2.2.1. Mục tiêu sản xuất của Công ty TNHH BOYD Việt Nam
Trong năm 2022, Công ty phải tập trung trí tuệ và sức lực đẩy lùi khó khăn dịch bệnh, nắm bắt thời cơ, đổi mới nhận thức, chấn chỉnh tổ chức, khai thác tối đa các nguồn vốn, mạnh dạn đầu tư thiết bị, con người, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh; xây dựng Công ty trở thành một doanh nghiệp phát triển mạnh toàn diện
Để đạt được mục tiêu sản xuất là đảm bảo thu về lợi nhuận tối đa nhưng vẫn thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, công ty TNHH BOYD Việt Nam đã đặt ra những mục tiêu riêng để tạo nền tảng cho tình hình sản xuất của công ty. Cụ thể:
Xây dựng những mối quan hệ cung ứng nguyên vật liệu nhằm đảm bảo được nguồn nguyên vật liệu đáp ứng đầy đủ kịp thời cho quy trình sản xuất. Từ đó có thể đảm bảo được thời gian cũng như chất lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng.
Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động về tiếp thị nhằm quảng bá thương hiệu và các sản phẩm của Công ty trên thị trường. Thực hiện tốt chính sách chất lượng đối với khách hàng để duy trì và phát triển thương hiệu, thị phần. Phát huy mọi nguồn lực, đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, phân phối liên tỉnh để sản phẩm được tiếp cận nhiều khách hàng hơn.
Tạo nên những dây chuyền sản xuất khoa học, chuyên nghiệp. Xây dựng nhà máy đảm bảo các điều kiện cơ sở hạ tầng, cấp nước, xử lý nước thải, đảm bảo các yêu cầu về môi trường và có môi trường đào tạo lao động phù hợp.
Nhằm đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, công ty không ngừng nâng cao tay nghề của lao động. Định kì những khoá học nâng cao tay nghề cho người lao động, mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý, đội ngũ kinh doanh,…
Hình 2.5. Mô hình sắp xếp nhà xưởng của BOYD Việt Nam
2.2.2. Tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty TNHH BOYD Việt Nam
Công ty TNHH BOYD Việt Nam là một công ty chuyên gia công và sản xuất linh kiện cũng như thiết bị thành phần của các thiết bị điện tử. Vì vậy, các mặt hàng sản xuất của công ty rất đa dạng và phong phú. Mỗi loại sản phẩm sẽ có
quy trình công nghệ sản xuất được thực hiện bởi mỗi phân xưởng trong xưởng sản xuất.
Hình 2.6.Công nhân vận hành sản xuất tại nhà máy BOYD
Quy trình chi tiết sản xuất 1 bộ tản nhiệt (bao gồm 15 bước)
Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu
Đế nhôm (Base Al): 1 chiếc
Ống tản nhiệt (Heat pipe): 6 chiếc Đế đồng (Base Cu): 1 chiếc
Tấm chắn bằng nhôm (Bracket): 2 chiếc Tầng tản nhiệt 1 (Finstack 1): 2 chiếc Tầng tản nhiệt 2 (Finstack 2): 1 chiếc Kem hàn (Solder paste)
Bước 2: Bơm kem hàn vào đế nhôm (Base Al)
Đặt đến nhôm (Base Al) vào vị trí khuôn cố định, dùng máy bơm kem hàn bơm kem hàn trực tiếp vào vị trí các rãnh trong lòng đế nhôm.
Đặt/ lắp 6 ống tản nhiệt vào ví trí rãnh trong lòng để nhôm đã phủ keo. Đưa cụm đế và ống tản nhiệt này vào máy dập thủy lực để ghép và cố định ống tản nhiệt vào đế nhôm chắc chắn.
Bước 4: Bơm kem hàn lên tầng tản nhiệt 1 (Finstack 1)
Đặt tầng tản nhiệt vào khuôn cố định, dùng máy bơm kem để đưa kem hàn vào 3 vị trí (lỗ) bên cạnh của tầng tản nhiệt rồi đưa kem hàn vào bên trong tầng tản nhiệt như quy định.
Bước 5: Bơm kem hàn vào tầng tản nhiệt 2 (Finstack 2)
Đặt tầng tản nhiệt 2 vào khuôn cố định, dùng máy bom kem hàn ơm kem hàn vào rãnh trên tầng tản nhiệt 2 như quy định.
Bước 6: Quyết kem hàn lên tầng tản nhiệt 2 (Finstack 2)
Đặt tầng tản nhiệt 2 vào khuôn cố định, dùng dao quyết kem hàn chuyên dụng quyết kem hàn lên các vị trí tầng tản nhiệt 2 tương ứng với vị trí ống tản nhiệt được gắn vào.
