Lương công chức Hàn Quốc bao gồm lương cơ bản, phụ cấp và phúc lợi Lương cơ bản là tiền lương thường xuyên được chi trả dựa trên cấp bậc và bậc lương mà được phân loại theo mức độ trách nhiệm và mức độ khó khăn của từng vị trí công tác cũng như thâm niên công tác Lương cơ bản chiếm khoảng một nửa số tiền lương hàng tháng của công chức, tùy thuộc vào cấp bậc của công chức Có mười hai bậc lương cơ bản phân loại theo danh mục công tác bao gồm hành chính, an ninh, nghiên cứu, kỹ thuật, cảnh sát, cứu hoả, hiến pháp, giáo viên trung học, giáo sư đại học, quân đội, lao động và lao động đặc biệt Lương cơ bản được xác định căn cứ vào khả năng chi trả lương từ ngân sách chính phủ, chi phí sinh hoạt, mức lương tương ứng ở những ngành, lĩnh vực khác nhau và căn cứ vào một số khía cạnh xã hội như quan hệ giữa lao động và nhà quản lý, vai trò của chính phủ…
Phụ cấp là phần phụ thêm vào lương được chi trả theo vị trí và điều kiện sinh hoạt của từng công chức
Phúc lợi được chi trả cho công chức bao gồm ba loại chính Thứ nhất là phúc lợi chung, bao gồm phúc lợi cho người phụ thuộc, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và trợ cấp tàn tật Thứ hai là phúc lợi chi trả ngoài công vụ, bao gồm trợ cấp ốm đau, nghỉ phép, phục vụ quân đội Thứ ba là phúc lợi khác như bồi hoàn chi phí học và các chương trình chăm sóc sức khỏe, chi trả cho các bữa ăn
Từ năm 1998, chính phủ Hàn Quốc ban hành chính sách tiền lương công chức dựa trên hiệu quả lao động Năm 1999, Hàn Quốc bắt đầu thực hiện chính sách này cho toàn hệ thống bộ máy hành chính nhà nước nhằm thúc đẩy hiệu quả lao động và khuyến khích cạnh tranh giữa các công chức trên toàn quốc Chính sách tiền lương dựa trên hiệu quả lao động được ban hành đồng thời cùng với hệ thống quản lý hiệu quả lao động
Hệ thống chi trả lương công chức dựa trên hiệu quả lao động bao gồm chính sách chi trả lương hàng năm, trong đó lương được chi trả ở những mức khác nhau trong cùng một bậc công chức, phụ thuộc vào hiệu quả công việc của từng công chức Phần lớn các cơ quan sử dụng kết quả đánh giá hiệu quả công việc để xác định mức thăng tiến và mức thưởng hoàn thành công việc Hiệu quả thực hiện công việc sẽ được đánh giá dựa trên ba chỉ tiêu quan trọng:
(i) Kết quả thực hiện công việc (tỉ trọng 60%): chất lượng và khối lượng công việc được thực hiện, thời gian hoàn thành công việc và mức độ cải tiến qui trình làm việc
(ii) Khả năng của từng công chức (tỉ trọng 30%): sự hiểu biết về công nghệ thông tin, mức độ thạo việc, khả năng đánh giá, lập kế hoạch, bằng cấp chuyên ngành và khả năng thông thạo ngoại ngữ
(iii) Thái độ làm việc (tỉ trọng 10%): đi làm đúng giờ, đầy đủ, kỷ luật, và tận tụy với quần chúng
Bảng 2 4 Cơ cấu hệ thống trả lương theo hiệu quả công việc
Hệ thống tăng lương hàng năm Hệ thống thưởng hoàn thành công việc
Dựa trên hệ thống lương hàng năm
Áp dụng đối với Vụ trưởng/Cục trưởng và cấp cao hơn trong từng Bộ ngành
Dựa trên 4 nhóm mức lương xác định theo kết
Áp dụng cho các vị trí phụ trách bộ phận (bậc 3 và 4) và cấp thấp hơn
quả đánh giá hiệu suất công việc cũng như trên cơ Có 4 mức thưởng: (i) thực sở quản lý theo mục tiêu Mức lương tăng thêm hiện xuất sắc công việc (10% chính là phần thay đổi trong hiệu suất công việc cao nhất) = 110% mức lương Phần lương tăng thêm này được bổ sung vào lương tiểu chuẩn; (ii) thực hiện tốt cố định của năm tiếp theo: (i) Thực hiện xuất sắc công việc (11-40%) = 80%; công việc (10% cao nhất) = 8% mức thực hiện (iv) thực hiện trung bình (41– chuẩn ở từng cấp bậc; (ii) Thực hiện tốt công việc 90%) = 40%; và (v) không đạt (11-40%) = 5%; (iii) Thực hiện trung bình (41- (dưới 91%) = 0%
