4.1. Khái niệm
Trong quy trình xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng, nhà quản lý cần chú trọng đến việc đào tạo và khích lệ nhân viên. Đây được xem là chìa khóa giúp nâng cao năng lực chuyên môn cũng như kỹ năng nghiệp vụ, từ đó nâng cao hiệu suất bán hàng. Training được dịch sang tiếng Việt với nghĩa là sự đào tạo nhân sự. Nói các khác, training chỉ những khóa đào tạo ngắn hạn cho một hoặc nhiều nhân viên mới để họ am hiểu về một lĩnh vực hay nhiệm vụ của công việc đặc thù nào đó.
Các hình thức đào tạo: họp nội bộ định kỳ, đào tạo qua công việc, kèm cặp.
Giám sát là một hoạt động thường xuyên và định kỳ với mục đích thu thập thông tin về đối tượng giám sát. Giám sát có thể định nghĩa là một chức năng được thực một cách liên tục nhằm cung cấp cho cấp quản lý và các bên có liên quan các dấu hiệu về tác động thành công hoặc không thành công ban đầu của các hoạt động, dự án, chương trình đang triển khai.
4.2. Xây dựng nền tảng
Nắm chắc 2 bước tạo đòn bẩy năng lực:
● Bước 1: Xác định động lực và cách phát triển động lực
● Bước 2: Nắm vững lý thuyết “điểm tương tác” - Mọi tiếp chạm đều là tương tác:
Mọi hành động: chào hỏi, cười nói, ăn trưa,… đều là những tương tác với nhân viên. Hãy tăng cường tác động tích cực đến nhân viên. - Điểm tiếp chạm tác động đến hiệu suất:
+ Tác động tích cực: dễ làm việc, gia tăng hiệu suất. + Tác động tiêu cực: khó làm việc, giảm hiệu suất. - Điểm tương tác tỷ lệ thuận với doanh thu
+ Tương tác tốt giúp dễ gia tăng hiệu quả & doanh thu + Hiểu rõ tâm lý từng nhân viên.
+ Xây dựng hình ảnh cá nhân tích cực (trong & ngoài công việc).
4.3. Thiết lập kế hoạch
● Quy trình bán hàng:
Đây là quy chuẩn bán hàng sẽ được áp dụng cho tất cả các nhân viên bán hàng đồng thời là 7 kỹ năng trọng yếu trong bán hàng.
● Kế hoạch đào tạo đội bán hàng