Bước 7: Quyết kem hàn lên đế đồng (Base Cu) và Bracket
Đặt đế đồng và Tấm chắn bằng nhôm vào khuôn, dùng dao quyết kem hàn chuyên dụng quyết kem hàn lên vị trí quy định của đế đồng và Tấm chắn bằng nhôm.
Bước 8: Lắp tần tản nhiệt 1(Finstack1) và tầng tản nhiệt 2 (Finstack2) với cụm ống tản nhiệt và kệ nhôm ở bước 3
Đặt cụm ống tản nhiệt và đế nhôm vào khuôn, đặt 2 chiếc tầng tản nhiệt 1 vào khuôn theo quy định, dùng tay ghép 2 bộ phận này vào mới nhau trên khuôn, sau đó lắp tầng tản nhiệt 2 (1 chiếc) vào cụn này trên khuôn tiếp theo, sau khi đã điều chỉnh và cố định được cụm thiết bị này tháo cụm này khỏi khuôn.
Bước 9: Lắp đế đồng (Base Cu) và 2 tấm chắn bàng nhôm (Bracket) vào cụm bán thành phẩm đã tháo khỏi khuôn ỏ bước 8
Cụm bán thành phẩm ở bước 8 đã được tháo khỏi khuôn, lăp đế đồng vào vị trí ốp với đế nhôm quy định như thiết kế, lắp 2 tấm chắn bằng nhôm lên 2 cạnh bên của tầng tản nhiệt 1, vị trí như quy định của thiết kế.
Bước 10: Lắp dáp bộ tản nhiệt bị ở bước 9 vào khuôn
Đặt bộ tản nhiệt vào khuôn và nắn sản phẩm vào đúng các vị trí của khuôn, dùng máy bắt vít để vít cố định 4 vị trí của sản phẩm với khuôn.
Bước 11: Chuyển bộ tản nhiệt lắp giáp qua lò hàn nhiệt
Đưa bộ tản nhiệt đã lắp ghép ở bước 10 đi qua lò nhiệt trong khoảng 10 phút thì lấy ra.
Bước 12: Tháo và vệ sinh khuôn
Bộ tản nhiệt đã được lấy ra từ lo nung ở bước 11, sau một thời gian để nguội, dùng máy bắt vít để thao cụm thiết bị ra khỏi khuôn, vệ sinh qua sản phẩm và khuôn.
Bước 13: Vệ sinh, kiêm tra, dán tem lên sản phẩm
Bộ tản nhiệt được vệ sinh lau chùi, kiểm tra và dán tem nhãn như quy định.
Bước 14: Kiểm tra hiệu suất nhiệt của bộ tản nhiệt
Bộ tản nhiệt tiết tục được kiểm tra hiệu suất nhiệt trên máy để lựa chọn được thành phẩm tốt.
Bước 15: Đóng gói và lưu kho
Thành phẩm tốt sẽ được chuyển vào bộ phận đóng gói và lưu kho, thành phẩm chưa đặt được kiểm tra và đánh giá lại hoặc cho ra kho phế phẩm.
(Nguồn: Phòng sản xuất)
2.3. Tình hình nhân sự của Công ty TNHH BOYD Việt Nam2.3.1. Mục tiêu nhân sự của Công ty TNHH BOYD Việt Nam 2.3.1. Mục tiêu nhân sự của Công ty TNHH BOYD Việt Nam
Đối với Công ty thì lực lượng lao động luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu. Nếu Công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên với trình độ tay nghề cao thì hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi. Để đạt được mục tiêu trên đã đặt ra các mục tiêu về cá nhân, tổ chức và xã hội như:
Công ty chú trọng đến việc bồi dưỡng, quan tâm thăm hỏi các cán bộ công nhân viên đó là vấn đề cốt lõi giúp họ có thêm nhiều động lực làm việc giúp công ty tăng lợi nhuận. Công ty đặt mục tiêu đảo bảo đủ việc làm cho cán bộ công nhân viên, phấn đấu mức thu nhập bình quân hàng tháng từ 10.000.000 – 13.000.000 đồng/người/tháng.
Công ty đặt ra mục tiêu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý để hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao hơn với lộ trình phù hợp, không gây nhiều xáo trộn trong sản xuất kinh doanh.
