41 Quan điểm của Đảng và nhà nước về tiền lương

Một phần của tài liệu Chính sách tiền lương đối với công chức cấp xã ở Việt Nam (Trang 103)

Quan điểm của Đảng và Nhà nước là điều kiện tiên quyết cho sự thành bại của chính sách phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong đó có chính sách tiền lương công chức Kết quả của chính sách tiền lương hiện nay, trước hết thể hiện quan điểm của Đảng và nhà nước ta về tiền lương và bản chất tiền lương trong các thời kỳ phát triển của đất nước

Với lần cải cách tiền lương năm 2004, vượt qua quan điểm tiền lương phải đủ đảm bảo tái sản xuất sức lao động, Đảng và nhà nước ta coi tiền lương là một khoản đầu tư vào vốn con người, đầu tư cho sự phát triển Với quan niệm này, bản chất kinh tế của tiền lương đã được thay đổi về bản chất

Như vậy, có thể nói rằng về quan điểm của Đảng đã ngày càng tiệm cận gần tới bản chất thực thụ của tiền lương và bản chất tiền lương trong nền kinh tế thị trường, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới Những quan điểm đó là kim chỉ nam, là nền tảng trong thiết kế và thực thi chính sách tiền lương ở Việt Nam trong suốt mấy chục năm qua

Với quan điểm tiền lương là khoản đầu tư vào vốn con người, đầu tư cho sự phát triển, Đảng và Nhà nước ta đã có sự điều chỉnh tiền lương thường xuyên hàng năm thông qua điều chỉnh tiền lương cơ sở, điều chỉnh chế độ chính sách phù hợp với từng nhóm đối tượng trong từng thời kỳ Đối với công chức cấp xã, Đảng và Nhà nước nhận thấy vai trò của công chức cấp xã rất lớn trong việc đưa chủ trương, đường lối chính sách của Nhà nước đến người dân ở các địa phương, có vai trò trực tiếp trong việc xây dựng và phát triển chính quyền cơ sở nên đã có sự điều chính chính sách tiền lương cho công chức cấp xã theo hướng tích cực, từ chỗ công chức cấp xã chỉ được hưởng phụ cấp sinh hoạt phí sang trả lương cho công chức cấp xã theo ngạch bậc như công chức cấp huyện, trung ương,…

Một phần của tài liệu Chính sách tiền lương đối với công chức cấp xã ở Việt Nam (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(190 trang)
w