Mèo thường mắc một số bệnh trên hệ niệu như: Viêm bàng quang, sỏi, viêm niệu đạo, …
Có rất nhiều nguyên nhân khiến mèo mắc bệnh về hệ niệu. Một số bất thường về đường niệu có thể do di truyền. Những bất thường này có thể do gen hoặc chấn thương, bệnh tật hoặc tiếp xúc với chất độc hại khi còn trong bụng mẹ gây ra có thể khiến con vật gặp vấn đề về hệ niệu (Scott. D Fitzgerald, 2013) [21].
2.2.2.1. Bệnh viêm bàng quang
Bệnh viêm bàng quang có quá trình xảy ra trên niêm mạc bàng quang và gây co thắt bàng quang, làm con vật khó khăn trong việc đi tiểu.
Nguyên nhân:
-Bệnh có thể kế phát do viêm thận, quá trình viêm lan xuống bàng quang. Ở giống cái, bệnh hay gặp khi bị viêm tử cung hoặc âm đạo.
-Bệnh còn do các kích thích cơ giới (dùng ống thông niệu đạo, do sỏi niệu kích thích vào bàng quang).
-Nguyên nhân khác gây viêm bàng quang do tắc niệu đạo làm nước tiểu tích lại trong bàng quang và bị phân giải tạo thành những sản vật độc, những sản vật này kích thích vào niêm mạc bàng quang gây viêm.
- Theo Nguyễn Văn Biện (2001) [2], nguyên nhân gây viêm bàng quang còn do tác động của các loài vi khuẩn sinh mủ (Staphylococcus, Streptococcus, …), những vi khuẩn này qua máu hoặc thận vào bàng quang, hoặc có sẵn trong bàng quang. Khi bàng quang bị tổn thương hay sức đề kháng của cơ thể suy giảm, vi khuẩn nhân cơ hội tốt này để phát triển và gây bệnh.
a.Viêm bàng quang vô căn
Là tình trạng đau đớn dẫn đến viêm và chảy máu của thành bàng quang, không có nguyên nhân giải thích chính xác cho sự viêm. Đa phần xảy ra ở
mèo 2 - 6 năm tuổi, tỷ lệ mắc bệnh ở mèo đực cao hơn mèo cái, thường có sự tái diễn khi mắc bệnh.
Viêm bàng quang là biểu hiện phổ biến nhất ở mèo khi bị căng thẳng thay đổi chế độ ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Đây là căn bệnh mãn tính gây nên rất nhiều khó chịu cho mèo.
Triệu chứng:
-Thường xuyên đi tiểu, lượng nước tiểu ít, nhỏ giọt. -Nước tiểu có lẫn máu.
-Khó khăn khi đi tiểu, thường bồn chồn, căng thẳng khi đi tiểu. -Đi tiểu linh tinh.
-Liếm vùng bụng và cơ quan sinh dục quá mức. Chẩn đoán:
-Siêu âm/ X – quang có thể cho thấy thành bàng quang dày lên. -Kiểm tra nước tiểu dưới kính hiển vi.
Điều trị:
- Thay đổi chế độ cho con vật. - Giảm căng thẳng cho mèo. - Giảm đau cho con vật.
- Dùng kháng sinh khi thật sự cần thiết.
b. Viêm bàng quang do vi khuẩn
Là tình trạng nhiễm trùng và viêm bang quang. Dấu hiệu lâm sang là tiểu có máu, khó tiểu, có vẩn đục trong nước tiểu, con vật có biểu hiện đau khi sờ vào bàng quang(Scott A. Brown, 2015) [18].
Các vi khuẩn chủ yếu thường thấy gây viêm bàng quang: E. coli, Staphylococcus, Proteus.
Theo Bệnh viện Thú cảnh Greenpet [1] thì triệu chứng lâm sàng: -Con vật muốn đi tiểu nhưng khó đi, đau khi đi tiểu.
-Căng thẳng, khó chịu, cong lưng khi đi tiểu. -Nước tiểu đục, có thể có máu ở cuối bãi.
-Tăng số lần đi tiểu và khối lượng nước tiểu mỗi lần ít. -Sờ nắn bàng quang con vật bị đau khi có sỏi.
-Trường hợp cơ vòng bàng quang co thắt, nước tiểu tích đầy trong bàng quang lên men, có thể gây vỡ bàng quang.
Chẩn đoán:
-Dựa vào triệu chứng.
-Xét nghiệm nước tiểu: Tăng bạch cầu, có sự xuất hiện của vi khuẩn. -Nuôi cấy và phân lập vi khuẩn trong nước tiểu.
Điều trị:
-Để con vật nơi yên tĩnh, cho uống nước tự do (trường hợp không bị tắc tiểu), luôn vệ sinh bộ phận tiết niệu – sinh dục của con vật.
-Sử dụng kháng sinh nhạy cảm với vi khuẩn (Lincomycin, Spectomycin, Amoxicillin…) kết hợp với thuốc kháng viêm (Dexamethasone, Presnisone), thuốc bổ trợ (Urotropin, VTM B1, VTM C, Analgine).
- Cấp tính điều trị từ 10 – 14 ngày.
- Nhiễm trùng kế phát có thể từ 4 – 6 tuần. -Tránh các tổn thương cho hệ niệu.
