Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Thực hiện khám và điều trị một số bệnh của hệ niệu trên mèo tại Bệnh viện Thú cảnh Greenpet, Hà Đông, Hà Nội. (Trang 31)

2.2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Theo Vũ Kim Chiến (2018) [4] thì bệnh của hệ tiết niệu trên mèo gồm: Bệnh đường tiết niệu dưới và bệnh đường tiết niệu trên. Bệnh đường tiết niệu dưới là những bệnh ảnh hưởng đến bàng quang, niệu quản và niệu đạo. Bệnh đường tiết niệu trên là những bệnh ảnh hưởng đến thận của con vật.

2.2.3.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài

Theo Albrecht Hesse và cs (2009) [13], sự xuất hiện lần đầu tiên của bệnh rối loạn đường tiết niệu dưới ở mèo được cho là từ 0, 5 – 1,0%. Rối loạn

đường tiết niệu dưới có dấu hiệu báo trước chiếm 6,9% trong hơn 200.000 con mèo tại Hoa Kỳ trong 13 năm (1980 – 1993). Mặc dù trong một nghiên cứu tiếp theo trên 22.908 con mèo bị tiểu ít có các dấu hiệu đường niệu dạng vô căn là phổ biến nhất.

Không phải bệnh nào trên hệ niệu cũng do vi khuẩn, virus gây ra. Có nhiều trường hợp không lây nhiễm hoặc rối loạn cơ thể có thể làm suy giảm hệ thống tiết niệu (Scott A Brown, 2018) [20].

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng

Chó, mèo được đưa đến khám và chữa bệnh tại Bệnh viện Thú cảnh Greenpet, Hà Nội bao gồm các giống chó, mèo khác nhau, nguồn gốc, độ tuổi khác nhau, chó, mèo khỏe mạnh và chó, mèo mắc bệnh.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Bệnh viện Thú cảnh Greenpet, Hà Đông, Hà Nội. - Thời gian: từ 24/07/2020 đến 03/01/2021.

3.3. Nội dung

- Thực hiện các biện pháp phòng bệnh tiết niệu cho mèo được đưa đến khám, chữa bệnh tại bệnh viện.

- Tham gia chẩn đoán và điều trị bệnh cho mèo mắc bệnh hệ tiết niệu được đưa đến khám và chữa bệnh tại bệnh viện.

- Tình hình mắc bệnh ở mèo mang đến khám và điều trị tại bệnh viện: Xác định tỷ lệ mắc các bệnh thường gặp trên mèo (Bệnh nội khoa, bệnh ngoại khoa, bệnh truyền nhiễm, bệnh do KST).

- Tình hình mắc các bệnh trên hệ niệu của mèo mang đến khám và điều trị tại bệnh viện: Xác định tỷ lệ mắc bệnh trên hệ niệu của mèo theo nguyên nhân, giới tính, lứa tuổi, tính biệt, triệu chứng.

3.4. Nguyên vật liệu nghiên cứu

3.4.1. Dụng cụ

- Trang thiết bị: Máy siêu âm, máy ly tâm, kính hiển vi.

- Ống đựng mẫu nước tiểu, ống đựng mẫu máu tiêu chuẩn đã chứa chất chống đông, phiến kính, lamen.

- Dụng cụ khác: Xi lanh, tông đơ cạo, ống thông tiểu, bông côn sát trùng, giá đựng mẫu, nhiệt kế.

3.4.2. Hóa chất, test thử

- Hóa chất: Nước muối sinh lý, thuốc nhuộm. - Test thử nước tiểu URS 10.

3.5. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện

3.5.1. Phương pháp điều tra (hoặc thu thập thông tin)

Điều tra, tập hợp các hồ sơ bệnh án lưu giữ tại bệnh viện để khảo sát tình hình bệnh ở mèo.

3.5.2. Phương pháp khám lâm sàng

Là phương pháp khám dựa vào triệu chứng bệnh, dùng các phương pháp như sờ, nắn, gõ, nghe để khám cho con vật.

