Các doanh nghiệp tăng cường liên kết, đảm bảo chuỗi cung ứng trong nướ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Covid19 với sự dịch chuyển các chuỗi cung ứng trên thế giới và Việt Nam (Trang 39 - 41)

Một chuỗi cung ứng sản xuất sẽ gồm nhiều liên kết khác nhau. Điều chỉnh chuỗi cung ứng đảm bảo nguồn cung ứng đầu vào với mạng lưới nhà cung cấp đủ điều kiện, nguồn cung ứng đầu ra với thị trường tiêu thụ hoặc xuất khẩu thuận lợi nhất và một cơ sở hạ tầng sản xuất tốt là thách thức của nhiều nhà đầu tư hiện nay. Thực hiện Kết luận số 77-KL/ TW, ngày 5/6/2020, của Bộ Chính trị “Về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước” với những định hướng, các giải pháp cấp bách cần thực hiện ngay cũng như các giải pháp thực

hiện trong dài hạn, Bộ Công Thương đã tích cực làm việc với các địa phương để định hướng tốt hơn cho các ngành công nghiệp địa phương, từ đó thúc đẩy liên kết nội vùng, liên vùng và quốc tế, tạo cơ sở phát triển mô hình tổ chức lãnh thổ, tổ chức sản xuất, kinh doanh mới; hình thành các cụm ngành, chuỗi giá trị sản xuất và cung ứng liên thông; tạo không gian phát triển mới, chuỗi cung ứng mới.

Trong tháng 2/2020, Bộ Công thương đã chỉ đạo các đơn vị liên quan làm việc với các Hiệp hội dệt may, da giày, cơ khí, điện tử, hóa chất... để nắm bắt thông tin về khả năng cung ứng nguyên vật liệu trong nước, nhu cầu nhập khẩu, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đề xuất các giải pháp tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế, đồng thời nghiên cứu đề xuất các biện pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong nước, đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, tránh phụ thuộc nguồn cung nguyên liệu vào một thị trường. Bộ Công Thương đã chính thức khai trương hệ thống cơ sở dữ liệu ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ, là dấu mốc quan trọng nhằm giải quyết nhu cầu hình thành mạng lưới kết nối doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B - Business-to-Business) trong và ngoài nước, giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư tìm kiếm thông tin nhanh chóng, chính xác, đáp ứng nhu cầu kết nối đầu tư, tăng cường cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để dần đưa sản phẩm tham gia vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu. Việc kết nối các doanh nghiệp trong những nhóm ngành chế biến, chế tạo sẽ là nền tảng giúp doanh nghiệp tìm kiếm nguồn cung ứng trong nước cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp hợp tác xây dựng mạng lưới chuỗi cung ứng công nghiệp hỗ trợ chặt chẽ, đáp ứng nhu cầu sản xuất, giảm thiểu rủi ro.

2.3 Cơ hội và thách thức từ xu hướng dịch chuyển đầu tư và chuỗi cung ứng đốivới Việt Nam. với Việt Nam.

a. Cơ hội

Những xu hướng dịch chuyển đầu tư và chuỗi cung ứng đem lại nhiều cơ hội Việt Nam:

● Với việc thu hút các tập đoàn lớn, tập đoàn công nghệ có nhu cầu dịch chuyển sản xuất và chuỗi cung ứng, Việt Nam có cơ hội thúc đẩy đổi mới mô hình tăng

trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

● Đón đầu xu hướng dịch chuyển đầu tư chuỗi cung ứng giúp các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào nhiều chuỗi cung ứng mới, tiếp cận chuỗi cung ứng toàn cầu, nâng cao vị thế của quốc gia trên bản đồ logistics thế giới.

● Những xu hướng này cũng mang lại cơ hội tốt cho Việt Nam để mở rộng quy mô thị trường.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Covid19 với sự dịch chuyển các chuỗi cung ứng trên thế giới và Việt Nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w