Chính sách khuyên khích DNNVV tại Malavsia

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của việt nam trong tiến trình hội nhập (Trang 25 - 32)

N ă m 1989, chính phủ Malaysia đã đưa ra những khuyến khích đặc biệt đối với các DNNVV, như trợ cấp thuế đối với các khoản đầu tư, giảm thuế thu nhập, tăng kinh phí tái đầu tư. Bên cạnh đó, còn đưa ra các kế hoạch phát triển và thiết kế sản phẩm mới, kế hoạch cải thiện chất lượng sản phẩm và nâng cao năng suất lao động.

Để hỗ trợ vốn cho các DNNVV, ngay tỏ năm 1972, chính phủ Malaysia đã thành lập công ty đảm bảo tín dụng ( Credit Guarantee Corporation - CGC). Công ty này giữ vai trò trung gian giữa các doanh nghiệp cỡ nhỏ với các Ngân hàng thương mại. Bằng cách cung cấp các đảm bảo tín dụng cần thiết, CGC đã giúp các doanh nghiệp cỡ nhỏ tiếp cận được với nguồn tín dụng tỏ các ngân hàng với các điều kiện có thể chấp nhận được. Bên cạnh đó, Ngàn hàng Trung ương còn đưa ra quy định về việc cấp tín dụng xuất khấu để khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm chế tạo và nông sản. Ngân hàng Đầu tư thì cung cấp các khoán vay ưu đãi cho các DNNVV của người Bumiputera, các Ngân hàng Nông nghiệp và Công nghiệp thì cung cấp vốn vay trong các lĩnh vực tương ứng nhằm thu húi các DNNVV vào các ngành chế biến nông sản và phát triển các ngành công nghệ cao để phục vụ cho mục đích xuất khẩu. Các ngân hàng này thường cho vay để đầu tư dài hạn, mớ rộng và hiện đại hoa doanh nghiệp, hồ trợ tài chính cho việc phát triển thương mại trên thị trường nội địa cũng như xuất khẩu.

Để nâng cao trình độ công nghệ cho các DNNVV, chính phũ Malaysia đã rất quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực. Sự hỗ trợ của chính phủ được tiến hành theo hai hướng là đào tạo kỹ năng kinh doanh và quản lý và đào tạo kỹ năng kỹ thuật cho người lao động. Tỏ giữa thập kỷ 80, nhiều cơ sớ chuyên đào tạo nghiệp vụ kinh doanh đã được thành lập với các chương trình được kết hợp rất chặt chẽ giữa đào tạo lý thuyết và tham gia thực hành trong các công ty, nhà máy .

Sau khủng hoảng tài chính - tiền tệ 1997, chính phủ Malaysia rất quan tâm đến việc hỗ trợ các DNNVV phục hồi sản xuất kinh doanh, thông qua Chương trình Amanah khatiar Malaysia, Quỹ doanh nghiệp quy m ô nhỏ với tổng trị giá khoảng 100 triệu RM và Quỹ nhóm kinh doanh kinh tế với tổng trị giá 150 triệu R M . Nhờ có hoạt động của các quỹ này, chính phù Malaysia đã giúp được cho 12.000 DNNVV điều chỉnh và mở rộng sản xuất. Ngoài ra, chính phủ còn giành một khoán

Phạm Thị Hương Giang A9 K41C

tiền đáng kể để mua máy móc thiết bị cho các D N N V V ở vùng nông thôn. Trong giai đoạn 2000-2005, Chính phù Malaysia chủ trương cải tạo mõi trường kinh doanh thông thoáng và công bằng hơn giúp các D N N V V trong việc sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn.

3.1.2. Chính sách hỗ trợ DNNVV ở Singapore

Sự quan tâm của chính phủ Singapore đối với việc phát triển các DNNVV được thể hiện ngay tỹ khi được tách ra khỏi Liên bang Malaysia. Bằng việc thành lập Quỹ các dịch vụ công nghiệp nhẹ trực thuộc Uy ban phát triển kinh tế năm 1962 và Ban dịch vụ đầu tư năm 1973, các DNNVV đã có điều kiện mớ rộng và hiện đại hoa sản xuất, đa dạng hoa sản phẩm, nâng cao trình độ công nghệ trên cơ sỡ khuyên khích liên doanh với các nhà sản xuất khác trong nước và với nước ngoài. Việc trự cấp vốn cho các DNNVV ở Singapore thập kỳ 70 được tiến hành thông qua nhiều chương trình khác nhau, như Capital Assistance Scheme nhằm giúp các DNNVV tham gia vào các ngành công nghệ cao, Investment Allowance Scheme nhằm khuyến khích các D N N V V tăng cường đầu tư vào tài sàn cố định thông qua giảm thuê đối với các khoản đầu lư mới, Product Assistance Sheme với mục đích hỗ trợ tối đa 5 0 % chi phí phát triển trực tiếp của một dự án... Chính phù Singapore đã phôi hợp với những công ty đa quốc gia đế thành lập các trung tâm đào tạo nghề, như Tat-govemment Training Center, Rollei - government Training Center, Philips - govemment Training Center, nhằm cung cấp lao động có kỹ thuật cho các DNNVV. Các trung tâm này đã hoạt động khá hiệu quả.

