● Doanh nghiệp chuyển đổi tự động hóa một số chức năng nhất định, khuyến khích số hóa và sử dụng các nền tảng trực tuyến
COVID-19 đẩy nhanh xu hướng số hóa. Các công ty cho phép làm việc từ xa, tại nhà để tránh lây bệnh dịch. Trên thực tế, đến năm 2022, có 22,13% doanh nghiệp quay lại kinh doanh tại chỗ hoàn toàn trong khi có đến 77,08% doanh nghiệp cho biết kết hợp kinh doanh online và tại chỗ. Có 85,77% doanh nghiệp có quan tâm tìm hiểu công nghệ giúp gia tăng hiệu suất vận hành để đẩy nhanh tốc độ phục hồi.
Ngoài ra, đẩy mạnh tham gia bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, phát triển kênh online và thanh toán trực tuyến là cách giải quyết vấn đề dịch chuyển chuỗi cung ứng trong đại dịch. Ví dụ, việc người lao động bị phong toả tạo doanh nghiệp phải chuyển đổi tự động hóa một số chức năng nhất định, khuyến khích số hóa và sử dụng các nền tảng trực tuyến. Những biện pháp hạn chế đi lại khuyến khích bán hàng trực tuyến và thúc đẩy thương mại điện tử, cho phép doanh nghiệp đưa hàng hóa và dịch vụ đến với người tiêu dùng mới. Dù trên thực tế, việc tái cấu trúc và chuyển đổi chiến lược này ở các doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn.
● Một số công nghệ được sử dụng để giải quyết việc dịch chuyển chuỗi cung ứng trong đại dịch
Trước hết là công nghệ Blockchain. Dù đã xuất hiện trước đó nhưng công nghệ Blockchain vẫn được quan tâm khi ứng dụng trong việc theo dõi hành trình sản xuất, số lượng hàng mua và bán, quản lý hàng tồn, truy xuất nguồn gốc, …. Khi chuỗi cung ứng đã có sự dịch chuyển, Blockchain giúp doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận nguồn cung mới nhờ việc dễ dàng quản lý đầu vào và đầu ra của hàng hóa. Trên thực tế, tại Việt Nam, Blockchain cũng đang được một số bệnh viện ứng dụng để quản lý hồ sơ bệnh nhân, tạo ra các nền tảng kinh doanh mới trong bối cảnh thói quen mua sắm của người dùng có nhiều thay đổi.
Internet of Things - Internet vạn vật là một công nghệ hứa hẹn mang đến giá trị to lớn cho con người. Trong đại dịch, việc ứng dụng công nghệ này giúp nhà máy vẫn tự tiếp tục hoạt động, nông trại tự vận hàng,... sẽ đảm bảo rằng, dù chuỗi cung ứng có dịch chuyển hay đứt gãy, nguồn cung vẫn được đảm bảo. Song, đây chỉ là tương lai của Internet of Things, nhưng nếu biết cách tận dụng, đây sẽ là một trong công nghệ giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn chuỗi cung ứng của mình.
Công nghệ in 3D nhận được nhiều sự quan tâm hơn, vì có thể rút ngắn chuỗi cung ứng và đẩy nhanh thời gian đưa sản phẩm ra thị trường. Trên thực tế, công nghệ in 3D đã được giới thiệu trong những năm gần đây và nhanh chóng trở thành biểu tượng của cuộc cách mạng công nghệ 5.0 vì sự tiện lợi của nó. Doanh nghiệp có thể tận dụng lợi ích này để giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn cung khi dịch chuyển chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, đây chỉ là phương án tạm thời vì công nghệ in 3D đòi hỏi chi phí đầu tư
cao, cho ra số lượng không nhiều và không thể đáp ứng nguồn cung cho một doanh nghiệp.
Tổng kết
Đại dịch Covid-19 xảy ra kéo theo rất nhiều sự thay đổi từ lối sống cho đến nền kinh tế của toàn thế giới. Chuỗi cung ứng toàn cầu cũng vì thế mà có những sự dịch chuyển, thay đổi cần thiết để phù hợp với hoàn cảnh, diễn biến của dịch bệnh .
Sự lây lan của Covid -19 đã và đang làm gián đoạn sự vận hành chuỗi cung ứng toàn cầu khiến nhà nước, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và chịu ảnh hưởng nghiệm trọng. Song bên cạnh phần lớn những tác động tiêu cực đại dịch cũng đem đến một vài tác động tích cực đến kinh tế và xã hội. Nó giống như một cú huých lớn giúp các nền kinh tế nhìn nhận được các lỗ hổng đặc biệt trong việc vận hành chuỗi cung ứng về sự phụ thuộc nguồn cung , thiếu sót, bất tiện trong vận chuyển, cùng những hạn chế thông tin, liên kết,.... Điều này giúp các doanh nghiệp phải nhìn nhận lại để có những biện pháp giải quyết, khắc phục và hoàn thiện hơn chuỗi cung ứng. Ngoài ra Covid cũng một phần làm thay đổi thói quen, suy nghĩ của người tiêu dùng, từ đó các doanh nghiệp phải đổi mới, ứng dụng và cho ra đời các công nghệ hiện đại hơn, tiêu biểu là ngành thương mại điện tử đã có những bước nhảy vọt trong thời kỳ đại dịch bùng phát.
Sau khi nghiên cứu về tác động tiêu cực và tác động tích cực của đại dịch Covid đối với sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu và Việt Nam, nhóm chúng em đã đưa ra một vài dự báo về xu hướng dịch chuyển của chuỗi cung ứng của toàn cầu và Việt Nam trong thời gian tới. Xu hướng dịch chuyển này phần nào sẽ tạo cơ hội cho một số quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Vì thế, Việt Nam cần phải đón được xu thế dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu để có thể nắm bắt được cơ hội phát triển những ngành hàng cần thiết, từ đó tạo động lực để phát triển quy mô sản xuất cũng như tận dụng cơ hội để phát triển nền kinh tế quốc gia.