Lập hồ sơ bệnh án để theo dõi các ca bệnh trên mèo mang đến khám và điều trị tại bệnh viện, đặc biệt là các ca bệnh trên hệ niệu của mèo.

*Quy trình khám lâm sàng:

Hỏi trực tiếp người nuôi, người chăm sóc thông tin về cá thể mèo khi mang đến khám tại bệnh viện: Tên, tuổi, tính biệt, giống, tình trạng sức khỏe, cân nặng, sổ vắc xin...

Quan sát hình dáng, dáng đi, cử động, màu sắc, tình trạng da, lông, niêm mạc (vuốt ngược lông).

Khám mắt, khám tai, mũi, miệng, hạch có sưng, đau hay không (hạch gốc hàm, hạch sau gốc tai). Kiểm tra thân nhiệt con vật.

Tiến hành kiểm tra nhịp thở, nghe phổi, nhịp tim trên con vật và ghi chép lại vào hồ sơ bệnh án.

Dùng cảm giác của ngón tay và bàn tay để kiểm tra thận, bàng quang của con vật.

Quan sát các biểu hiện của con vật: -Mệt mỏi, ngại vận động.

-Ấn tay vào bàng quang thấy bàng quang căng chứa nhiều nước tiểu, con vật có biểu hiện đau.

Tiếp tục trao đổi chi tiết với chủ vật nuôi về một số thông tin:

-Điều kiện sống của con vật (nuôi nhốt hay nuôi thả), loại thức ăn con vật sử dụng, lượng nước cung cấp cho con vật dùng trong một ngày…

-Tiền sử bệnh của con vật: Đã từng mắc bệnh về hệ niệu hay chưa? -Tình trạng diễn biến của các triệu chứng và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Trên những mèo có các biểu hiện lâm sàng của bệnh trên hệ niệu, bệnh viện tiến hành tiếp nhận, lập bệnh án, theo dõi và điều trị cho con vật tại phòng nội khoa. Trong quá trình điều trị cho con vật, em được các bác sĩ hướng dẫn thực hiện theo các bước sau:

-Bước 1: Tìm hiều bệnh sử con vật. -Bước 2: Khám lâm sàng cho con vật. -Bước 3: Xét nghiệm nước tiểu

-Bước 4: Chỉ định sử dụng phương pháp siêu âm, X – quang đối với các trường hợp nghi sỏi ở đường tiết niệu.

-Bước 5: Theo dõi và điều trị theo phác đồ.

3.5.3. Phương pháp xét nghiệm nước tiểu

Dụng cụ: Ống thông tiểu vô trùng, ống đựng mẫu nước tiểu, xi lanh, phiến kính, la men, cốc thủy tinh, máy ly tâm, kính hiển vi.

Hóa chất: Zoletil, nước muối sinh lý ấm, vaselin.

Lấy mẫu nước tiểu: Để lấy mẫu nước tiểu trên mèo nghi mắc bệnh trên hệ niệu, tiến hành thực hiện ba bước gồm:

-Bước 1: Cố định con vật, bôi vaselin vào ống thông tiểu để tránh gây tổn thương đường niệu.

-Bước 2: Bộc lộ đầu dương vật (con đực) hoặc âm hộ (con cái) rồi khéo léo đưa ống thông tiểu qua lỗ niệu đạo.

-Bước 3: Hút một lượng nước tiểu vừa đủ vào ống đựng mẫu nước tiểu để xét nghiệm cặn lắng, hoặc đưa ra cốc vô trùng để làm test thử nhanh.

*Lưu ý:

-Mẫu nước tiểu lấy làm xét nghiệm là nước tiểu giữa dòng, không lấy nước tiểu lúc đầu hoặc lúc cuối.

-Tại bệnh viện Thú cảnh Greenpet, trường hợp con vật mắc chứng bí tiểu, việc lấy mẫu nước tiểu xét nghiệm cặn lắng được lấy trong thủ thuật thông tiểu.

3.5.3.1. Xét nghiệm một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa bằng Test thử URS 10

Dụng cụ: Test thử nước tiểu URS – 10 của Công ty Teco Diagnostics manufacturing Ltd (Mỹ) sản xuất.