Nâng cao trình độ quản lý chuyên nghiệp hơn và đào tạo nâng cao tay nghề của người lao động hơn, không ngừng học hỏi, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Không ngừng đầu tư toàn diện để xây dựng đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân đảm bảo chất lượng, cơ cấu hợp lý, có tính chuyên nghiệp cao; bao gồm những người có năng lực lãnh đạo quản lý giỏi, chuyên môn, tay nghề vững vàng, có tinh thần làm việc đầy trách nhiệm, có tư duy đổi mới, biết làm việc nhóm, có phẩm chất đạo đức phù hợp chuẩn mực xã hội.
Đảm bảo chính sách hợp lý để thu hút người tài giỏi phục vụ Công ty. Tạo điều kiện về môi trường làm việc thuận lợi để họ phát huy sáng tạo, có thu nhập ổn định và có cơ hội thăng tiến.
2.3.2. Cơ cấu lao động của Công ty TNHH BOYD Việt Nam
Bảng 2.1.Cơ cấu lao động của công ty BOYD Việt Nam
Năm Chỉ tiêu 2020 2021 Chênh lệch Theo trình độ Lao động phổ thông Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học 23 29 74 14 2 20 27 86 17 2 (-3) (-2) +12 +3 +0 Theo giới tính Nam Nữ 82 60 85 87 +3 +7 Theo tính chất công việc
Trực triếp Gián tiếp 96 46 98 54 +2 +8 Theo thâm niên
0-5 năm 5-10 năm Trên 10 năm 92 38 12 98 40 14 +6 +2 +2 Theo bộ phận – Quản lý – Phòng kinh doanh – Phòng kế toán – Phòng hành chính – nhân sự – Phòng quản lý sản xuất + Phân xưởng + Phòng kỹ thuật 4 14 9 11 104 96 8 4 17 8 10 113 98 15 0 +3 (-1) (-1) +9 +2 +7 Tổng cộng 142 152 +10 (Nguồn: Phòng Nhân sự)
2.3.3. Công tác đãi ngộ nhân lực tại Công ty TNHH BOYD Việt Nam
Đãi ngộ nhân sự là quá trình chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người
lao động để người lao động có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và qua đó góp
Đãi ngộ nhân lực là một phần rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến năng lực làm việc của công nhân. Đây là quá trình chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân để họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và qua đó góp phần hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp. Vì vậy, công tác đãi ngộ nhân sự là điều kiện đủ để giữ chân nhân viên của doanh nghiệp. Trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có rất nhiều nhân tài, nhưng làm thế nào để họ có thể gắn bó lâu dài được với công ty, thì điều này còn phải phụ thuộc vào nhu cầu và động cơ thúc đẩy cá nhân họ, để người lao động có thể phát huy năng lực và tiềm năng, sự gắn bó của mình với công ty thì việc đãi ngộ kể cả vật chất và tinh thần là cách giải quyết tốt nhất để khai thác cá nhân và góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của doanh nghiệp.
Hình 2.8. Nhà máy BOYD Việt Nam
Công tác đãi ngộ nhân lực được thể hiện dưới 2 hình thức cơ bản là: đãi ngộ tài chính và đãi ngộ phi tài chính.
– Đãi ngộ bằng công cụ tài chính (lương cứng, lương thưởng, trợ cấp, phụ cấp,…)
– Đãi ngộ bằng công cụ phi tài chính (công việc, môi trường làm việc, đào tạo phát triển…..)
2.3.3.1. Đãi ngộ bằng công cụ tài chính của Công ty
Đãi ngộ tài chính trong doanh nghiệp là hình thức đãi ngộ thực hiện bằng các công cụ tài chính, bao gồm nhiều loại khác nhau:tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp,
phúc lợi, trợ cấp, cổ phần…
Đãi ngộ tài chính thực chất là quá trình chăm lo cuộc sống vật chất của người lao động thông qua các công cụ là tiền bạc. Thông qua đãi ngộ tài chính, doanh nghiệp khuyến khích người lao động làm việc say mê, nhiệt tình, sáng tạo và quan
trọng hơn, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
* Tiền lương
Trong cuộc sống, mọi người lao động vì nhiều mục đích khác nhau: ăn uống, sinh hoạt, mua sắm,….hoặc cũng có thể đi làm để quen nhiều bạn bè, cống hiến trí tuệ của mình cho xã hội. Nhưng bất kỳ ai cũng muốn có thể nhận được một khoản tiền lương xứng đáng với công sức mình đã bỏ ra.
Tiền lương là khoản tiền trả cho người lao động một cách cố định và thường xuyên theo tháng. Nó giúp bù đắp lại sức lao động cho người lao động, tiền lương càng cao, người lao động càng tích cực làm việc hiệu quả hơn. Tại công ty TNHH BOYD Việt Nam đang áp dụng hình thức trả lương theo sản lượng đối với nhân viên sản xuất. Đặc biệt, đối với nhân viên văn phòng của công ty, công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian.
