Một số triệu chứng lâm sàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tổn thương và kết quả can thiệp đặt stent chỗ chia nhánh động mạch vành thủ phạm ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp (Trang 113 - 114)

Tần số tim là một trong những yếu tố tiên lượng bệnh nặng và tử vong trong ACS, đặc biệt là trong NMCT cấp. Ngoại trừ những trường hợp bị blốc nhĩ thất độ cao, nhịp tim nhanh > 100 chu kỳ/phút là một yếu tố dự báo tiên xấu ở BN NMCT cấp. Peter Damman và cộng sự nghiên cứu ở 3609 BN NMCT cấp, nhận thấy tần số tim > 100 chu kỳ/phút có liên quan đến các biến cố tim mạch và tử vong trong vòng 30 ngày sau NMCT [110]. Tác giả Nguyễn Quốc Thái nghiên cứu trên 216 BN NMCT cấp được can thiệp đặt stent ĐMV, kết quả cho thấy tần số tim trung bình ở nhóm được can thiệp bằng stent phủ thuốc là 82,28  12,41 và ở nhóm được can thiệp bằng stent kim loại thường là 83,10

 15,42 [111]. Tác giả Bùi Long nghiên cứu trên 227 BN ACS được can thiệp đặt stent ĐMV, ghi nhận tần số tim trung bình là 76,85  12,62 chu kỳ/phút [99]. Tác giả Nguyễn Quang Toàn nghiên cứu ở 579 BN NMCT cấp được can thiệp ĐMV qua da, nhận thấy tần số tim trung bình là 80,15  17,59 [103]. Kết quả này cũng tương tự như trong nghiên cứu của chúng tôi với tần số tim trung

bình là 80  12 trong đó tần số tim trung bình ở Nhóm 1 cao hơn ở Nhóm 2, nguyên nhân là ở Nhóm 1 có tỷ lệ BN NMCT cao hơn Nhóm 2. Đồng thời trong nghiên cứu của chúng tôi đã loại trừ những BN NMCT có sốc tim, nên tỷ lệ BN có tần số tim > 100 chu kỳ/phút ở nghiên cứu của chúng tôi là 3,5% và cũng không có sự khác biệt giữa 2 nhóm trong nghiên cứu.

Tình trạng suy tim trên lâm sàng là một trong những yếu tố tiên lượng quan trọng ở những BN ACS, nhất là NMCT cấp. Thử nghiệm NRMI-2 ( the Second National Registry of Myocardial Infarction) nghiên cứu trên 190.518 BN NMCT cấp, ghi nhận những BN có phân độ suy tim theo Killip II trở lên có tỷ lệ tử vong cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không suy tim [112]. Ở nghiên cứu của chúng tôi, do đã loại trừ những BN có sốc tim, nên đa số gặp những BN huyết động ổn định và không có triệu chứng ran ẩm ở phổi, còn bệnh nhân có triệu chứng ran ẩm ở phổi chiếm tỷ lệ 5,7% trong đó không có sự khác biệt về tình trạng suy tim trên lâm sàng giữa 2 nhóm trong nghiên cứu của chúng tôi (p > 0,05).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tổn thương và kết quả can thiệp đặt stent chỗ chia nhánh động mạch vành thủ phạm ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp (Trang 113 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)