90%) = 3%; và (iv) Không đạt = 0% Hàng năm (từ tháng 1 đến
Hàng năm, công chức của các Bộ ngành được tháng 2), các giám sát viên phép đánh giá hiệu quả công việc của Cục thẩm định hiệu quả công việc trưởng/Vụ trưởng và các cấp cao hơn trong Bộ của từng công chức ngành đó
Để có được sự linh hoạt trong đánh giá hiệu suất công việc, hệ thống đánh giá được phân thành 4 loại: (i) Xuất sắc, (ii) Tốt, (iii) Bình thường, và (iv) Không đạt
Bảng 2 5 Hệ số lương tăng thêm hàng năm đối với công chức cấp cao
(Nguồn: Bộ An ninh và hành chính công Hàn Quốc – 2009)
2 5 2 Chính sách tiền lương công chức Trung Quốc
Năm 1993, Trung Quốc thực hiện cải cách tiền lương Sau cải cách tiền lương năm 1993, về cơ cấu tiền lương, công chức Trung Quốc được hưởng lương theo vị trí công việc mà họ đảm nhận và thứ hạng trong bảng phân loại công chức Tiền lương họ nhận được bao gồm bốn phần: lương theo vị trí, lương theo cấp bậc, lương cơ bản và lương theo thâm niên Trong đó lương theo vị trí và cấp bậc là hai thành phần quan trọng hơn trong khi hai thành phần còn lại là theo quy định và tự nhiên Ngoài ra, cán bộ công chức được hưởng nhiều lợi ích khác như dịch vụ y tế miễn phí, được hưởng lương trong thời gian nghỉ ốm đau, thai sản, và các dịp nghỉ lễ,
Loại đánh giá Xuất sắc Tốt Bình thường Không đạt
Phạm vi chi trả 20% cao nhất 30% 40% 10% thấp nhất Hệ số lương tăng thêm 15% 10% 6% 0%
được hưởng phúc lợi xã hội, trợ cấp và được thanh toán các khoản bồi thường khác Để khuyến khích công chức làm việc hiệu quả, Chính phủ Trung Quốc ban hành kèm theo chế độ tiền lương là các quy định thưởng, phạt rõ ràng Sự khích lệ về cơ hội thăng tiến được dựa trên việc đánh giá công chức hàng năm, những thành tích và phần thưởng mà họ đạt được sau mỗi kỳ kiểm tra
Trong trả lương cho công chức, ngoài yếu tố thâm niên, hiệu quả thực hiện công việc cũng là một yếu tố quan trọng để xác định mức lương được hưởng của cán bộ công chức Chính phủ Trung Quốc cũng điều chỉnh quy mô tăng lương một cách có hệ thống trong mối quan hệ với sự phát triển kinh tế của đất nước cũng như sự gia tăng của các chi phí sinh hoạt và chỉ số giá, vì vậy mức lương thực tế của công chức cũng tăng một cách liên tục
Tuy nhiên, những mục tiêu đặt ra trong cuộc cải cách tiền lương năm 1993 ở Trung Quốc chưa thật sự hiệu quả Mức lương tương đối thấp của công chức là hậu quả của việc các quan chức và lãnh đạo tìm kiếm các cơ hội tăng thu nhập từ các công việc khác, thậm chí tham gia vào các công việc không phù hợp hay bất hợp pháp ngoài ngân sách và nạn tham nhũng Vấn đề chênh lệch giàu nghèo ở Trung Quốc cũng trở nên nghiêm trọng Dưới áp lực của việc tăng lương và giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, cùng với sự ra đời của Luật công chức năm 2006, Trung Quốc tiến hành cải cách tiền lương công chức lần 2 (năm 2006) Theo đó, Hệ thống lương mới đã đơn giản hóa cơ chế trả lương bằng cách bãi bỏ lương cơ bản và lương thâm niên, đồng thời kết hợp lương theo vị trí và lương cơ bản Kể từ cuộc cải cách năm 2006, tiền lương công chức bao gồm lương cơ bản, phụ cấp, trợ cấp và tiền thưởng Đây là lần đầu tiên, các khoản phụ cấp (cụ thể là phụ cấp địa phương bổ sung, phụ cấp khó khăn và vùng sâu vùng xa, phụ cấp chức vụ, và những phụ cấp khác) và các khoản trợ cấp (bao gồm hỗ trợ nhà ở và chăm sóc y tế, hỗ trợ chi phí và phương tiện đi lại phục vụ công việc) đã được chính thức hóa như một nguồn thu nhập cho cán bộ công chức Nhìn chung, công chức, viên chức làm việc ở các vùng nghèo hơn được hưởng phụ cấp và trợ cấp cao hơn để bù đắp cho vấn đề chênh lệch thu nhập Ngoài ra, công chức được xếp loại xuất sắc hoặc loại giỏi trong đánh giá định kỳ được hưởng tiền thưởng cuối năm
