Bối cảnh kinh tế xã hôi Việt Nam giai đoạn trước năm 1986

Một phần của tài liệu Chính sách tiền lương đối với công chức cấp xã ở Việt Nam (Trang 79 - 80)

6. Kết cấu của luận án

3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hôi Việt Nam giai đoạn trước năm 1986

Nhìn tổng thể bối cảnh kinh tế - xã hội giai đoạn trước năm 1986 cho thấy, đây là giai đoạn nước ta đang trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Trong thời gian này, nhiều nghị quyết của Đảng đã được đưa ra để tháo gỡ như nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 5 (3/1982); nghị quyết hội nghị TW lần thứ nhất (9/1982) lần thứ 3 (12/1982, thứ 4 (6/1983) thứ 5 (12/1983). Trong lĩnh vực tiền lương, điển hình là nghị quyết của Hội nghị TW 8 (6/1985) đã quyết định một cuộc cải cách lớn về giá – lương – tiền với nội dung chủ yếu là: tính đủ chi phí hợp lý vào sản xuất; thực hiện cơ chế một giá; đảm bảo tiền lương thực tế cho người làm công ăn lương; xác lập quyền tự chủ về tài chính của các cơ sở kinh tế. Trong giai đoạn này, tiền lương bị chi phối chủ yếu bởi yếu tố chiến tranh và cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp. Do chi ngân sách tăng vọt song thu ngân sách lại tăng rất ít vì giá vật tư lại không tăng bao nhiêu so với thị trường, do đó chính phủ phải cho in tiền với khối lượng lớn hơn rất nhiều so với kế hoạch. Điều ấy dẫn đến một hệ lụy nguy hiểm là lạm phát bùng nổ và leo thang nhanh chóng tạo ra một vòng xoáy về giá, lương, tiền theo hướng bất lợi đe dọa nhấn chìm nền kinh tế: tiền phát hành nhiều song vẫn không đủ (chỉ số giá bán lẻ năm 1986 tăng 587,2% so với 1985), lương của người lao động nói chung hầu như không có (tiền lương thực tế chỉ còn khoảng 30% so với 1985), vật tư hàng hóa không có, sản xuất nông nghiệp sa sút, đầu tư cho cho công nghiệp giảm thấp.

Với sự ra đời của Nghị định 235/ HĐBT ngày 18/9/1985 của Hội đồng bộ trưởng (nay là chính phủ) về cải tiến chế độ tiền lương của công nhân viên chức và các lực lượng vũ trang đã đánh dấu một sự thay đổi lớn về chính sách tiền lương nói chung (tất cả các cấp). Tuy nhiên, cải cách tiền lương đợt này chủ yếu hướng tới đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện trở lên và lực lượng vũ trang. Đối với cán bộ, công chức cấp xã, do khó khăn về tài chính, trong giai đoạn này đội ngũ cán bộ công chức cấp xã chỉ được hưởng mức sinh hoạt phí hàng tháng nên đời sống của cán bộ, công chức cấp xã gặp rất nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Chính sách tiền lương đối với công chức cấp xã ở Việt Nam (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w