Ảnh 3.1. Bộ test thử nước tiểu URS - 10

Cách tiến hành:

-Bước 1: Lấy một que thử của test nhúng ngập vào trong ống đã chứa mẫu nước tiểu.

-Bước 2: Chờ 30 giây – 2 phút, sau đó so sánh với thang màu chuẩn trong bộ test nhanh.

3.5.3.2. Xét nghiệm cặn lắng nước tiểu

Phương pháp này cho biết một số chỉ tiêu trong nước tiểu của mèo bị bệnh tiết niệu được soi dưới kính hiển vi như: Hồng cầu, bạch cầu, tinh thể, vi khuẩn.

Dụng cụ: Máy ly tâm, la men, phiến kính, kính hiển vi. Cách tiến hành:

-Bước 1: Ly tâm mẫu nước tiểu với tốc độ 2000 vòng/ phút trong 10 phút. -Bước 2: Sau khi ly tâm, gạn lớp nước trong phía trên bỏ đi, dùng xi lanh hút phần cặn dưới đáy ống đưa lên phiến kính.

-Bước 3: Nhuộm mẫu nước tiểu trên phiến kính qua (formol – eosin – fusin) rồi rửa nước, để khô.

-Bước 4: Nhỏ giọt dầu vào phiến kính và soi dưới kính hiển vi với vật kính soi dầu.

3.5.3.3. Xét nghiệm các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu

Dụng cụ: Xi lanh, ống đựng mẫu máu tiêu chuẩn đã chứa chất chống đông, kim bướm, tông – đơ, dây garo, bông cồn sát trùng.

Cách tiến hành:

-Bước 1: Cạo sạch vùng lông và vô trùng vị trí cần lấy máu xét nghiệm. -Bước 2: Lấy khoảng 1 ml máu đưa vào ống đựng mẫu đã chứa chất chông đông.

-Bước 3: Lắc nhẹ máu trong ống đựng mẫu máu đã chứa chất chống đông. Sau đó xếp thẳng các ống đựng mẫu máu trong giá, bảo quản trong tủ đựng mẫu từ 20C – 80C.

Hiện tại bệnh viện Thú cảnh Greenpet chưa được trang bị máy xét nghiệm máu nên mẫu máu sẽ được gửi đến Bệnh viện Đa khoa Medlatec để làm xét nghiệm, kết quả được gửi lại sau 8 giờ.

Bảng 3.1. Một số chỉ tiểu về huyết học, hóa sinh trên mèo

STT Chỉ tiêu Chỉ số bình thường Đơn vị

Hóa sinh

1 Ure máu 5-12.9 mmol/L

2 Creatin máu 53-165 μmol/L

Huyết học

3 Số lượng bạch cầu 3.5-16 Giga/l

4 Tỷ lệ % bạch cầu trung tính 35-75 %

5 Tỷ lệ % bạch cầu Lympho 20-45 %

6 Tỷ lệ % bạch cầu Mono 1-4 %

7 Số lượng bạch cầu trung tính 2.5-8.5 Giga/l

8 Số lượng bạch cầu Lympho 0.9-7 Giga/l

9 Số lượng bạch cầu Mono 0-0.6 Giga/l

3.5.4. Phương pháp điều trị bệnh

3.5.4.1. Điều trị theo triệu chứng

Sử dụng thủ thuật thông tiểu để mở rộng đường tiểu lấy hết lượng nước tiểu trong bàng quang.

Dụng cụ: Ống thông tiểu, xi lanh, chỉ khâu, kim khâu.

Hóa chất: Zoletil, nước muối sinh lý ấm, vaselin, cồn iodine pha loãng. Cách tiến hành:

-Bước 1: Cố định con vật, gây mê hoặc gây tê. Vệ sinh cơ quan sinh dục bên ngoài của mèo (dương vật, âm hộ).

-Bước 2: Luồn ống thông tiểu đã được bôi vaselin vào đầu dương vật (con đực), lỗ niệu đạo (con cái), nhẹ nhàng đẩy ống thông tiểu vào bàng quang.

