Các công ty đa quốc gia mở rộng đầu tư và hoạt động sản xuất ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Covid19 với sự dịch chuyển các chuỗi cung ứng trên thế giới và Việt Nam (Trang 36 - 38)

Vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong năm 2021 ước tính đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 18,1 tỷ USD, chiếm 58,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngành sản xuất, phân phối điện mặc dù thu hút được số lượng dự án mới, điều chỉnh cũng như góp vốn mua cổ phần không nhiều, song có dự án có quy mô vốn lớn nên đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư trên 5,7 tỷ USD, chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các ngành kinh doanh bất động sản, bán buôn-bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là trên 2,6 tỷ USD và trên 1,4 tỷ USD...

Đại dịch COVID-19 đã và đang làm tái định hình các chuỗi cung ứng toàn cầu, cả về chiến lược quản trị và Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là một điểm đến đầy hứa hẹn cho làn sóng dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc. Việt Nam đã làm được những điều khác biệt, đạt được nhiều thành công trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 và duy trì được những thành tích trên phương diện kinh tế đối ngoại.

Theo Samsung Việt Nam, trong thời gian tới, xu hướng của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng do vị thế của Việt Nam được cải thiện trên trường quốc tế sau cuộc chiến phòng chống dịch Covid-19 thật sự hiệu quả; các hiệp định thương mại tự do được ký kết thành công và đã có hiệu lực thi hành. Từ đó, doanh nghiệp nội địa cũng có nhiều cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng của tập đoàn đa quốc gia.

Một số doanh nghiệp đa quốc gia đã thông báo kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất và đầu tư tại Việt Nam như Google, Microsoft, HP, Dell… Các chuyên gia phân tích của VNDirect nhận định: "Microsoft dự định ra mắt mẫu sản phẩm Surface mới ở Việt Nam, HP và Dell có kế hoạch chuyển giao 30% sản lượng máy tính sang các nước Đông Nam Á, trong đó Việt Nam đang đứng đầu danh sách. Sự dịch chuyển của các doanh nghiệp đa quốc gia lớn vào Việt Nam cũng sẽ thúc đẩy các nhà cung cấp của họ xây dựng nhà máy tại Việt Nam. Từ đó, hoàn thiện chuỗi giá trị tại Việt Nam.” Công ty Foxconn (Đài Loan - Trung Quốc) đã chuyển một số dây chuyền lắp ráp máy tính bảng iPad và máy tính xách tay MacBook từ Trung Quốc sang Việt Nam, theo yêu cầu của Apple (Mỹ). Cụ thể, Foxconn đã xây dựng các dây chuyền lắp ráp

iPad và MacBook tại nhà máy của họ ở tỉnh Bắc Giang và nhà máy này đã bắt đầu hoạt động từ quý I năm 2021. Trước đó, đến hết năm 2020, tập đoàn này đã đầu tư 1,5 tỷ USD vào Việt Nam và sử dụng 53.000 lao động. Năm 2021, Foxconn mở rộng tuyển thêm 10.000 lao động tại Việt Nam và đầu tư thêm 700 triệu USD. Các đối thủ của doanh nghiệp này như Pegatron và Wistron cũng quyết định mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Cụ thể, vào tháng 9.2020, Pegatron đã đầu tư 1 tỷ USD vào cơ sở sản xuất thiết bị điện tử ở Hải Phòng.

Trong năm 2021, dự án đầu tư nước ngoài lớn tại Việt Nam có mở rộng đáng lưu ý nhất là LG (Hàn Quốc) rót thêm 1,4 tỷ USD, nâng tổng vốn đầu tư tại Hải Phòng lên 4,65 tỷ USD, trở thành dự án FDI lớn nhất tại địa phương này.

Việc gia tăng hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam cũng tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp Việt tham gia vào chuỗi cung ứng. Năm 2014, có 4 doanh nghiệp cung ứng cấp 1 cho Samsung Việt Nam, đến nay đã có sự gia tăng mạnh mẽ, dự kiến năm 2021 có 50 doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Covid19 với sự dịch chuyển các chuỗi cung ứng trên thế giới và Việt Nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w