– Hệ số lương:
+ Đối với khối văn phòng:
Bảng 2.1. Hệ số lương theo trình độ của khối văn phòng
Trình độ Hệ số lương
Đại học 3,15
Cao đẳng 2,8
Trung cấp 2,5
Lao động phổ thông 2,25
Lương thực lĩnh = ((Lương cơ bản * hệ số lương)/26)* số ngày công + trợ cấp + phụ cấp +…..
+ Đối với nhân viên sản xuất:
Bảng 2.2. Hệ số lương theo bậc của khối sản xuất
Bậc Hệ số lương
A 2
B 1,75
C 1,5
D 1,25
Lương thực lĩnh = Số lượng sản phẩm hoàn thành * Đơn giá 1 sản phẩm * Hệ số lương theo bậc + phụ cấp, trợ cấp – các khoản đóng góp
* Tiền thưởng
Tiền thưởng là khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động do họ có thành tích và mức đóng góp vượt lên mức độ mà công ty quy định, tiền thưởng và tiền lương cùng cấu thành thu nhập hàng tháng cho người lao động. Vì vậy, tiền thưởng cũng giúp người lao động thoải mái làm việc, thỏa mãn được các nhu cầu về vật chất và tinh thần cho họ.
Để khuyến khích nhân viên làm việc, công ty TNHH BOYD Việt Nam đã áp dụng biện pháp tiền thưởng cho tất cả các công nhân, không chỉ công nhân trực tiếp sản xuất, mà ngay cả nhân viên làm việc văn phòng cũng có thể được hưởng. Điều kiện để nhận được tiền thưởng bao gồm: doanh thu chung cả công ty tăng, làm việc đạt đủ KPI hàng tháng (đối với nhân viên văn phòng), hay cũng có thể tiền thưởng chuyên cần do nhân viên hàng tháng đi đủ ngày, đi đúng giờ. Với mỗi lần được thưởng, nhân viên sẽ được 200.000 đồng/nhân viên.
Công ty áp dụng chế độ làm việc 8 tiếng/ngày, sáng từ 7h30 đến 12 giờ nghỉ trưa ăn cơm, chiều từ 13h đến 17h, và làm tăng ca thêm 1 tiếng đồng hồ đến
18h. Nếu công nhân nào trong tháng nghỉ quá 4 tiếng bao gồm cả tăng ca từ 17h đến 18h sẽ không nhận được tiền thưởng chuyên cần.
Phụ cấp
Phụ cấp là khoản tiền được trả thêm cho người lao động do họ có trách nhiệm với công việc hoặc do làm việc trong điều kiện không được đảm bảo. Phụ cấp được xem như sự công bằng về đãi ngộ thực tế. Có nhiều loại phụ cấp như: phụ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực,….
Hiện nay, công ty TNHH BOYD Việt Nam đang áp dụng một số loại phụ cấp nhằm bổ sung vào tiền lương cơ bản, nhằm bù đắp cho người lao động trong các trường hợp họ làm việc trong điều kiện không bình thường, không thuận lợi nhưng lại chưa được tính vào khoản tiền lương cơ bản. Một số phụ cấp công ty đang áp dụng:
+ Phụ cấp chức vụ: là phụ cấp giúp các cán bộ có thể hoàn thành nhiệm vụ mà mình đang nắm giữ
+ Trưởng phòng, quản lý: 500.000 đồng/người/tháng + Phó phòng: 300.000 đồng/người/tháng
+ Phụ cấp trách nhiệm: là khoản phụ cấp dành cho những người có chức vụ nhất định trong công ty: quản đốc phân xưởng, tổ trưởng xưởng… Đây là những người có trách nhiệm quản lý người lao động, đôn đốc, nhắc nhở họ làm việc.
+ Quản đốc xưởng: 500.000 đồng/người/tháng
+ Tổ trưởng xưởng, chuyền: 200.000 đồng/người/tháng Phúc lợi
Nhận thấy trong cuộc sống này ai cũng gặp các rủi ro. Các rủi ro này có thể có tác động xấu, ảnh hưởng đến bản thân họ và gia đình họ. Vì thế, hiện nay hầu hết các công ty đều nhận thấy tầm quan trọng của việc cung cấp các loại bảo hiểm cho công nhân và các chương trình liên quan khác về sức khoẻ, sự an toàn
và các lợi ích khác cho người lao động. Các chương trình đó chính là phúc lợi cho người lao động.
Khi người lao động gặp phải những rủi ro không đáng có, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sức làm việc của họ….thì chính những phúc lợi sẽ giúp họ