Vào giữa thập kỷ 80, để giúp các DNNVV phục hồi sản xuất sau khùng hoàng, chính phủ Singapore đã thành lập Văn phòng doanh nghiệp nhỏ trực thuộc uỳ ban phát triển kinh tế với ba bộ phận chính là Vụ hỗ trợ chung, Vụ cho vay và trợ cấp và Vụ kê hoạch và hợp tác. Văn phòng này đã phối hợp cùng nhiều cơ quan khác của chính phủ như Uv ban năng suất quốc gia, Quỹ phát triển kỹ năng, Viện tiêu chuẩn và nghiên cứu công nghiệp, Uy ban phát triển thương mại trong việc hỗ trợ ba nhóm doanh nghiệp chính là những DNNVV sản xuất hàng xuất khẩu và có khả năng sẽ xuất khẩu, các DNNVV trong các ngành công nghiệp dịch vụ hồ trợ và các cơ sở kinh doanh truyền thống cần được mở rộng và hiện đại hoa. Để giúp các

D N N V V nâng cao trình độ công nghệ, Vãn phòng đã kết hợp với các trường đại học, Cơ quan viễn thông Singapore, thực hiện các chương trình như Chương trình những sáng kiến trong công nghệ mới (INTECH), Chương trình thuê mua rôbõt nhằm cung cấp các khoản vay ưu đãi cho việc mua sắm các thiêt bị thông tin, Chương trình phát triển kinh doanh nhằm giúp các D N N V V nghiên cồu thị trường nước ngoài và cơ hội để nắm bắt công nghệ mới.

3.1.4 Chính sách hỗ trợ DNNVV ở Thái Lan

Các chính sách hồ trợ các DNNVV ở Thái Lan bao gồm chính sách hồ trợ tài chính, chính sách hỗ trợ kỹ thuật và phát triển kỹ năng, chính sách hỗ trợ quản lý và marketing và chính sách liên quan đến việc phổ biến thông tin.

Chính sách Thái Lan đã thành lập nhiều tổ chồc khác nhau để đáp ồng nhu cầu về tài chính cùa các DNNVV, như Văn phòng tài chính cho các ngành công nghiệp nhỏ (SIFO), Công ty tài chính Công nghiệp Thái Lan (IFCT). Quỹ đảm bảo tín dụng công nghiệp nhò (SICGF) và những quỹ tái chiết khấu trong Ngân hàng Thái Lan. Tuy vậy, vai trò hỗ trợ cùa các tổ chồc này đối với các DNNVV là rất hạn chế, do không có chi nhánh ớ các tính nên khả năng tiếp cận của các DNNVV là rất thấp. Số lượng DNNVV đáp ồng các đòi hỏi trên không phái là nhiều. Tinh hỉnh cùa các quỹ tái chiết khấu của Ngân hàng Thái Lan cũng lươn? tự

Nhiều tổ chồc chính phù và tư nhân ở Thái Lan đã Iham gia vào hoạt động hỗ trợ kỹ thuật và phát triển kỹ năng cho các DNNVV, trong đó Vụ khuyến khích công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp có vai trò chủ đạo. Vụ này quản lý nhiều cơ quan khác nhau và nhiều cơ sờ ớ các tỉnh, có nhiệm vụ đưa ra các chương trình đào tạo, cung cấp dịch vụ, kinh nghiệm quản lý, kiến thúc chung hoặc cho một ngành cụ thế, phố biến thông tin vê công nghệ, nghiên cồu thị trường, quán lý tài chính, tìm kiếm cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp. Thái Lan đã thành lập Viện tiêu chuẩn công nghiệp để cung các thõng tin về lĩnh vực tiêu chuẩn và tiêu chuẩn hoa ớ cắp quốc gia cũng như quốc tế cho các doanh nghiệp.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xuất khấu, chính phủ Thái Lan đã thành lập Vụ khuyến khích xuất khẩu thuộc Bộ Thương mại, có nhiệm vụ tổ chồc các hội chợ ớ Thái Lan và nước ngoài, cấc khoa đào tạo về hoạt động xuất khẩu,

Phạm Thị Hương Giang A9 K41C

thành lập các trung tâm thương mại ở nước ngoài để giúp các nhà xuất khấu tìm kiếm bạn hàng.