2 5 3 Chính sách tiền lương công chức Singgapore
Trong những năm qua, Singapore đã thực hiện chủ trương “chọn vấn đề lương công chức là chìa khóa cho mọi cuộc cải cách”, do đó đã có nhiều cuộc cải cách tiền lương công chức được thực hiện một cách rõ ràng và hiệu quả với phương châm ‘không để công chức dứt áo ra đi’ Để công chức nhà nước an tâm, dành hết tâm sức trong công vụ và để thu hút nhân tài cho nền hành chính công, tháng 4/2007 Chính phủ Singapore đã công bố chế độ lương mới Theo đó, các Bộ trưởng của Singapore có mức lương cao hơn tất cả các bộ trưởng ở những quốc gia giàu có nhất, mức lương của bộ trưởng Singgapore tương đương với mức lương của 6 người đứng đầu các ngành nghề trong khối tư nhân Đến năm 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, Chính phủ Singgapore đã quyết định cắt giảm lương của các thành viên nội các Singgapore nhưng các thành viên nội các Singgapore vẫn được hưởng lương cao nhất thế giới và được tính với mức ngang bằng 2/3 mức thu nhập của bốn người được trả lương cao nhất trong 6 lĩnh vực gồm: ngân hàng, kế toán, kỹ thuật, luật pháp, sản xuất và tập đoàn đa quốc gia Theo Thủ tướng Singapore, các bộ trưởng cần được trả lương đúng với chất xám của họ để Singapore có một đội ngũ lãnh đạo trung thực, tài năng, tận tâm phục vụ đất nước lâu dài
Cơ cấu tiền lương khu vực công ở Singapore hiện nay bao gồm hai thành phần là lương cố định được trả hàng năm không bao gồm bảo hiểm xã hội và tiền lương biến đổi hàng năm, phụ thuộc vào tình hình hoạt động kinh tế cụ thể của quốc gia trong năm đó Ngoài ra, nếu tăng trưởng kinh tế của quốc gia trong năm đó vượt quá mức được dự báo, chế độ thưởng một lần hoặc thưởng đặc biệt sẽ được áp dụng Điểm đáng chú ý trong quy định này là tiền lương của công chức được điều chỉnh tương đương với khu vực tư nhân
Công chức Singapore sẽ được trả một mức lương cạnh tranh theo cơ chế thị trường, thậm chí có thể so sánh với người lao động có cùng khả năng và trách nhiệm làm việc ở khu vực tư nhân Chính sách này là thực sự cần thiết để thu hút và giữ chân nhân tài của quốc gia ở khu vực công, biến Singapore trở thành một trong những nước có nền hành chính tốt nhất thế giới
Ngoài thu nhập chính từ lương, công chức Singapore còn có một khoản thu nhập đáng kể từ việc khen thưởng dựa trên thành tích cá nhân Những công chức có khả năng, thành tích cao không chỉ được nhận lương cao mà còn được thưởng cao Điều này đã tạo động lực cho họ phấn đấu vươn cao hơn và nhanh hơn trong sự nghiệp
Để thực hiện cơ chế tiền lương và tiền thưởng một cách minh bạch, công bằng và có hiệu quả, Chính phủ Singapore đã xây dựng Hệ thống Luật giám sát rõ ràng và Hệ thống đánh giá công chức hiệu quả, thực chất Đồng thời, cơ chế quản lý ngân sách cũng được đổi mới bằng việc phân quyền tự chủ tài chính đến tận cấp vụ của các bộ Nhờ đó bộ máy công chức của Singapore được xếp vào loại ít tham nhũng nhất, đứng thứ 4 trên toàn thế giới
2 5 4 Bài học kinh nghiệm cho cải cách tiền lương công chức ở Việt Nam
Ở Việt nam, sau 20 năm thực hiện cải cách tiền lương, chế độ tiền lương hiện hành còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập như: tốc độ điều chỉnh bù trượt giá, bảo đảm tiền lương thực tế chậm dần; tiền lương hầu như không có tác động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; không gắn nhiều với cải cách hành chính Vì vậy, việc cải tổ chính sách lương công chức là một yêu cầu tất yếu để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước Từ những kinh nghiệm về cải cách tiền lương công chức ở các nước trên thế giới, một số bài học kinh nghiệm có thể được áp dụng cho việc cải cách hệ thống tiến lương của Việt Nam như sau:
