6. Kết cấu của luận án
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản* Khái niệm công chức * Khái niệm công chức
Công chức là một khái niệm chung được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới để chỉ những công dân được tuyển dụng vào làm việc thường xuyên trong cơ quan nhà nước, do ngân sách nhà nước trả lương.
Khái niệm công chức mang tính lịch sử, bản chất của nó phụ thuộc vào tính chất đặc thù về lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa của mỗi quốc gia cũng như từng giai đoạn lịch sử cụ thể của chính mỗi nước. Do đó, trong thực tế rất khó có một khái niệm chung về công chức cho tất cả các quốc gia, thậm chí ngay trong một quốc gia, ở từng thời kỳ phát triển khác nhau, thuật ngữ này cũng mang những nội dung khác nhau. Có nước chỉ giới hạn công chức trong phạm vi những người tham gia các hoạt động quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương hay chỉ có ở các cơ quan nhà nước trung ương. Một số quốc gia có quan niệm rộng hơn, coi công chức không chỉ bao gồm những người trực tiếp thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước mà còn bao gồm cả những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức dịch vụ công.
Đối với mỗi quốc gia, cách nhìn nhận, đánh giá về đội ngũ công chức phản ánh sự đánh giá của người dân đối với Chính phủ và Nhà nước nói chung. Ở các nước, đội ngũ công chức được thừa nhận có địa vị cao trong xã hội, tức là vai trò của chính phủ cũng được nhìn nhận một cách tích cực. Vì vậy, hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước trong thực tế phụ thuộc nhiều vào phẩm chất, trình độ, năng lực của đội ngũ công chức nhà nước. Do đó, việc xây dựng một đội ngũ công chức chuyên nghiệp, hiện đại đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước thông suốt, hiệu lực, hiệu quả là vấn đề hệ trọng của bất kỳ quốc gia nào.
- Ở Trung Quốc: Khái niệm công chức nhà nước được dùng để chỉ những người làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước ở các cấp Trung ương và địa phương, từ nhân viên làm phục vụ, tạp vụ.
- Công chức nước Pháp: Công chức là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào làm việc trong các công sở của các cơ quan hành chính công quyền và các tổ chức dịch vụ công do nhà nước tổ chức ở Trung ương và địa phương.
-Công chức ở Cộng hòa Liên bang Đức: Khái niệm công chức cũng rất rộng, bao gồm toàn bộ nhân viên làm việc trong các cơ quan, tổ chức văn hóa, nghệ thuật, giáo dục và nghiên cứu khoa học quốc gia, nhân viên công tác trong các doanh nghiệp công ích do nhà nước quản lý, các nhân viên, quan chức làm việc trong các cơ quan Chính phủ.
-Công chức nước Anh: Ở Anh mặc dù không có định nghĩa rõ ràng pháp lý về công chức, song công chức Anh có thể được coi là "các nô bộc của nhà vua - Nữ hoàng, không phải những người giữ chức vụ chính trị hoặc tư pháp, là những viên chức dân sự được hưởng lương trực tiếp từ ngân sách được nghị viện thông qua".
-Công chức nước Mỹ: Khái niệm công chức bao gồm tất cả những người làm việc trong ngành hành chính của Chính phủ, kể cả những người được bổ nhiệm về chính trị như: Bộ trưởng, Thứ trưởng, trợ lý bộ trưởng, người đứng đầu các cơ quan Chính phủ. Các Thượng nghị sĩ, Hạ nghị sĩ trong ngành lập pháp và những viên chức làm thuê cho Quốc hội thì không thuộc phạm vi công chức. Tuy nhiên, luật công chức không điều chỉnh các chức vụ bổ nhiệm về chính trị.
-Công chức Nhật Bản: Khái niệm công chức bao gồm cả công chức nhà nước và công chức địa phương. Công chức nhà nước gồm những người giữ các chức vụ trong bộ máy của Chính phủ trung ương, ngành Tư pháp, Quốc hội, Quân đội, nhà trường và bệnh viện quốc lập, xí nghiệp và các đơn vị sự nghiệp công, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.Công chức địa phương hưởng lương từ ngân sách địa phương (nước Nhật thực hiện tự trị địa phương từ năm 1947).
Ở Việt Nam, cho đến nay, sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung, khái niệm công chức được đưa ra theo Pháp lệnh cán bộ - công chức được sửa đổi bổ sung năm 2003 đã phân định rõ hơn các đối tượng cán bộ, công chức bao gồm: Cán bộ, công chức hành chính; cán bộ, viên chức sự nghiệp, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và công chức dự bị. Do đó Nghị định 117/2003/NĐ-CP đã quy định "công chức là người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm
việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã hoặc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, hay Công an nhân dân mà không phải là Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước".
Tóm lại, không có một khái niệm chung về công chức cho tất cả các nước. Song, nội hàm cơ bản của khái niệm công chức đều được các quốc gia đề cập, đó là:
Công chức là những người được tuyển dụng và bổ nhiệm làm một công việc thường xuyên trong một công sở của nhà nước và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
* Khái niệm công chức cấp xã
- Pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung năm 2003 và Nghị định số 114/2003/NĐ-CP đã quy định đội ngũ cán bộ - công chức nước ta có thêm bộ phận cán bộ, công chức cấp xã.
Trong đó, công chức cấp xã được quy định là những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã gọi chung là công chức cấp xã.
Các chức danh ngày gồm: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng quân sự; Văn phòng - Thống kê; Địa chính - Xây dựng; Tài chính - Kế toán; Tư pháp - Hộ tịch; Văn hóa - Xã hội (gồm 7 chức danh).
Căn cứ vào Luật cán bộ - công chức năm 2008, Luật dân quân tự vệ (năm 2009) và pháp lệnh Công an xã (năm 2008), chính phủ đã quy định chi tiết về tiêu chuẩn, tuyển dụng; điều động; tiếp nhận, trình tự thủ tục đánh giá; quản lý công chức xã… làm cơ sở cho việc xây dựng chế độ công chức liên thông từ cấp xã, đây là một chủ trương của Đảng, Nhà nước ta khi đặt chính quyền cấp xã là chính quyền cơ sở của hệ thống chính quyền địa phương 2 cấp sắp tới ở nước ta.