Bên cạnh việc tìm kiếm nguồn vốn vay ở trong nước, Thái Lan còn cố gắng thu hút thêm nguồn vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế như ADB, WB... Trong kê hoạch biến Thái Lan thành trung tâm buôn bán đá quý và đổ trang sức, chính phũ nước này cho rằng cần phải phát triển các nhà chế tạo quy m ô vừa và nhủ lên 1000 cơ sở. Để đạt được mục tiêu đó, chính phủ Thái Lan đã xoa bủ thuế V Á T đánh vào nguyên liệu nhập khẩu và thuế thu nhập công ty đối với các công ty trong lĩnh vực trên, đơn giản hoa các thủ tục, quốc tế hoa các thú tục hài quan và các văn bán liên quan đến xuất nhập khẩu, tăng cường hỗ trợ tài chính, đào tạo nguồn nhân lực, tìm kiếm thị trường và tăng cường hoạt động quảng cáo. Đẽ khuyên khích các D N N V V sử dụng công nghệ thông tin, chính phủ Thái Lan đã tăng chi ngân sách cho lĩnh vực này ở mức 10%/nãm. N ă m 2000, Thái Lan đã chi 800 triệu bạt nhằm giúp các DNNVV ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sán xuất và kinh doanh. Mục đích cuối cùng của hoạt động hồ trợ này là giúp các DNNVV nhanh chóng có đủ sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

3.2 Một sôi bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Có thế dề dàng nhận thấy rằng quá trình phát triển của các nén kinh tế ASEAN không thế tách rời khủi sự phát triển của khu vực tư nhân, trong đó các DNNVV đóng vai trò quan trọng. Thế nhưng, trong quá trình phát triển của mình, các DNNVV luôn gặp phải những khó khăn không thế tháo gỡ nổi, nếu không có sự hỗ trợ từ phía các chính phủ. Đ ó là thiếu vốn, trình độ công nghệ thấp, khả năng tiếp cận với nguồn vốn và công nghệ khá hạn chế. Chính phủ các nước ASEAN đã nhận thức rất rõ điểu này và họ đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau nhàm giúp các DNNVV đối mặt với các khó khăn trên. Từ kinh nghiệm cùa các nước, ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Thứ nhất, chúng ta cần khàng định nhận thức và chỉ đạo hoạt động phát triển DNNVV là một nhiệm vụ chiên lược của nền k i n h tê Việt Nam trong điều kiện mở cửa và hội nhập. Đây là một trong những nhân tố cơ bản, tạo cơ sớ thuận lợi cho việc phàn định các yếu tố thời cơ thuận lợi bẽn ngoài cho D N N V V khi hoạch

định và triển khai chiến lược cạnh tranh. Kinh nghiệm cùa các nước cho thấv sự tổn tại và khả năng đóng góp không nhỏ vào D N N V V đối với nền kinh tế, trong hầu hết các quốc gia, cả các nước công nghiệp phát triển bậc nhất như Mỹ, Nhật. Đức. hay nhẳng nước đang phát triển như Thái Lan, Indonesia..., sự năng động và linh hoạt. khả năng chuyển đỏi nhanh của các D N N V V đã làm cho nền kinh tế thèm sinh động. Điều này khẳng định một vấn đề trong xu thế hội nhập và mở cửa, các DNNVV có khả năng hoa nhập, thích ứng nhanh, luôn có kha năng nổi trong nhẳng thăng trầm của nén kinh tế.

