Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cán bộ, công chức các cấp và tiền lương cán bộ, công chức nói chung và tiền lương cán bộ, công chức cấp xã nói riêng Cụ thể, có thể chia thành các chủ đề sau:
1 1 2 1 Các công trình nghiên cứu về cán bộ, công chức các cấp
Các công trình nghiên cứu trong nước đã được công bố có liên quan đến đội ngũ cán bộ, công chức có thể kể đến: Ban Tổ chức Chính phủ (1997) “Cơ sở khoa học của việc xây dựng đội ngũ công chức Nhà nước đến năm 2000”, đề tài khoa học cấp Bộ Trên cơ sở lý luận về công chức, đề tài đã phân tích, đánh giá rõ thực trạng
chất lượng đội ngũ công chức và đưa ra cơ sở khoa học cho việc xây dựng đội ngũ công chức đến năm 2000
Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm làm chủ nhiệm “Luận chứng khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước”, đề tài cấp Nhà nước KHXH 05-03, nằm trong chương trình KHXH 05 Trên cơ sở lý luận về cán bộ trong thời kỳ CNH - HĐH, vai trò của đội ngũ cán bộ trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước và tổng kết kinh nghiệm xây dựng đội ngũ công chức của một số nước trên thế giới, đề tài đã phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công tác cán bộ và đưa ra quan điểm, phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước
Thang Văn Phúc, Chu Văn Thành đồng chủ biên (2000) “Chính quyền cấp xã và quản lý Nhà nước cấp xã”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Công trình nghiên cứu đã đánh giá cao vai trò của chính quyền cấp xã, là cầu nối quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đến người dân địa phương và chỉ ra hệ thống quản lý Nhà nước cấp xã, trên cơ sở đó định hướng xây dựng và phát triển chính quyền cấp xã trong giai đoạn tiếp theo
Nguyễn Thế Vịnh (2007) “Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở theo, Đề tài cấp Bộ (Bộ Nội vụ) Đề tài đã hệ thống những lý luận cơ bản về đội ngũ cán bộ cơ sở (cấp xã) và đưa ra định hướng xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở theo Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX)
Các công trình nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ kể trên đã đưa ra được các quan điểm lý luận, tổng kết thực tiễn, hệ thống hóa các căn cứ khoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Từ đó, đưa ra được hệ thống các quan điểm, phương pháp và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Ngoài các đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, còn có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ cán bộ công chức cấp xã nói riêng Các đề tài luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ liên quan có thể kể đến như:
Nguyễn Bắc Son (2005), “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý Nhà nước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, luận án tiến sĩ; Luận án đã đưa ra được cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước, phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý Nhà nước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trần Anh Tuấn (2007), “Hoàn thiện thể chế quản lý công chức ở Việt Nam trong điều kiện phát triển và hội nhập”, Luận án tiến sĩ Luận án đã đưa ra cơ sở lý luận về công chức, vị trí vai trò của đội ngũ công chức trong bộ máy quản lý nhà nước, hệ thống những lý luận cơ bản về thể chế quản lý công chức hành chính nhà nước, tổng kết kinh nghiệm xây dựng thể chế quản lý công chức ở một số nước trên thế giới, phân tích thực trạng thể chế quản lý công chức ở Việt Nam từ 1995 – 2005, trên cơ sở đó luận án đã hệ thống các quan điểm, nguyên tắc và giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý công chức trong điều kiện phát triển và hội nhập quốc tế
Nguyễn Kim Diện (2008) “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính Nhà nước tỉnh Hải Dương”, Luận án tiến sĩ Luận án này đã làm rõ cơ sở khoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước, đi sâu phân tích, đánh giá chất lượng đội ngũ công chức nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức của Hải Dương nói riêng về số lượng, kết cấu, quá trình hình thành, phái triển của công chức và yêu cầu chất lượng cán bộ, công chức trong tình hình mới, từ đó đưa ra được một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của cả nước cũng như của tỉnh Hải Dương
Dương Hương Sơn (2004) “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã tỉnh Quảng Trị hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Luận văn đã hệ thống được một số lý luận về chất lượng công chức cấp xã, phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Quảng Trị và đưa ra được một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Quảng Trị