-Bước 4: Bơm nước muối sinh lý ấm vào bàng quang rồi rút ra, thực hiện lặp lại 3 – 4 lần.

-Bước 5: Đặt ống thông tiểu vào bàng quang niệu đạo con vật để nước tiểu tự động chảy ra ngoài tránh làm tăng áp lực bàng quang.

*Lưu ý:

-Nếu mèo được chỉ định xét nghiệm nước tiểu thì lấy nước tiểu giữa dòng để xét nghiệm.

-Thực hiện thủ thuật thông tiểu khi mà bàng quang căng phồng, con vật không đi tiểu được hoặc đi tiểu khó khăn.

3.5.4.2. Điều trị theo nguyên nhân * Nguyên tắc điều trị chung:

Bù nước, duy trì nội mô và cân bằng điện giải bằng cách truyền qua tĩnh mạch dung dịch đẳng trương NaCl 0,9%, dung dịch đường Glucose 5%, dung dịch Lactate Ringer. Tốc độ truyền và liều lượng truyền dịch phụ thuộc vào thể trạng, nhu cầu duy trì của con vật.

Kết hợp sử dụng thuốc kháng viêm như Dexamethason, Presnisone… Bổ sung thuốc trợ sức, trợ lực, lợi tiểu, cầm máu như Catovet, VTM C, VTM K, Transamin…

a. Viêm bàng quang vô căn

Thay đổi chế độ ăn của mèo, giảm căng thẳng cho mèo. Giảm đau cho con vật.

Chỉ dùng kháng sinh khi thật sự cần thiết.

b. Viêm bàng quang do vi khuẩn

- Sử dụng kháng sinh nhạy với vi khuẩn: + Cấp tính điều trị từ 10 – 14 ngày. + Nhiễm trùng kế phát có thể 4 – 6 tuần. - Tránh các tổn thương cho hệ tiết niệu.

- Chế độ ăn phù hợp: Tăng lượng nước, không cho ăn mặn. - Nếu khó khăn đi tiểu cần thông tiểu.

- Một số thuốc được sử dụng tại bệnh viện:

+ Amoxicillin: Tiêm dưới da, liều 10mg/kg TT/ngày. Tác dụng: Chống nhiễm trùng.

+ Dexamethason: Liều 0,1mg/kg TT/ngày. Tác dụng: Kháng viêm. + Utropin: Liều 1ml/5kg TT/ ngày. Tác dụng: Lợi niệu.

c. Bệnh đường tiết niệu do tắc nghẽn

-Căn cứ vào nguyên nhân và mức độ để đưa ra các phương án điều trị thích hợp cho con vật.

-Nếu con vật bị tắc nghẽn do cặn tinh thể: + Thông tiểu.

+ Sử dụng kháng sinh thích hợp. + Thay đổi chế độ dinh dưỡng.

-Nếu tắc nghẽn do sỏi: Phẫu thuật kết hợp hộ phẫu thích hợp.

-Nếu tắc nghẽn đường niệu do tinh thể gây hẹp ở con đực và có hiện tượng tái diễn sẽ cắt bỏ đoạn niệu đạo hẹp kết hợp hộ phẫu tốt.

3.5.5. Phương pháp xử lý số liệu

Toàn bộ số liệu thu thập được tập hợp và phân tích bằng phương pháp thống kê sinh vật học phần mềm Excel 2016.

Các công thức tính:

- Tỷ lệ mắc bệnh (%) = Tổng số con mắc bệnh x100 Tổng số con theo dõi

- Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = Tổng số con khỏi bệnh x100 Tổng số con điều trị

+ Giá trị trung bình cộng là giá trị đặc trưng cho sự tập trung của giá trị quan sát được. X = ∑ Xi n i=0 n

Trong đó: Xi: giá trị mẫu quan sát được

X: giá trị trung bình n: dung lượng mẫu

+ Độ lệch chuẩn là tham số đặc trưng cho sự phân tán của giá trị quan sát được theo giá trị tương đối so với giá trị trung bình.