Thứ hai, tăng cường hoàn thiện hệ thõng thể chẽ, chính sách khuyến khích, trợ giúp và vai trò quàn lý nhà nước đỏi với DNNVV. Thông thường, sự nhỏ bé về quym ô cũng kéo theo nhiều hạn chế trong việc khai thác các cư hội trong kinh doanh, điều này tất yêu dẫn đến nhẳng đòi hỏi phải có chính sách khuyên khích, trợ giúp và sự đảm bảo về vai trò quản lý cùa nhà nước trong việc hỗ trợ phát triển các DNNVV. Tuy nhiên, việc hỗ trợ của Nhà nước cần phủi được thực hiện một cách thống nhất, thường xuyên, toàn diện và rộng khắp (hông qua các kế hoạch, chương trình cụ thế. Điều này được đúc kết từ bài học của Thái Lan, kết quả hồ trợ của Nhà nước là khá hạn chế vì không có mạng lưới các cơ sỡ trên phạm vi cả nước và các quy định lại rất ngặt nghèo. Thêm vào đó, cần phải thu hút tất cả các tổ chức, cơ quan có liên quan tham gia vào việc hỗ trợ sự phát triển cùa các Bộ, ngành có liên quan...Cần phải xác định rõ nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các khó khăn trên, từ đó đưa ra các giải pháp chính sách phù hợp. Nếu các D N N V V thiếu vốn và không có tài sản thế chấp để vay vốn, thì hợp lý nhất là phải có một tố chức đứng ra báo lãnh cho họ trước các ngân hàng, như trường hợp của CGC Malaysia. Cần phải xây dựng và phát triển mối quan hệ qua lại giẳa các DNNVV và các doanh nghiệp cỡ lớn và các cõng ty nước ngoài để tạo thành một mạng lưới sản xuất có quy m ô quốc gia trong đó các DNNVV là các cơ sở vệ tinh có nhiệm vụ cung cấp các đầu vào cho các doanh nghiệp kia.

Thứ ba, các DNNVV phải không ngừng phát huy nội lực của mình, kiểm soát tốt chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Với việc phát huy nội lực của các DNNVV để xây dựng một chiến lược cạnh tranh cho riêng mình, buộc các doanh nghiệp phải tự nhìn lại xem họ là ai? họ đang làm gì? đang phục vụ ai? điểm mạnh

Phạm Thị Hương Giang A9 K41C

yếu của họ là gì? mục tiêu của họ là gì? và họ gặp phải những khó khăn gì trong việc thực hiện mục tiêu ấy? Trong các lĩnh vực khác nhau, những vướng mắc m à các D N N V V phải đối mặt cũng có nhiều giác độ khác nhau, như trong việc tăng cường xuất khẩu, đầu tu ra nước ngoài, nâng cấp, thay đại cơ cấu ngành hàng, phát triển và mở rộng kinh doanh. DNNVV của các nước công nghiệp phát triển có trình độ công nghệ tiên tiến, thường lo lắng nhiều đến vấn đề bản quyển sớ hữu trí tuệ, nhãn hiệu hàng hoa trong hoạt động xuất khẩu, trong khi DNNVV của các nước đang phát triển thường quan tâm nhiều hơn đến việc thiếu thông tin, định hướng và kinh nghiệm về thương mại và đầu tư ra nước ngoài, ngoài ra còn có vấn để thiếu lao động có đủ trình độ kỹ năng và ít có khả năng tiếp cận các khoản vay làm giảm khả năng đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm của các DNNVV.

Tóm lại, trong bối cảnh kinh tế quốc tế hiện nay. hội nhập kinh tế là con đường khôn ngoan cho sự phát triển và Việt Nam đã sớm nhận thức đầy đủ được ý nghĩa đó. Để đạt được mục tiêu đó, cần phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực cùa các thành phần kinh tế và cùa toàn xã hội, trong đó, vai trò của các DNNVV Việt Nam là rất đáng kể. Tuy nhiên, cạnh tranh ngày càng gay gắt là một thách thức lớn mà mọi doanh nghiệp đều phải đối mặt, để vượt qua thách thức, doanh nghiệp này cần đến sự khoe mạnh về vật chất và tinh thần, trong đó, chiến lược cạnh tranh là một vũ khí sắc bén. Kết hợp giữa những lý thuyết trong việc phát triển chiên lược cạnh tranh cùng với những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiến phát triển DNNVV cùa các quốc gia trẽn thế giới, chúng ta sẽ có thêm sức manh tin tường vào những điểu mà chúng ta lựa chọn. DNNVV Việt Nam hiện nay có đủ những điều kiện cho sự xuất phát và đang tiếp tục tìm kiêm những m ô hình làm ăn năng động, hiẽu quả, góp phần xây dựng hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế bằng chính giá trị của những thương hiệu và những sản phẩm hàng hoa, dịch vụ với dòng chữ về xuất xứ Made in Vietnam.

C H Ư Ơ N G 2

THỰC TRẠNG X Â Y DỰNG CHIẾN Lược CẠNH TRANH CỦA C Á C DOANH NGHIỆP NHỎ V À VỪA CỦA VIỆT NAM

ì. Tổng quan về D N N V V của Việt Nam

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của việt nam trong tiến trình hội nhập (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)