Phân tích một số đối thủ cạnh tranh của của Công ty TNHH BOYD

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập123 (Trang 33 - 37)

BOYD Việt Nam

Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản phẩm và phân phối với một bên là tiêu dùng. Và nó bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu doanh nghiệp cần thỏa mãn, xác định mặt hàng kinh doanh và tổ chức cung ứng hàng hóa để cuối cùng là việc thực hiện các nghiệp vụ bán hàng nhằm đạt mục đích cao nhất. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với Công ty giúp Công ty nhanh thu hồi vốn và có lợi nhuận để tái kinh doanh, mở rộng thị trường kinh doanh; kết quả và hiệu quả của tiêu thụ sản phẩm tạo áp lực để công ty thỏa mãn nhu cầu của khách hàng ngày càng tốt hơn; và tiêu thụ sản phẩm định hướng cho doanh nghiệp xây dựng kế hoạch phát triển kinh doanh phù hợp với những biến động của thị trường. Và trong 3 năm gần đây, tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty có chút khởi sắc nhưng lại bắt gặp đại dịch Covid 19 toàn cầu khiến cho lượng tiêu thị không ổn định.

2.1.4. Phân tích một số đối thủ cạnh tranh của của Công ty TNHH BOYDViệt Nam Việt Nam

Đối thủ cạnh tranh là yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến doanh nghiệp. Đây là nhân tố tạo áp lực thường xuyên và trực tiếp cạnh tranh với doanh nghiệp để dành lấy vị thế cạnh tranh. Có thể thấy đối thủ cạnh tranh càng yếu thì khả năng cạnh tranh của công ty càng cao, doanh nghiệp có cơ hội để tăng thị phần, giá bán, kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Ngược lại, khi các đối thủ cạnh tranh hiện tại mạnh thì sự cạnh tranh về giá cả là đáng kể, mà trong đó khách hàng là người hưởng lợi.

Sự cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành thường là về giá cả, về sản phẩm, phân phối, khuyến mãi,... Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào mối tương tác giữa

các yếu tố như số lượng doanh nghiệp tham gia cạnh tranh, mức độ tăng trưởng của ngành, cơ cấu chi phí cố định và mức độ da dạng hóa sản phẩm.

Vì vậy, chúng làm cho việc cạnh tranh trở nên gay gắt. Doanh nghiệp cần phải xác định rằng cạnh tranh là một quá trình không ổn định, nó thay đổi theo sự thay đổi của thị trường. Như vậy, chính các đối thủ cạnh tranh hiện tại là lực lượng cạnh tranh quan trong nhất mà doanh nghiệp phải đương đầu. Mỗi doanh nghiệp cần phải nắm rõ từng đối thủ canh tranh của mình để nắm bắt và hiểu các biện pháp phản ứng và hành động của họ. Từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược cạnh tranh hợp lý để phát triển công ty.

Trong những năm gần đây công ty TNHH BOYD Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh từ nhiều đối thủ điển hình như: công ty TNHH JunTech Vina, công ty TNHH Shin Sung Vina,…

Bảng 2.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh của Công ty TNHH BOYD Việt Nam

Đối thủ cạnh tranh Công ty TNHH JunTech Vina

Công ty TNHH Shin Sung Vina

Địa chỉ hoạt động Lô 4 khu công nghiệp Tân Hồng-Hoàn Sơn (TX Cty Quân Sơn), Phường Tân Hồng, Thành phố Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam

Lô B1, khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng, Xã Song Khê, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang, Việt Nam Điểm mạnh về thị trường Công ty TNHH JunTech Vina với công nghệ tiên tiến, hiện đại, chuyên môn hóa cao, họ tập trung vào các sản phẩm bảo vệ linh kiện điện tử, các tấm dán màn hình điện thoại bằng băng Film nhựa.

Với gần 10 năm thành lập và trưởng thành, với nhiều kinh nghiệm sản xuất thì Công ty TNHH Shin Sung Vina có lượng khách hàng cố định và thân quen. Bên cạnh đó danh mục sản phẩm của công ty này cũng rất đa dạng.

Điểm yếu về thị trường

Công ty mới thành lập được 6 năm nên còn chưa có lượng khách hàng cố định, chưa được biết đến nhiều.

Công nghệ đã có phần thụt lùi so với các doanh nghiệp thành lập sau. Sản xuất nhiều sản phẩm nên không có sự chuyên môn hóa. Phân phối Phân phối đến các nhà máy

sản xuất đồ điện tử.

Phân phối đến các nhà máy sản xuất đồ điện tử.

Xúc tiến bán hàng Công ty sử dụng nhiều phương thức quảng cáo khác nhau nhằm tiếp cận đến khách hàng dễ nhất. Ngoài ra có nhiều chương trình nhằm thu hút khách hàng như khuyến mãi cho lần đặt hàng sau.

Công ty chú trọng vào quảng cáo hình ảnh là một công ty có kinh nghiệm nhiều năm sản xuất nhằm thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ.

Điểm mạnh - điểm yếu của công ty TNHH BOYD Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh

- Điểm mạnh:

+ Là công ty con có trụ sở tại Hoa Kỳ và nhiều chi nhánh trên toàn thế giới như Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, BOYD Việt Nam tuy mới được thành lập 8 năm nhưng có các nhân viên dày dặn kinh nghiệm không thua kém gì các công ty đã thành lập từ sớm hơn.

+ Nguồn vốn đầu tư dồi dào nên luôn tìm kiếm, cập nhật công nghệ mới nhất để nâng cao chất lượng sản xuất với dàn máy móc hiện đại, chuyên môn hóa cao.

Hình 2.1. Máy Reflow Oven

+ Với lịch sử công ty mẹ ở Hoa Kỳ lên đến 85 năm, BOYD Việt Nam luôn được các khách hàng là các hãng sản xuất điện tử lớn như LG, Foxconn, Samsung, Nokia, Bose,… ưu ái. Với tệp khách hàng tiềm năng như vậy, BOYD Việt Nam luôn duy trì được chuỗi sản xuất, không để đứt đoạn vì luôn có đơn đặt hàng liên tục

+ Có đội ngũ chăm sóc khách hàng tận tình, trang web đầy đủ, sẵn sàng giúp đỡ khi khách hàng cần, bảo hành uy tín.

- Điểm yếu:

+ Hoạt động marketing của công ty còn chưa thực sự được chú trọng, ít các chương trình quảng cáo, tiếp cận các khách hàng mới.

+ Trong thời đại công nghệ 4.0, các sản phẩm từ công nghệ càng ngày càng hiện đại, đa dạng thì đó là một cơ hội cũng như là một áp lực lớn đối với BOYD Việt Nam. Với nhu cầu ngày càng tăng cao thì các đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều với công nghệ ngày càng hiện đại và mới mẻ. Bên cạnh đó, yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng sẽ khắt khe hơn rất nhiều.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập123 (Trang 33 - 37)