Phương pháp điều trị bệnh

Một phần của tài liệu Thực hiện khám và điều trị một số bệnh của hệ niệu trên mèo tại Bệnh viện Thú cảnh Greenpet, Hà Đông, Hà Nội. (Trang 38 - 40)

3.5.4.1. Điều trị theo triệu chứng

Sử dụng thủ thuật thông tiểu để mở rộng đường tiểu lấy hết lượng nước tiểu trong bàng quang.

Dụng cụ: Ống thông tiểu, xi lanh, chỉ khâu, kim khâu.

Hóa chất: Zoletil, nước muối sinh lý ấm, vaselin, cồn iodine pha loãng. Cách tiến hành:

-Bước 1: Cố định con vật, gây mê hoặc gây tê. Vệ sinh cơ quan sinh dục bên ngoài của mèo (dương vật, âm hộ).

-Bước 2: Luồn ống thông tiểu đã được bôi vaselin vào đầu dương vật (con đực), lỗ niệu đạo (con cái), nhẹ nhàng đẩy ống thông tiểu vào bàng quang.

-Bước 4: Bơm nước muối sinh lý ấm vào bàng quang rồi rút ra, thực hiện lặp lại 3 – 4 lần.

-Bước 5: Đặt ống thông tiểu vào bàng quang niệu đạo con vật để nước tiểu tự động chảy ra ngoài tránh làm tăng áp lực bàng quang.

*Lưu ý:

-Nếu mèo được chỉ định xét nghiệm nước tiểu thì lấy nước tiểu giữa dòng để xét nghiệm.

-Thực hiện thủ thuật thông tiểu khi mà bàng quang căng phồng, con vật không đi tiểu được hoặc đi tiểu khó khăn.

3.5.4.2. Điều trị theo nguyên nhân * Nguyên tắc điều trị chung:

Bù nước, duy trì nội mô và cân bằng điện giải bằng cách truyền qua tĩnh mạch dung dịch đẳng trương NaCl 0,9%, dung dịch đường Glucose 5%, dung dịch Lactate Ringer. Tốc độ truyền và liều lượng truyền dịch phụ thuộc vào thể trạng, nhu cầu duy trì của con vật.

Kết hợp sử dụng thuốc kháng viêm như Dexamethason, Presnisone… Bổ sung thuốc trợ sức, trợ lực, lợi tiểu, cầm máu như Catovet, VTM C, VTM K, Transamin…

a. Viêm bàng quang vô căn

Thay đổi chế độ ăn của mèo, giảm căng thẳng cho mèo. Giảm đau cho con vật.

Chỉ dùng kháng sinh khi thật sự cần thiết.

b. Viêm bàng quang do vi khuẩn

- Sử dụng kháng sinh nhạy với vi khuẩn: + Cấp tính điều trị từ 10 – 14 ngày. + Nhiễm trùng kế phát có thể 4 – 6 tuần. - Tránh các tổn thương cho hệ tiết niệu.

- Chế độ ăn phù hợp: Tăng lượng nước, không cho ăn mặn. - Nếu khó khăn đi tiểu cần thông tiểu.

- Một số thuốc được sử dụng tại bệnh viện:

+ Amoxicillin: Tiêm dưới da, liều 10mg/kg TT/ngày. Tác dụng: Chống nhiễm trùng.

+ Dexamethason: Liều 0,1mg/kg TT/ngày. Tác dụng: Kháng viêm. + Utropin: Liều 1ml/5kg TT/ ngày. Tác dụng: Lợi niệu.

c. Bệnh đường tiết niệu do tắc nghẽn

-Căn cứ vào nguyên nhân và mức độ để đưa ra các phương án điều trị thích hợp cho con vật.

-Nếu con vật bị tắc nghẽn do cặn tinh thể: + Thông tiểu.

+ Sử dụng kháng sinh thích hợp. + Thay đổi chế độ dinh dưỡng.

-Nếu tắc nghẽn do sỏi: Phẫu thuật kết hợp hộ phẫu thích hợp.

-Nếu tắc nghẽn đường niệu do tinh thể gây hẹp ở con đực và có hiện tượng tái diễn sẽ cắt bỏ đoạn niệu đạo hẹp kết hợp hộ phẫu tốt.

Một phần của tài liệu Thực hiện khám và điều trị một số bệnh của hệ niệu trên mèo tại Bệnh viện Thú cảnh Greenpet, Hà Đông, Hà Nội. (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)