Bệnh nội khoa

Một phần của tài liệu Thực hiện khám và điều trị một số bệnh của hệ niệu trên mèo tại Bệnh viện Thú cảnh Greenpet, Hà Đông, Hà Nội. (Trang 43 - 46)

Chiếm tỷ lệ 29,84% tổng số mèo đến khám và điều trị tại Bệnh viện Thú cảnh Greenpet. Bệnh nội khoa gồm: Các bệnh hệ niệu, viêm phổi, viêm dạ dày ruột, trúng độc.

4.1.1.1. Các bệnh hệ niệu

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng, kết quả xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, kết quả chẩn đoán từ hình ảnh siêu âm đã xác định có 17 mèo có biểu hiện bệnh lý ở hệ niệu trên tổng số mèo đến khám và điều trị tại bệnh viện, chiếm tỷ lệ 45,95%.

Tuy nhiên trên thực tế em cho rằng tỷ lệ bệnh trên hệ niệu ở mèo có thể còn cao hơn do những bệnh lý trên hệ niệu thường chậm biểu hiện triệu chứng lâm sàng và thường không được chủ chú ý cũng như mang đến bệnh viện điều trị kịp thời.

Viêm bàng quang có tần số xuất hiện nhiều nhất với 12 ca bệnh, chiếm tỷ lệ 70,59%. Hầu hết các ca bệnh khi mang đến khám đã có dấu hiệu mắc bệnh như tiểu dắt, tiểu ra máu, tiểu đau, thậm chí là vô niệu. Sau khi sử dụng các phương pháp chẩn đoán như siêu âm, X – quang, xét nghiệm máu, nước tiểu, tùy vào từng ca bệnh sẽ tiến hành dùng thủ thuật thông tiểu, sử dụng thuốc điều trị phù hợp.

4.1.1.2. Bệnh đường hô hấp

Khi thời tiết giao mùa, mèo thường dễ gặp các bệnh về đường hô hấp. Viêm đường hô hấp là một triệu chứng của bệnh gây nên do vi khuẩn, viêm đường hô hấp trên mèo thường xảy ra khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh

(cuối thu sang đông và đầu xuân) (Nguyễn Thị Thơm, 2020) [12]. Qua theo dõi thì em thấy các giống mèo Anh lông dài hay mắc nhất.

Khi mèo mắc bệnh nếu không được can thiệp kịp thời, mèo có khả năng bị chết, đặc biệt là mèo con từ 1 đến 3 tháng tuổi (do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém). Một số mèo mang sẵn vi khuẩn cơ hội ở đường hô hấp nhưng chưa có dấu hiệu của bệnh. Chỉ đến khi thời tiết thay đổi, sức khỏe của mèo giảm, vi khuẩn nhân cơ hội đó sẽ phát triển và gây bệnh cho mèo.

Trong quá trình thực tập, em nhận thấy thời gian điều trị một ca bệnh viêm phổi thường kéo dài hơn các ca bệnh khác và thường tái phát.

Một số dấu hiệu đặc trưng ở mèo giúp nhận biết mèo mắc bệnh viêm đường hô hấp như: Sốt cao, thở khó, ho, chảy nước mũi.

Khi mèo mắc bệnh về đường hô hấp em có tham gia theo dõi, chăm sóc và điều trị với phác đồ như sau:

-Trường hợp con vật bỏ ăn, truyền dung dịch Glucose 5%, NaCl 0,9%. -Nếu con vật khó thở dùng máy oxy kết hợp khí dung Salbutamol 0,1 mg, vệ sinh mũi miệng bằng nước muối ấm 2 lần/ ngày.

-Thuốc trợ sức trợ lực: Catovet, VTM C, ADE. -Thuốc giảm ho, long đờm: Bromhexin 1g/ 10kg TT. -Hạ sốt, giảm đau: Ketoject, Analgine.

-Kháng khuẩn: Doxycyclin, Ceftiofur. -Kháng viêm: Alphachoay chymosin.

Ngoài ra trong những ngày nắng nóng, một số chủ nuôi mèo sử dụng điều hòa với nhiệt độ thấp khiến mèo mắc các bệnh về đường hô hấp. Mèo biểu hiện các triệu chứng nhẹ như chảy nước mũi, hắt hơi, ho khan. Với trường hợp chớm mắc này thì khả năng điều trị khỏi cao hơn và thường điều trị ngoại trú theo đơn thuốc của bác sĩ.