Ngoài các công trình nghiên cứu, luận văn, luận án nghiên cứu về cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức cấp xã thì còn có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí khoa học và kỷ yếu hội thảo quốc gia Các nghiên cứu công bố trên các tạp chí và kỷ yếu hội thảo có thể kể đến là:
Các bài viết khoa học được công bố trên các tạp chí trên đã phân tích, đánh giá khái quát về đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở nước ta dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau Trong khuôn khổ có hạn của một bài viết, các tác giả chỉ đưa ra một số vấn đề chung nhất về đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, chưa đi sâu nghiên cứu về chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức cấp xã
1 1 2 2 Các công trình nghiên cứu về tiền lương và tiền lương cán bộ, công chức
Trong những năm gần đây, vấn đề tiền lương nói chung và tiền lương cán bộ, công chức nói riêng được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu Các công trình nghiên cứu trong nước, bao gồm:
Đề tài cấp Nhà nước “Luận cứ khoa học cho xây dựng đề án tiền lương mới” Lê Duy Đồng, Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội, năm 2000 Đề tài đã đề cập đến bản chất tiền lương trong kinh tế thị trường và vai trò của nhà nước trong việc điều tiết tiền lương nhằm đảm bảo công bằng xã hội; quán triệt nguyên tắc thị trường và nguyên tắc công bằng xã hội trong xác định mức tiền lương tối thiểu, quan hệ tiền lương tối thiểu – trung bình - tối đa Nghiên cứu này đã bước đầu quán triệt quan điểm tiền lương là đầu tư cho con người, đầu tư cho phát triển Song, tiền lương phải do thị trường quyết định, cạnh tranh lành mạnh, khắc phục chủ nghĩa bình quân
Nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu cấp Bộ của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và nhiều luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ đã nghiên cứu sâu hơn về vấn đề tiền lương, đó là:
Đào Thanh Hương, Luận án Tiến sĩ “Hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập đối với người lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước”, năm 2003, trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội Đã đưa ra một số vấn đề lý luận cơ bản, quan điểm và nhận thức mới về tiền lương và thu nhập của người lao động trong nền kinh tế thị trường Trên cơ sở thừa nhận sức lao động là hàng hóa với khái niệm “tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá cả của sức lao động mà người sử dụng lao động trả cho người có sức lao động” Như vậy, tiền lương đã được lượng hóa là giá cả sức lao động, phản ánh giá trị sức lao động mà người người lao động đã đóng góp, đây là quan niệm mới và được nhiều tác giả sau này sử dụng để nghiên cứu về tiền lương
Nguyễn Thị Lan Hương, Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu chi phí tiền lương trong giá trị mới sáng tạo ra trong một số ngành kinh tế chủ yếu”, năm 2004 Đề tài nghiên cứu về chi phí tiền lương, chỉ ra những hạn chế của cơ chế quản lý tiền lương của Nhà nước do quan niệm về tiền lương và cơ chế xác định chi phí tiền lương lạc hậu, dẫn đến tiền lương không phản ánh đúng những đóng góp của người lao động Đồng thời, các tác giả đã đề xuất cách tiếp cận mới về tiền lương, chi phí tiền lương và phương pháp tính chi phí tiền lương
Nguyễn Trọng Điều (2005), Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng hệ thống thang, bảng lương và phụ cấp mới” Đã đưa ra những cơ sở lý luận về xây dựng hệ thống thang, bảng lương và phụ cấp lương mới có tham khảo kinh nghiệm của các nước về xây dựng chế độ tiền lương Phân tích thực trạng hệ thống thang, bảng lương và phụ cấp lương hiện hành các tác giả đã đề xuất quan điểm, mục tiêu, phương hướng và giải pháp nhằm thiết kế và thực hiện hệ thống thang bảng lương và phụ cấp lương mới
Nguyễn Hữu Dũng, Báo cáo hội thảo “Lý luận về tiền lương trong kinh tế thị trường”, (Hội thảo “Bản chất tiền lương – tiền công trong nền kinh tế thị trường”, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội, năm 2002) đã đưa ra khái niệm: tiền lương trong nền kinh tế thị trường là giá cả sức lao động, một trong những yếu tố đầu vào của sản xuất; có các chức năng (chức năng thước đo giá trị, chức năng kích thích, chức năng tái sản xuất sức lao động, chức năng bảo hiểm, tích lũy và chức năng xã hội của tiền lương)
Về tiền lương của cán bộ, công chức nói chung và tiền lương của cán bộ, công chức cấp xã cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các góc độ khác nhau Các công trình nghiên cứu về tiền lương cán bộ, công chức có thể kể đến là:
