Thực hiện chế độ khen thưởng đối với những thành tích xuất sắc của công

Một phần của tài liệu Chính sách tiền lương đối với công chức cấp xã ở Việt Nam (Trang 149 - 151)

6. Kết cấu của luận án

4.2.5. Thực hiện chế độ khen thưởng đối với những thành tích xuất sắc của công

chức cấp xã qua đó kích thích tạo động lực cho công chức cấp xã

3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp

Khen thưởng, động viên kịp thời là một trong những yếu tố tác động mạnh đến động lực làm việc của công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng. Do đó, ngoài các chế độ tiền lương và phụ cấp, Nhà nước cũng cần nghiên cứu để có chính sách thưởng đối với những thành tích xuất sắc của công chức cấp xã nhằm kích thích, tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã.

3.2.5.2. Nội dung của giải pháp

Hiện nay công tác đánh giá, bình xét thi đua của công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng thực hiện thông qua bình xét hình thức và mang tính chủ quan, thiếu tiêu chuẩn và quy trình đánh giá khách quan. Kết quả đánh giá công chức phụ thuộc nhiều vào cảm tính của các cá nhân và nhất là thái độ của lãnh đạo đơn vị. Việc bình bầu các danh hiệu thi đua không chính xác. Nhiều người làm việc tích cực, có nhiều đóng góp có chất lượng thì không được khen thưởng, trong khi nhiều người khác làm việc ít lại được khen thưởng các danh hiệu như lao động giỏi, chiến sĩ thi đua. Trong các cơ quan, các danh hiệu thi đua, khen thưởng hầu như là cuộc chơi độc quyền của cán bộ lãnh đạo, quản lý. Các chuyên viên và nhân viên hầu như đứng ngoài cuộc. Thời điểm khen thưởng chưa kịp thời. Phần lớn các địa phương tiến hành

xem xét, đánh giá thi đua và tổ chức thực hiện khen thưởng mỗi năm một lần vào cuối năm. Rất ít địa phương thực hiện xem xét, đánh giá mức độ hoàn thành công việc hàng tháng, hàng quý hoặc sau khi kết thúc công việc để tổ chức khen thưởng động viên công chức kịp thời. Mặt khác, phần thưởng dành cho các danh hiệu thi đua chỉ mang tính tượng trưng. Trong khi ở khu vực doanh nghiệp tiền thưởng có thể lớn hơn nhiều lần tiền lương thì trong khu vực hành chính nhà nước, đặc biệt ở các xã, tiền thưởng quá thấp so với mức lương cơ bản cũng như mức sống. Giá trị của tiền thưởng chưa tương xứng với kết quả và thành tích công tác của công chức nên chưa thực sự động viên khuyến khích công chức hăng say, nỗ lực làm việc.

Thực tế này dẫn tới hệ quả là công chức bị mất động lực phấn đấu, thậm chí mất động lực làm việc do cảm thấy bị đối xử bất công. Do đó, chính sách khen thưởng đối với công chức cấp xã trong thời gian tới cần điều chỉnh theo hướng:

- Một là, việc tổ chức khen thưởng đối với công chức cấp xã cần thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, cuối năm hoặc sau khi kết thúc một công việc, nhiệm vụ quan trọng dựa trên kết quả đánh giá thực hiện công việc trong từng thời kỳ tương ứng. Để công tác khen thưởng được thực hiện công bằng, khách quan, phát huy tác dụng tốt, cần xây dựng quy chế khen thưởng cụ thể, rõ ràng. Quy định quy trình, thủ tục, hình thức khen thưởng phù hợp với đặc điểm từng đơn vị, từng địa phương.

- Hai là, Các quyết định khen thưởng của công chức cần được cân nhắc trên nhiều mặt. Song căn cứ quan trọng và chủ yếu nhất đó là kết quả, hiệu quả thực hiện công việc của công chức dựa trên kết quả đánh giá định kỳ.

- Ba là, để công tác khen thưởng phát huy tác dụng tốt, góp phần động viên, khuyến khích công chức cấp xã nỗ lực, hăng say làm việc, cần cân nhắc lựa chọn hình thức, lựa chọn giá trị phần thưởng phù hợp với từng đối tượng công chức theo mức độ thành tích đạt được.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

Để chính sách khen thưởng được công bằng, khách quan qua đó kích thích, tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã thì cần có hoàn thiện các điều kiện sau:

- Xây dựng các tiêu chuẩn khách quan và chi tiết nhằm đánh giá kết quả thực hiện công việc của từng vị trí việc làm. Mục đích là để dễ đánh giá và tránh cào bằng trong đánh giá.

- Chuẩn hóa phương pháp và quy trình đánh giá thực hiện công việc đối với công chức. Đảm bảo việc đánh giá thực hiện công việc được tiến hành thông qua nhiều kênh thông tin. Trong đó, ưu tiên kết quả đánh giá của người dân với tư cách là khách hàng của nền công vụ. Cách đánh giá là mỗi khi người dân đến thực hiện một thủ tục hành chính thì được phát một phiếu đánh giá. Sau khi đánh giá, người dân cho phiếu vào trong thùng phiếu. Lãnh đạo đơn vị có trách nhiệm thành lập một tổ công tác thường xuyên thu thập và thống kê phiếu.

- Về mức khen thưởng, các đơn vị hành chính cấp xã sẽ trích lập quỹ khen thưởng đủ lớn để thưởng cho những cá nhân có thành tích xuất sắc trong kỳ. Mức tiền thưởng phải đủ lớn để tạo được động lực phấn đấu cho các cá nhân. Quỹ khen thưởng được trích lập từ nguồn tiết kiệm kinh phí quản lý hành chính của đơn vị.

Một phần của tài liệu Chính sách tiền lương đối với công chức cấp xã ở Việt Nam (Trang 149 - 151)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w