(1) Tiền lương phải gắn kết với vị trí việc làm của công chức, việc xếp lương và trả lương phải thực hiện theo năng lực và theo tính chất cụ thể của công việc, không nhất thiết phụ thuộc vào số năm công tác
Đây là một kinh nghiệm quan trọng cho các nghiên cứu về chính sách tiền lương mới để giới thiệu và ứng dụng vào Việt Nam trong tương lai Xếp lương căn cứ vào năng lực và theo tính chất cụ thể của công việc sẽ tăng cường đáng kể hiệu suất và hiệu quả của bộ máy hành chính Đối với việc xếp lương theo tính chất cụ thể của công việc, vấn đề quan trọng và mang tính quyết định là phải lập được các chuẩn, các yêu cầu và tiêu chí cho các vị trí và việc làm
Ở Việt Nam, trong các đợt cải cách tiền lương trước đây và cả các đợt điều chỉnh lương dự kiến thực hiện trong tương lai, nguyên tắc xếp lương theo công việc,
vị trí và việc làm cụ thể hay nguyên tắc “việc nào lương ấy” đã được chú ý và nhấn mạnh một cách thích đáng Tuy nhiên, trong thực tế, nguyên tắc này chưa được áp dụng vì số lượng cán bộ và công chức quá lớn và các khoản lương và phụ cấp của đối tượng này đều do Ngân sách Nhà nước chi trả
(2) Thực hiện điều chỉnh mức lương khởi điểm và lương trả trên cơ sở thỏa thuận
Thực hiện việc điều chỉnh mức lương khởi điểm cho công chức thông qua việc điều chỉnh mức lương tối thiểu Mức lương tối thiểu cần được xác định dựa trên quan hệ cung cầu lao động và cần được chi trả theo cơ chế thị trường, đảm bảo tính tương đối trong mối tương quan với khu vực tư nhân Điều này được hiểu mức lương tối thiểu phải gắn liền với những nhu cầu thiết yếu và đảm bảo được mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ Đồng thời dựa trên đặc thù về từng loại hình công việc, điều kiện làm việc và tầm quan trọng của các ngành nghề trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước để xác định mức lương khởi điểm phù hợp cho từng nhóm đối tượng khác nhau trong xã hội Ngoài ra, mức lương khởi điểm cho các đối tượng khác nhau ở từng thời điểm khác nhau cần được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát thực tế của nền kinh tế để đảm bảo cho việc bù trượt giá cũng như đảm bảo nhu cầu tối thiểu của người lao động Việc trả lương công chức nên được thực hiện theo cơ chế thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động dựa trên những nguyên tắc cụ thể về chế độ trả lương được nhà nước ban hành và giám sát
(3) Đối mặt với sự cạnh tranh từ khu vực tư nhân, để có thể thu hút và giữ chân nhân tài và những người trình độ cao, nhà nước cần điều chỉnh và rà soát các chính sách lương công chức và cần mở rộng hệ thống phụ cấp, trợ cấp cho công chức
Trong nền kinh tế thị trường, các nước đều đã phải dựa vào những nghiên cứu về tiền lương và tiền công của khu vực tư nhân để thực hiện các đợt cải cách và điều chỉnh tiền lương khu vực của mình Đồng thời, ngoài các khoản tiền lương cơ bản, các nước được nghiên cứu ở trên đều ban hành kèm theo nhiều loại phụ cấp, trợ cấp và các chế độ phúc lợi xã hội khác Đây có thể coi là là lợi thế và sức mạnh quan trọng của khu vực công để cạnh tranh với khu vực tư nhân, là các động lực và
những ưu đãi quan trọng cho cán bộ, công chức để họ ở lại và phấn đấu trong nền công vụ, và thu hút, giữ chân người có tài và có trình độ
Đã nhiều năm qua, ở Việt Nam, những vấn đề này chưa nhận được quan tâm thích đáng hoặc chưa được nhìn nhận với tầm quan trọng tương xứng Các cuộc cải