Tổ cải cách lương Hành chính sự nghiệp, Ban Tổ chức cán bộ chính phủ, Đề án “Cải cách chính sách tiền lương đối với công chức hành chính, sự nghiệp”, thực hiện năm 2001 Đề án đã chỉ ra những tồn tại của chính sách tiền lương đối với công chức Nhà nước (1993), gồm: Hệ số lương trong Hệ thống bảng lương công chức ban hành theo chế độ tiền lương năm 1993 còn thấp và mang tính bình quân, chưa khuyến khích nhân tài, chưa phản ánh đúng mức độ phức tạp và điều kiện lao động của từng ngành nghề, Hệ thống bảng lương với nhiều bậc nên hệ số mức lương ở các ngạch bị “dồn nén”, ít có ý nghĩa khi nâng bậc; Một số chế độ phụ cấp
còn trùng lặp về ý nghĩa; Tiền lương của công chức còn thấp và chậm điều chỉnh theo mức tăng thu nhập của xã hội đã không khuyến khích được công chức tận tụy thực thi nhiệm vụ Trên cơ sở những tồn tại được làm rõ như đã nêu, đề án đã đưa ra quan điểm, mục tiêu, yêu cầu, nguyên tắc và hướng cải cách tiền lương phù hợp với giai đoạn mới
Đặng Đức Đạm, Báo cáo hội thảo “Tiếp cận tiền lương tối thiểu khu vực Hành chính từ GDP thông qua tiền lương bình quân”, (tại Hội thảo “Bản chất tiền lương trong nền kinh tế thị trường”, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức năm 2002) đã chỉ ra những tồn tại của chính sách tiền lương hiện hành đối với công chức Nhà nước, như: Chính sách trả lương chú trọng trả lương theo người (bằng cấp), không trả lương theo việc; Nhập hành chính và sự nghiệp vào một hệ thống tiền lương do Nhà nước bao cấp là chưa hợp lý; Tiền lương của công chức Nhà nước thấp, thu nhập ngoài lương chiếm tỷ trọng cao, chưa đảm bảo đúng chức năng của tiền lương Trên cơ sở đó, bản Báo cáo cũng đưa ra yêu cầu cần tiếp tục cải cách chính sách tiền lương và đưa ra cách tiếp cận mới về tiền lương tối thiểu trên cơ sở GDP và tiền lương bình quân
Trần Đình Thiên, Báo cáo hội thảo “Tiền lương: Cải cách hệ thống hay điều chỉnh mức lương”, (tại Hội thảo “Bản chất tiền lương trong nền kinh tế thị trường” do Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội tổ chức năm 2002) đã chỉ ra những hạn chế trong chính sách tiền lương đối với công chức Nhà nước: Là chính sách trả lương ít dựa vào nguyên tắc kinh tế, chủ yếu đáp ứng yêu cầu bảo đảm xã hội, cào bằng và hướng tới bình quân Bản Báo cáo cũng đề xuất những vấn đề cải cách tiền lương đối với công chức Nhà nước như: Xóa bỏ chế độ “biên chế suốt đời” và chuyển sang chế độ hợp đồng lao động; Nhanh chóng tách phụ cấp ra khỏi lương; Cải cách tiền lương phải đi liền với cải cách hệ thống ngân sách Nhà nước
Nguyễn Thị Hồng Hải (2015), Báo cáo hội thảo “Những vấn đề đặt ra đối với cải cách tiền lương trong giai đoạn hiện nay” đã phân tích thực trạng tiền lương trong cơ quan Nhà nước và đề xuất các hướng cải cách tiền lương đối với cán bộ công chức Nhà nước Trong đó, đã phản ánh rõ tiền lương của công chức Nhà nước thấp, bình quân và nặng về bằng cấp, không phản ánh đúng năng lực làm việc… Do vậy, trên thực tế đã không khuyến khích được công chức Nhà nước tận tâm với
công việc; là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “chảy máu chất xám” của một bộ phận cán bộ công chức có năng lực chuyển ra khu vực doanh nghiệp hoặc ra nước ngoài làm việc Trên cơ sở đó, tác giả cũng để xuất các hướng cải cách chính sách tiền lương đối với công chức Nhà nước là: cần trả lương theo thị trường (1); trả lương theo công việc (2) và trả lương theo kết quả thực hiện công việc
Nguyễn Thị Hải Bình, Lê Thị Thanh Huyền và Nguyễn Thị Hải Thu, Báo cáo hội thảo (2012) “Lương tối thiểu và lương tối thiểu công chức ở một số quốc gia”,
tr 53-57, Hội thảo khoa học “Đa dạng hóa nguồn lực cải cách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2011 – 2020” Báo cáo đã giới thiệu khái quát về tiền lương tối thiểu của một số quốc gia trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng và điều chỉnh tiền lương tối thiểu chung, dùng làm căn cứ tính lương cho cán bộ, công chức
Nguyễn Thị Thuận, Vũ Hồng Phong, “Thực trạng chính sách tiền lương công chức hành chính và định hướng cải cách cho giai đoạn tới”, Tạp chí kinh tế và phát triển, 188, tháng 2/2013 Bài viết đã phân tích thực trạng chính sách tiền lương công chức hành chính hiện hành, thực trạng tiền lương – thu nhập của công chức hành chính và những tác động của chính sách tiền lương công chức hành chính hiện hành đến thái độ, tinh thần làm việc và hiệu quả làm việc của công chức hành chính Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách tiền lương công chức hành chính trong giai đoạn tới
Vũ Hồng Phong, “Chính sách tiền lương công chức một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Hội thảo cấp trường đổi mới chính sách tiền lương ở Việt Nam thời kỳ hội nhập hướng tới mức lương đảm bảo cuộc sống, tháng 6/2020 Bài viết đã phân tích chính sách tiền lương công chức của Hàn Quốc,