Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả chăm sóc vết mổ cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn ở bệnh nhân dùng thuốc chống đông với gạc aquacel và duoderm (Trang 29 - 31)

1.2.1 Các nghiên cứu về chăm sóc vết mổ cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn ở người bệnh chống đông trên thế giới

Tác giả Jazayeri và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu so sánh chăm sóc bệnh nhân sau cấy MTNVV bằng gạc Aquacel với Silverlon trên 147 bệnh nhân. Kết quả cho thấy ở nhóm sử dụng gạc Aquacel có tỉ lệ tụ máu ổ máy là 2,9%, tỉ lệ xuất hiện các phản ứng dị ứng như đỏ da là 5,3%, ban sẩn là 3,5% và mụn nước là 7,0% [19]. Cho tới nay chưa có nghiên cứu về sử dụng gạc Aquacel ở bệnh nhân cấy MTNVV có dùng thuốc chống đông.

Jurczak F và cộng sự đã thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên với gạc Aquacel với công nghệ Hydrofiber so với gạc povidone- iodine trong điều trị vết thương phẫu thuật hở và chấn thương cho thấy rằng bên cạnh việc dùng thuốc để quản lý đau thì gạc Aquacel đã được chứng minh có hiệu quả tốt hơn đáng kể trong việc quản lý đau so với người bệnh dùng gạc tẩm povidone-iodine, là loại gạc được sử dụng trong chăm sóc thường quy. Ở các người bệnh được theo dõi cho tới ngày thứ 7, hầu hết người bệnh có lượng dịch rỉ ở mức vừa (84,6%), còn lại là dịch nhỏ (15,4%). Tất cả người bệnh đều có dịch rỉ là huyết thanh lẫn ít tế bào máu và không có mùi. Hiệu quả của gạc Aquacel trong quản lý dịch rỉ tốt hơn so với gạc thông thường cũng đã được ghi nhận trong nghiên cứu của tác giả Jurcak F và cộng sự [18].

Nghiên cứu Jazayeri M-A và cộng sự trong thực hiện nghiên cứu năm 2017 so sánh gạc Aquacel với công nghệ gạc tráng bạc truyền thống đề ngăn ngừa nhiễm trùng thiết bị điện tử cấy ghép vào tim cho thấy khi theo dõi tới ngày thứ 7, tất cả người bệnh đều có tình trạng liền thương ít nhất 90%, không có trường hợp nào có bung chỉ miệng túi. Điều này cho thấy vết mổ có khả năng liền tốt. Chỉ có 2 người bệnh có tụ máu mức độ vừa (3,8%). Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của tác giả Jazayeri và cộng sự [19].

1.2.2 Các nghiên cứu về chăm sóc vết mổ cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn ở người bệnh chống đông tại Việt Nam

Tại Việt Nam cho tới nay mới chỉ có tác giả Nguyễn Thị Thuý Cải thực hiện nghiên cứu về hiệu quả của gạc Aquacel trong chăm sóc vết mổ cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn [7]. Nghiên cứu này ghi nhận tỉ lệ xuất hiện dị ứng, ngứa với gạc truyền thống là 38,2% mức độ vừa; 5,9% mức độ nhiều – dữ dội, tỷ lệ này khi dùng gạc Aquacel lần lượt là 6,1% và 0%. Đặc biệt trong 2 ngày đầu gạc Aquacel có tỷ lệ gây đỏ da là 15,2%, ngứa là 0%, tỷ lệ của gạc truyền thống tương ứng là 41,2% và 17,6%. Ngoài ra, tác giả còn ghi nhận gạc Aquacel có hiệu quả hơn hẳn trong việc giảm đau cho người bệnh, vận động thoải mái, và mức độ hài lòng tốt hơn so với gạc truyền thống. Tuy nhiên, Aquacel lại không cho thấy hiệu quả rõ ràng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng và hỗ trợ lành vết thương so với gạc truyền thống.

Đối với nhóm người bệnh có dùng chống đông hiện chưa có nghiên cứu về chăm sóc vết mổ cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn ở đối tượng này.

Chương 2

MÔ TẢ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả chăm sóc vết mổ cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn ở bệnh nhân dùng thuốc chống đông với gạc aquacel và duoderm (Trang 29 - 31)