Một số thuận lợi, khó khăn tồn tại trong công tác chăm sóc vết mổ cấy máy

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả chăm sóc vết mổ cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn ở bệnh nhân dùng thuốc chống đông với gạc aquacel và duoderm (Trang 48 - 50)

máy tạo nhịp vĩnh viễn ở người bệnh sử dụng thuốc chống đông với gạc Aquacel và DuoDerm

3.3.1 Thuận lợi

Trong quá trình thực hành chăm sóc vết mổ cấy MTNVV ở người bệnh sử dụng thuốc chống đông với gạc Aquacel và DuoDerm chúng tôi nhận thấy những thuận lợi trong quá trình theo dõi chăm sóc người bệnh như dễ sử dụng khi băng cho người bệnh. Nhờ đặc tính hút dịch tốt và khóa lỏng mà gạc Aquacel có khả năng giữ tới 7 ngày không cần thay băng. Khi sử dụng cùng với DuoDerm với khả năng chống nước giúp tránh được xâm nhập của nước hay các yếu tố nhiễm khuẩn từ môi trường bên ngoài. Khi sử dụng cả gạc Aquacel và băng DuoDerm có thể không cần thay thay băng cho tới ngày thứ 7, mà trong thời gian đó vẫn có thể quan sát được tình trạng của vùng xung quanh vết mổ mà không cần phải bóc ra, đặc biệt là trên nền người bệnh dùng chống đông cần phải băng ép 24-48 ngày

đầu, hoàn toàn có thể quan sát được tình trạng tụ máu, một tình trạng rất dễ xảy ra trên những người bệnh này. Hơn nữa, việc không phải thay băng cách ngày giúp người bệnh đỡ đau và những căng thẳng khi thay băng nhiều lần.

Với việc dùng Aquacel và DuoDerm, việc băng ep thêm bên ngoài chỉ cần cục băng cuốn ép thêm bên ngoài vị trí vết mổ. So với việc dùng nhiều lớp gạc băng như thông thường thì người bệnh đỡ đổ mồ hôi ở vị trí băng ép hơn, giảm nguy cơ nhiễm trùng và dị ứng tại chỗ. Ngoài ra, với những người bệnh có xuất hiện dị ứng tổn thương da do băng dính 3M thì vị trí dán băng nằm xa so với vị trí vết mổ nên không ảnh hưởng tới quá trình chăm sóc.

Hiện nay phương pháp thay băng truyền thống đối với người bệnh cấy máy TNVV dùng thuốc chống đông phải thay cách ngày, khi muốn kiểm tra xung quanh vị trí vết mổ phải tháo băng. Quá trình tháo ra nhiều lần dẫn đến các nguy cơ nhiễm trùng, khó lành thương. Nhưng đối với việc dùng băng gạc aquacel và duoderm, có thể không cần thay băng cho tới ngày thứ 7 sau khi mổ, chỉ cần thay băng khi dịch tràn ra hết mép trắng của gạc hoặc có biểu hiện nhiễm trùng. Quan sát được xung quanh vết mổ mà không cần tháo băng. Chống nước, tránh sự xâm nhập của nước hay các yếu tố nhiễm khuẩn từ môi trường bên ngoài.

Đối với người bệnh, trong quá trình chăm sóc vết mổ bằng gạc Aquacel và DuoDerm, người bệnh thấy thoải mái hơn trong sinh hoạt hay vận động. Nhờ có lớp DuoDerm chống nước, khi người bệnh vệ sinh cá nhân cũng ít ảnh hưởng tới vị trí băng vết mổ.

3.3.2 Một số khó khăn và tồn tại

Hiện nay, do điều kiện thiếu các công cụ chuyên dụng như hệ thống hút mini (Mini Vac Set), bọt cầm máu Stypro hay áo ép áp lực sau mổ, việc cần phải sử dụng băng ép ngoài trong 24-48 giờ đầu để giảm nguy cơ chảy máu có sử dụng băng dính 3M vẫn gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Nhất là với những người bệnh có dị ứng và tổn thương da với băng dính 3M. Ngoài ra, việc sử dụng gạc Aquacel và DuoDerm là người bệnh hoàn toàn phải chi phí. Dù là có thể chỉ cần dùng 1 bộ cho thời gian 7 ngày nhưng bởi giá thành còn tương đối cao so với

băng gạc thông thường sẽ là một vấn đề mà người bệnh sẽ cân nhắc khi nghe tư vấn để sử dụng.

Vết mổ có tụ máu và sưng nề ổ máy tạo nhịp, máy phá rung là biến chứng thường gặp trên những người bệnh đang dùng thuốc chống đông, chống ngưng tập tiểu cầu.

Phần lớn các trường hợp cần đặt máy tạo nhịp, máy tái đồng bộ cơ tim hoặc máy phá rung khi có sử dụng thuốc chống đông, thuốc chống ngưng tập tiểu cầu đều là một thách thức, tiềm ẩn những nguy cơ, rủi ro trong và sau thủ thuật cho người bệnh

Viện tim mạch quốc gia Việt Nam – Bệnh viện Bạch Mai hiện là tuyến cuối điều trị những người bệnh tim mạch chính vì vậy ngoài số lượng người bệnh đông, liên tục có những trường hợp phức tạp, có nhiều khó khăn trong điều trị.

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả chăm sóc vết mổ cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn ở bệnh nhân dùng thuốc chống đông với gạc aquacel và duoderm (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)