14 Bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2005 đến nay

Một phần của tài liệu Chính sách tiền lương đối với công chức cấp xã ở Việt Nam (Trang 81 - 82)

Đây là giai đoạn nước ta có được thuận lợi rất cơ bản là những thành tựu to lớn và những bài học kinh nghiệm quan trọng sau 20 năm đổi mới Nhờ đó, mà KT- XH có sự phát triển mạnh so với những giai đoạn trước đó Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp và

thuỷ sản Đầu tư trực tiếp của nước ngoài phát triển ở mức cao Đời sống của cán bộ, viên chức và người hưởng lương đã được cải thiện đáng kể nhờ tăng lương theo các Nghị định của Chính phủ Đời sống đại đa số người dân ổn định và từng bước được cải thiện do sản xuất phát triển và giá nhiều loại nông sản, thực phẩm tăng Bước vào năm 2007, thế và lực của nền kinh tế nước ta cũng như những kinh nghiệm tổ chức, quản lý và điều hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đều đã được tăng lên đáng kể Việc nước ta trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tạo thêm cơ hội để nền kinh tế nước ta hội nhập sâu hơn và rộng hơn vào kinh tế thế giới Tuy nhiên, một số năm gần đây kinh tế - xã hội nước ta gặp nhiều khó khăn, thách thức do khủng hoảng kinh tế thế giới Nền kinh tế còn nhiều mặt yếu kém, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả SXKD và sức cạnh tranh thấp trong khi yêu cầu hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới ngày càng khẩn trương và sâu rộng hơn Đây là những thách thức rất lớn đối với nền kinh tế nước ta, đỏi hỏi phải thay đổi tư duy, cách thức quản lý kinh tế - xã hội, kể cả chính sách tiền lương cũng phải thay đổi cho phù hợp với tình hình mới

Một phần của tài liệu Chính sách tiền lương đối với công chức cấp xã ở Việt Nam (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(190 trang)
w