyện trên thế giới đã giảm mạnh hơn đáng kể so với giá đường thô sản xuất do dịch COVID-19 làm suy giảm nhu cầu. Tuy nhiên, chúng tôi dự báo giá đường vẫn có cơ hội phục hồi sau khi đợt dịch qua đi vào cuối Quý 2 – đầu Quý 3 2020 khi các nhà máy sản xuất thực phẩm sẽ quay trở lại mua đường và nhu cầu của người dân sẽ quay trở lại.

Nguồn: Isosugar

Tình hình tiêu thụ đường ở Việt Nam cũng bị ảnh hưởng rõ nét từ dịch bệnh COVID-19. Các nhà máy sản xuất công nghiệp thực phẩm có dùng đường làm nguyên liệu đầu vào cũng hạn chế nhập khẩu đường khi sản phẩm đầu ra khó tiêu thụ. Giá bán buôn trên thị trường đang giảm nhẹ so với đầu năm và tiêu thụ

10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 6/2019 7/2019 8/2019 9/2019 10/2019 11/2019 12/2019 1/2020 2/2020 3/2020

94

vẫn chậm trên toàn quốc. Chúng tôi lưu ý 2 điểm khó khăn của ngành đường Việt Nam (1) Đường nhập khẩu chính thức từ Thái Lan (theo ATIGA) cạnh tranh đường nội địa với giá bán là 12.300-12.400 đồng/kg thấp hơn giá bình quân trên thị trường là 12.600-13.500 đồng/kg; (2) Tình trạnh đường nhập lậu tại khu vực ĐBSCL từ Campuchia vẫn tiếp diễn sẽ gây ra 2 hệ lụy là phá giá đường nội địa và khả năng lây lan dịch COVID-19.

Nguồn: BSC Research

BSC thực hiện Stress Test đối với các doanh nghiệp trong ngành Đường với đánh giá bình quân ngành đang không thật sự mạnh về tài chính để duy trì HĐKD và chi trả lãi vay. Tỉ lệ Nợ trên VCSH của ngành bình quân là 67% tuy nhiên nhiều doanh nghiệp có tỉ lệ vay gần 1:1 và đồng thời tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản lại đang thấp hơn các khoản nợ ngắn hạn, cụ thể tỉ lệ thanh toán nhanh bình quân ngành chỉ đạt 0.28x. Hiện tại, lượng tiền và tương đương tiền đang bằng với chi phí lãi vay nên nếu tiếp tục vay ngắn hạn để duy trì hoạt động trong bối cảnh tiêu thụ đường đang giảm sẽ khiến cho doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu tiền để duy trì HĐKD. Thời gian tiền duy trì HĐKD của ngành bình quân là 17 tháng và chỉ có 2 doanh nghiệp là SLS và KTS có thời gian dưới 1 tháng.

2.79 1.03 1.00 0.84 0.31 0.22 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 QNS Ngành Đường LSS SBT KTS SLS

Tiền/ Chi phí lãi vay 2019 (x)

1.13 0.28 0.18 0.05 0.02 0.02 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 QNS Ngành Đường SBT LSS SLS KTS

Tỉ số thanh toán nhanh 2019 (x)

60 17 13 11 1 1 0 10 20 30 40 50 60 70 QNS Ngành Đường LSS SBT SLS KTS

Thời gian tiền mặt duy trì HĐKD (Tháng)

1.03 1.00 0.76 0.67 0.30 0.26 0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 SBT SLS KTS Ngành Đường LSS QNS Nợ ròng/ VCSH 2019 (x)

95

QUAN ĐIỂM ĐẦU TƯ – KÉM KHẢ QUAN

BSC duy trì quan điểm đầu tư KÉM KHẢ QUAN đối với ngành đường trong năm 2020. Chúng tôi cho rằng ngành đường đang đứng trước nhiều thử thách hơn là cơ hội trong năm 2020: (1) Dịch bệnh COVID-19 khiến nhu cầu suy giảm; (2) Thời tiết hạn hán khiến sản lượng mía ép giảm; (3) Tính hình cạnh tranh với đường nhập chính ngạch từ Thái Lan theo ATIGA; (4) Đường nhập lậu Thái Lan ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long làm phá giá thị trường. Từ đó, chúng tôi lưu ý nhà đầu tư nên cẩn trọng trong lựa chọn cổ phiếu ngành đường để đầu tư trong giai đoạn sắp tới.

96

Khuyến cáo sử dụng

Bản báo cáo này của Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC), chỉ cung cấp những thông tin chung và phân tích doanh nghiệp. Báo cáo này không được xây dựng để cung cấp theo yêu cầu của bất kỳ tổ chức hay cá nhân riêng lẻ nào hoặc các quyết định mua bán, nắm giữ chứng khoán. Nhà đầu tư chỉ nên sử dụng các thông tin, phân tích, bình luận của Bản báo cáo như là nguồn tham khảo trước khi đưa ra những quyết định đầu tư cho riêng mình. Mọi thông tin, nhận định và dự báo và quan điểm trong báo cáo này được dựa trên những nguồn dữ liệu đáng tin cậy. Tuy nhiên Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC) không đảm bảo rằng các nguồn thông tin này là hoàn toàn chính xác và không chịu bất kỳ một trách nhiệm nào đối với tính chính xác của những thông tin được đề cập đến trong báo cáo này, cũng như không chịu trách nhiệm về những thiệt hại đối với việc sử dụng toàn bộ hay một phần nội dung của bản báo cáo này. Mọi quan điểm cũng như nhận định được đề cập trong báo cáo này dựa trên sự cân nhắc cẩn trọng, công minh và hợp lý nhất trong hiện tại. Tuy nhiên những quan điểm, nhận định này có thể thay đổi mà không cần báo trước. Bản báo cáo này có bản quyền và là tài sản của Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC). Mọi hành vi sao chép, sửa đổi, in ấn mà không có sự đồng ý của BSC đều trái luật. Bất kỳ nội dung nào của tài liệu này cũng không được (i) sao chụp hay nhân bản ở bất kỳ hình thức hay phương thức nào hoặc (ii) được cung cấp nếu không được sự chấp thuận của Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV.

BSC Trụ sở chính

Tầng 10& 11 Tháp BIDV

35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel: +84 4 3935 2722

Fax: +84 4 2220 0669

BSC Chi nhánh Hồ Chí Minh

Tầng 9 Tòa nhà 146 Nguyễn Công Trứ Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Tel: +84 8 3821 8885 Fax: +84 8 3821 8510

Website: http://www.bsc.com.vn

Facebook: www.facebook.com/BIDVSecurities

Một phần của tài liệu BSC Sector Report (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)