4.1.1.3. Bệnh đường đường tiêu hóa

Bệnh đường tiêu hóa ở mèo là một bệnh khá nguy hiểm, nếu không phát hiện kịp thời mèo sẽ bị suy giảm nhanh chóng về sức khỏe, chúng sẽ bị yếu dần và chết. Trong quá trình thực tập, em nhận thấy mèo có thể mắc bệnh về đường tiêu hóa trong các tháng trong năm.

Các bệnh đường tiêu hóa gồm viêm ruột ỉa chảy, rối loạn tiêu hóa. Do tác động đến đường tiêu hóa ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của con vật nên con vật có thể gầy sút rất nhanh khi mắc bệnh.

Nguyên nhân: Con vật bị rối loạn tiêu hóa do ăn phải thức ăn hỏng hoặc ăn phải thức ăn lạ.

Khi tiến hành điều trị, bệnh viện đã sử dụng một số phác đồ phù hợp cho từng loại mèo kết hợp chăm sóc hộ lý tốt để tăng tỷ lệ khỏi bệnh cho con vật.

4.1.1.4. Trúng độc ở mèo

Trong quá trình thực tập tại bệnh viện, em đã gặp một số trường hợp cấp cứu trúng độc ở mèo. Phần lớn mèo vô tình nhiễm độc do chủ nuôi sử dụng quá liều thuốc xịt ve giận, xịt muỗi, thuốc trị nấm, thuốc trị ký sinh trùng qua đường uống cho mèo nhỏ tuổi. Mèo con khi được mang đến bệnh viện trong tình trạng nôn mửa, liên tục chảy dớt dãi ở miệng, niêm mạc nhợt nhạt, hô hấp nhanh, dần mất phản xạ và trương lực cơ. Đối với trường hợp này được cấp cứu khẩn cấp với nguyên tắc nhanh chóng loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể bằng dung dịch truyền tĩnh mạch ưu trương Glucose 30%. Khả năng phục hồi chỉ với những mèo được phát hiện và cấp cứu kịp thời.

Đối với trường hợp mèo ăn phải chuột ăn bả, mèo có các biểu hiện trúng độc như sùi bọt mép, run rẩy, dớt dãi chảy liên tục, mèo dần mất phản xạ. Gây nôn cho con vật là biện pháp cấp cứu đầu tiên với các trường hợp này để loại trừ chất độc khỏi cơ thể.

Bảng 4.2. Phác đồ điều trị trúng độc ở mèo tại Bệnh viện Thú cảnh Greenpet Chỉ tiêu Tên bệnh Thuốc điều trị Liều lượng Cách dùng Thời gian dùng thuốc (ngày) Kết quả Số con điều trị Số con khỏi Tỷ lệ (%) Trúng độc do dùng thuốc quá liều Glucose 5% 100ml IV 1 ngày 1 0 0,00

Ringer lactat 120ml IV 1 ngày

Than hoạt tính 1 viên/ 10kg PO 1 ngày

Dr. Pet Livvon 1 viên/10kg PO 1 ngày

Trúng độc do ăn phải bả chuột

Than hoạt tính 1 viên/ 10kg PO 3 – 5 ngày

1 1 100,00 Glucose 5%, NaCl 0,9% 100 ml 80 ml IV 3 – 5 ngày Glucose 30% 1 ml IV 3 – 5 ngày VTM C 0,5 ml IV 3 – 5 ngày Atropin 0,2 ml IC 1 ngày

Từ bảng 4.2. cho thấy trong 2 trường hợp trúng độc được mang đến bệnh viện thì trường hợp mèo trúng độc do sử dụng thuốc quá liều (Amoxicillin gấp 3 lần liều chỉ định) đã không qua khỏi do con vật được đem đến muộn. Trường hợp mèo trúng độc do ăn phải bả chuột sau 5 ngày điều trị tại bệnh viện đã khỏi (chiếm tỷ lệ 100%) và xuất viện do được đưa đến kịp thời.

Một phần của tài liệu Thực hiện khám và điều trị một số bệnh của hệ niệu trên mèo tại Bệnh viện Thú cảnh Greenpet, Hà Đông, Hà Nội. (Trang 43 - 46)