Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN NGHIÊN cứu các yếu tố tác ĐỘNG đến QUYẾT ĐỊNH MUA SMARTPHONE của KHÁCH HÀNG tại BÌNH ĐỊNH (Trang 29 - 33)

Mô hình nghiên cứu của Lê Nhân Mỹ và Lê Thị Mỹ Ngân ( 2019 )

Lê Nhân Mỹ và Lê Thị Mỹ Ngân (2019) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua smartphone của người tiêu dùng tại thành phố Đà Nẵng. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 170 khách hàng mua sắm trực tiếp trong phạm

vi Thành phố Đà Nẵng chủ yếu là các cá nhân đang học tập và sinh sống tại đây bằng phương pháp lấy mẫu phi xác suất thuận tiện. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương

pháp phân tích hồi quy, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và kiểm định tương quan Pearson. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm smartphone của người tiêu dùng đó là chất lượng cảm nhận, lòng trung thành thương hiệu, giá cả, truyền miệng hình thức tiếp thị thông qua các chương trình khuyến mãi theo mức tác động mạnh nhất. Bài nghiên cứu đã đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua sắm của khách hàng đối với smartphone, góp phần cung cấp căn cứ khoa học đối với các yếu tố tác động đến hành vi của người tiêu dùng.

Chất lượng Thương hiệu Giá cả Hình thức tiếp thị Truyền miệng QUYẾT ĐỊNH MUA SMARTPHONE

Hình 2.15. Mô hình nghiên cứu của Lê Nhân Mỹ và Lê Thị Mỹ Ngân ( 2019 )

Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Văn Quẫn và Lê Nguyễn Đoan Khôi (2020)

Nguyễn Văn Quẫn và Lê Nguyễn Đoan Khôi (2020) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua smartphone của người tiêu dùng ở quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ mẫu với 140 quan sát từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2019 với đối tượng chủ yếu là sinh viên, cán bộ công nhân viên chức và người kinh doanh tại các cửa hàng bán lẻ trực tiếp ở quận Ninh Kiều tỉnh Cần Thơ. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phương pháp phân tích hồi quy đa biến. Bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng 4 nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định mua smartphone là

giá cả, tính năng sử dụng, sự thuận tiện và thương hiệu. Với 23 biến quan sát 8 nhân tố chính là điểm mới của bài nghiên cứu vì đã nghiên cứu trên nhiều biến sẽ mang lại cái nhìn tổng quát, chính xác hơn. Và sự đề xuất một số hàm ý quản trị cũng là một điểm mới trong bài nghiên cứu này.

Tính năng sản phẩm Ảnh hưởng xã hội Sự thuận tiện Giá cả Cảm nhận và hậu mãi QUYẾT ĐỊNH MUA SMARTPHONE Thương hiệu

Hình 2.16. Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Văn Quẫn và Lê Nguyễn Đoan Khôi (2020)

Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Duy Phương và Đoàn Lê Thùy Dương (2018)

Nguyễn Ngọc Duy Phương và Đoàn Lê Thùy Dương (2018) nghiên cứu về ứng dụng mô hình chấp nhận công nghệ (TAM – Technology Acceptance Model) đo lường hành vi mua điện thoại thông minh tại thành phố Thủ Dầu Một. Nghiên cứu được thực hiện thông qua bảng khảo sát bằng cách thu thập mẫu trực tiếp với cỡ quan sát 300 tại các địa điểm cửa hàng bán lẻ gồm Thế Giới Di Động, FPT, Viettel, Viễn Thông A và một số cửa hàng nhỏ lẻ trên thành phố Thủ Dầu Một. Bài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy bội. Kết quả đã xác định 6 yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua smartphone của người

tiêu dùng tại đây, sắp xếp theo thứ tự giảm dần: cảm nhận sự hữu dụng, ảnh hưởng xã hội, chất lượng, cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận giá của sản phẩm và thái độ người mua. Nghiên cứu đã củng cố thêm lý thuyết mô hình TAM, lý thuyết Kotler và những nghiên cứu trước đây; đóng góp, bổ sung về hành vi mua sắm của người tiêu dùng trong các loại hình kinh doanh nói chung.

Cảm nhận sự hữu dụng Cảm nhận dễ sử dụng Ảnh hưỡng xã hội QUYẾT ĐỊNH MUA SMARTPHONE Cảm nhận về giá Cảm nhận về chất lượng Thái độ của người mua

Hình 2.17. Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Duy Phương và Đoàn Lê Thùy Dương (2018)

Mô hình nghiên cứu của Nguyen và cộng sự (2020)

Theo Nguyen và cộng sự (2020) nghiên cứu về sự ảnh hưởng của phong cách sống, hình ảnh thương hiệu và các tính cách tới quyết định mua điện thoại thông minh của người tiêu dùng tại TP.HCM. Nghiên cứu được thực hiện bởi 250 người ở TP. Hồ Chí Minh ở độ tuổi từ 18 trở lên thông qua hình thức phỏng vấn chính thức, trong đó có 238 câu trả lời hợp lệ. Phương pháp nghiên cứu là phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố bao gồm hình ảnh thương hiệu, phong cách sống và các tính cách được nêu trong nghiên cứu này, chẳng hạn như: sự hướng ngoại, sự cởi mở, chủ nghĩa thần kinh, sự tận tâm và sự đồng ý đều tác động đến quyết định mua smartphone của người tiêu dùng. Hạn chế của nghiên cứu này là chỉ xem xét một số yếu tố chính trong quá trình quyết định mua của khách hàng: tính cách cá nhân, hình ảnh thương hiệu, phong cách sống, quyết định mua

hàng; tuy nhiên, có thể còn nhiều yếu tố khác xuất hiện trong hành vi của người tiêu dùng. Thương hiệu Tính cách Phong cách sống QUYẾT ĐỊNH MUA SMARTPHONE Sự tận tâm

Hình 2.18. Mô hình nghiên cứu của Nguyen và cộng sự (2020)

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN NGHIÊN cứu các yếu tố tác ĐỘNG đến QUYẾT ĐỊNH MUA SMARTPHONE của KHÁCH HÀNG tại BÌNH ĐỊNH (Trang 29 - 33)