δ = √∑(Xi − X)

n−1 Với n < 30

+ Sai số trung bình là tham số đặc trưng cho sự phân tán của mẫu quan sát được, đại diện cho một tổng thể.

mx = ± δ

PHẦN 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình mắc bệnh ở mèo mang đến khám và điều trị tại Bệnh viện Thú cảnh Greenpet Thú cảnh Greenpet

Trong thời gian hơn 5 tháng thực tập tại Bệnh viện Thú cảnh Greenpet, em đã tiến hành thu thập số liệu tất cả trường hợp mèo mang đến bệnh viện khám và điều trị cùng với số liệu được lưu trữ tại bệnh viện trước đó để có cái nhìn tổng quan về tình hình bệnh cũng như xác định được tình hình mắc bệnh trên hệ niệu. Kết quả được trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Phân loại các nhóm bệnh ở mèo khám và điều trị tại Bệnh viện Thú cảnh Greenpet

Bệnh Số mèo nghi mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Nội khoa 37 29,84 Truyền nhiễm 8 6,45 Ngoại khoa 32 25,81 Ký sinh trùng 47 37,90 Tổng 124 100

Qua bảng 4.1. cho thấy trong tổng số 124 mèo mang đến khám tại Bệnh viện Thú cảnh Greenpet, tỷ lệ mắc bệnh ký sinh trùng chiếm tỷ lệ cao nhất 37,90%, thấp nhất là các bệnh truyền nhiễm chiếm tỷ lệ 6,45%. Sở dĩ tỷ lệ mèo mắc bệnh ký sinh trùng chiếm tỷ lệ cao nhất là do bệnh này có tính chất lan truyền nhanh, nếu chủ vật nuôi không để ý thì chỉ sau một thời gian ngắn bệnh đã lan ra khắp toàn thân khiến cho việc điều trị lâu hơn. Bên cạnh đó thì tần suất bắt gặp ký sinh trùng ở ngoài môi trường cũng nhiều hơn do điều kiện thời

tiết khí hậu nước ta thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của vô số giống, loài ký sinh trùng ở ngoại cảnh để rồi chúng từ ngoại cảnh xâm nhập ký chủ và gây bệnh (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2016) [6].

4.1.1. Bệnh nội khoa

Chiếm tỷ lệ 29,84% tổng số mèo đến khám và điều trị tại Bệnh viện Thú cảnh Greenpet. Bệnh nội khoa gồm: Các bệnh hệ niệu, viêm phổi, viêm dạ dày ruột, trúng độc.

4.1.1.1. Các bệnh hệ niệu

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng, kết quả xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, kết quả chẩn đoán từ hình ảnh siêu âm đã xác định có 17 mèo có biểu hiện bệnh lý ở hệ niệu trên tổng số mèo đến khám và điều trị tại bệnh viện, chiếm tỷ lệ 45,95%.

Tuy nhiên trên thực tế em cho rằng tỷ lệ bệnh trên hệ niệu ở mèo có thể còn cao hơn do những bệnh lý trên hệ niệu thường chậm biểu hiện triệu chứng lâm sàng và thường không được chủ chú ý cũng như mang đến bệnh viện điều trị kịp thời.

Viêm bàng quang có tần số xuất hiện nhiều nhất với 12 ca bệnh, chiếm tỷ lệ 70,59%. Hầu hết các ca bệnh khi mang đến khám đã có dấu hiệu mắc bệnh như tiểu dắt, tiểu ra máu, tiểu đau, thậm chí là vô niệu. Sau khi sử dụng các phương pháp chẩn đoán như siêu âm, X – quang, xét nghiệm máu, nước tiểu, tùy vào từng ca bệnh sẽ tiến hành dùng thủ thuật thông tiểu, sử dụng thuốc điều trị phù hợp.

4.1.1.2. Bệnh đường hô hấp

Khi thời tiết giao mùa, mèo thường dễ gặp các bệnh về đường hô hấp.

Một phần của tài liệu Thực hiện khám và điều trị một số bệnh của hệ niệu trên mèo tại Bệnh viện Thú cảnh Greenpet, Hà Đông, Hà Nội. (Trang 31)