-Thiết kế chế độ ăn phù hợp: Tăng lượng nước, không cho ăn mặn. -Trường hợp cơ vòng bàng quang co thắt, con vật không đi tiểu được cần dùng thủ thuật thông tiểu.
-Thụt rửa bàng quang bằng dung dịch KMn04 0,1%, axit boric 1 – 2%
2.2.2.2. Bệnh đường tiết niệu do tắc nghẽn
Mèo bị tắc đường tiểu sẽ cố gắng đi tiểu thường xuyên, tuy nhiên điều đó chỉ gây đau đớn cho con vật bởi chỉ có một lượng nước tiểu ít được thải ra ngoài. Một con mèo có thể bị đau vùng bụng, mất hứng thú với đồ ăn, ngày
càng trở nên chán nản, mệt mỏi. Nồng độ chất điện giải (muối) bất thường trong máu có thể gây ra chứng loạn nhịp tim đe dọa tính mạng (Scott A. Brown, 2018) [19].
Là bệnh gây ra sự tắc nghẽn, thường xảy ra ở con đực có 2 trường hợp: -Tắc nghẽn do các cặn tinh thể khoáng chất lượng nhỏ.
-Tắc nghẽn do các cặn tinh thể khoáng chất lượng to. Nguyên nhân:
-Chế độ ăn quá mặn, con vật uống ít nước. -Rối loạn chuyển hóa.
Biểu hiện:
-Kêu nhiều khi đi tiểu. -Hay đi vào khay đi tiểu. Triệu chứng:
-Tiểu ra máu, khó đi tiểu, protein niệu.
-Bỏ ăn, nôn, mệt mỏi, thờ ơ, hôn mê có thể chết. Chẩn đoán:
-Dựa vào triệu chứng.
-Xét nghiệm nước tiểu xuất hiện các tinh thể, vi khuẩn, bạch cầu tăng. -Nuôi cấy, phân lập vi khuẩn, xác định loại tinh thể trong nước tiểu. Điều trị:
-Căn cứ vào nguyên nhân và mức độ để đưa ra các phương án điều trị thích hợp cho con vật.
-Nếu con vật bị tắc nghẽn do cặn tinh thể: + Thông tiểu.
+ Sử dụng kháng sinh thích hợp. + Thay đổi chế độ dinh dưỡng.
-Nếu tắc nghẽn đường niệu do tinh thể gây hẹp ở con đực và có hiện tượng tái diễn sẽ cắt bỏ đoạn niệu đạo hẹp kết hợp hộ phẫu tốt.
2.2.2.3. Suy giảm chức năng thận
Là một hội chứng xuất hiện khi chức năng thận bị suy sụp nhanh chóng do nhiều nguyên nhân dẫn đến. Có 2 trường hợp cấp tính và mạn tính. Suy thận cấp là sự suy giảm diễn ra nhanh chóng trong vài ngày, suy thận mãn tính có thời gian diễn ra dài hơn.
Ở đây, em đề cập đến trường hợp suy thận mãn tính.
Theo Bệnh viện Thú cảnh Greenpet [1], bệnh thường gặp ở con vật từ 5 tuổi trở lên. Triệu chứng bệnh phát triển từ từ và không đặc hiệu. Đến khi bệnh đã nặng chủ nuôi mới phát hiện ra và đưa con vật đi khám. Một số biểu hiện thường gặp:
-Nôn, buồn nôn là triệu chứng thường hay gặp, tần suất nôn tăng dần khi bệnh nặng lên.
-Mệt mỏi, niêm mạc nhợt nhạt (biểu hiện của thiếu máu). -Tiêu chảy hoặc táo bón.
-Giảm cân, mất nước, khát nước uống nhiều nước. -Nước tiểu mùi ure, đi tiểu nhiều, lượng nước tiểu tăng. -Cao huyết áp.
-Mù cấp tính do tăng huyết áp. -Co giật, hôn mê do ngộ độc ure. Chẩn đoán:
-Kiểm tra huyết áp. -Xét nghiệm máu.
-Xét nghiệm nước tiểu (Protein niệu, Albumin niệu, glucose, tỷ trọng nước tiểu, máu trong nước tiểu)
Điều trị:
-Vệ sinh con vật.
-Dùng thuốc kết hợp chế độ chăm sóc, dinh dưỡng con vật hợp lý.
Bảng 2.1. Bảng một số thuốc dùng điều trị suy giảm chức năng thận mãn tính ở mèo tại Bệnh viện Thú cảnh Greenpet
Tên thuốc Thành phần Tác dụng Liều lượng Cách
dùng Liệu trình NaCl 0,9% NaCl 0,9% Bổ trợ Tùy trạng thái con vật Truyền IV Truyền dịch đến khi con vật hết triệu chứng mất nước và chỉ số ure trở về mức cho phép. G5% G5%
Primperan Metoclopramid Chống nôn 0,17 –
0,33mg/kg
IM, SC, PO
3 lần/ ngày, dùng đến khi hết nôn.
Prolongal Dextran Bổ máu 50mg Fe/con IM, SC Tiêm trong
3 – 4 tuần. Renovet Aminoaicid, VTM, herb Bổ trợ cho thận <10kg 1viên/ngày <20kg 2 viên/ngày PO Bổ sung hàng ngày
Urotropin Urotropin Giải độc thận 50mg/kg IM, SC 5 – 7 ngày