Nhóm các giải pháp chung

Một phần của tài liệu CÁC CHI PHÍ XUẤT KHẨU CHO MỘT LÔ HÀNG ĐƯỜNG BIỂN (Trang 38 - 39)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM CHI PHÍ XUẤT KHẨU ĐƯỜNG BIỂN

3.1.1. Nhóm các giải pháp chung

Ứng dụng công nghệ thông tin

Chính phủ cần ban hành các chính sách ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics, đặc biệt cần tận dụng ưu thế vượt trội của thương mại điện tử cho dịch vụ vận tải, dịch vụ logistics quy mô toàn cầu nhằm tạo thuận lợi trong hoạt động cung ứng dịch vụ; thêm vào đó, có thể ban hành các chính sách triển khai áp dụng thủ tục điện tử tại cảng biển nhằm cải cách hành chính và minh bạch trong dịch vụ công, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp vận tải.

Đầu tư phát triển hạ tầng liên quan

Bộ Công Thương sẽ phải tích cực phối hợp với các bộ, ngành liên quan (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải…) và các địa phương rà soát, triển khai phát triển hạ tầng logistics theo các quy hoạch, kế hoạch, chiến lược liên quan, trong đó chú trọng tới các trung tâm logistics cảng biển; sử dụng nguồn lực hợp lý để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung ưu tiên phát triển các loại hình hạ tầng thương mại có tính lan tỏa, có tác động đáng kể hỗ trợ sản xuất lưu thông.

Đối với vấn đề xây dựng các trung tâm logistics cảng biển, cần xây dựng trung tâm logistics tại các khu vực trọng điểm, ban hành chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư các trung tâm logistics cho các tổ chức, cá nhân trong và nước ngoài có các dự án tại khu kinh tế trọng điểm. Đi đôi với phát triển các trung tâm logistics vùng là xây dựng các ICD khu vực có quy mô lớn, gần cảng biển. Việc phát triển một trung tâm logistics đúng nghĩa cho Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ tập trung được hàng hóa đủ cho việc vận tải hàng hóa xuất khẩu, tận dụng được phương tiện chuyên chở.

Để phân bổ nguồn lực hợp lý, đẩy nhanh tiến độ đầu tư phát triển hạ tầng liên quan, Chính phủ cần xây dựng và triển khai những chính sách mang tính đột phá trong

đổi mới công tác quản lý nhà nước, đổi mới tổ chức, hoạt động và cơ chế, chính sách về đầu tư xây dựng hạ tầng như: hạ tầng giao thông, hạ tầng thương mại, hạ tầng công nghệ thông tin cho phù hợp với thực tiễn đặt ra. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ hướng đến mục tiêu Chiến lược đề ra là lĩnh vực vận tải đường thủy nội địa được định hướng chủ yếu đảm nhận vận tải hàng rời khối lượng lớn (than, xi-măng, phân bón, vật liệu xây dựng…) với chi phí thấp, hàng siêu trường, siêu trọng, vận tải chuyển tiếp phục vụ nông nghiệp và nông thôn; nâng thị phần vận tải hàng hóa.

Việt Nam cần xóa bỏ các hạn chế về hạ tầng để thu hút đầu tư tư nhân vào đội tàu của họ, và khuyến khích các đơn vị cung cấp dịch vụ quốc tế với nhiều công nghệ mới hợp tác với các doanh nghiệp trong nước sẽ cho phép gia tăng cũng như cải thiện tiêu chuẩn đối với các dịch vụ quan trọng này, với chi phí logistics thấp hơn và phát thải ít hơn. Vì vậy, ngành giao thông vận tải nên khuyến khích đầu tư từ khối tư nhân vào hệ thống cảng, còn ngân sách nhà nước tập trung đầu tư vào cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

Thêm vào đó, cần rà soát quy hoạch, xây dựng các trung tâm logistics kết nối hiệu quả với các hệ thống cảng biển, đường giao thông trong nước và khu vực tạo thành những tuyến, luồng vận tải hàng hóa thuận lợi, hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu CÁC CHI PHÍ XUẤT KHẨU CHO MỘT LÔ HÀNG ĐƯỜNG BIỂN (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w