Kết quả điều trị một số bệnh trên hệ tiết niệu của mèo khi mang đến

Một phần của tài liệu Thực hiện khám và điều trị một số bệnh của hệ niệu trên mèo tại Bệnh viện Thú cảnh Greenpet, Hà Đông, Hà Nội. (Trang 55)

khám và điều trị tại Bệnh viện Thú cảnh Greenpet

Sau khi có kết quả chẩn đoán, bệnh viện tiến hành điều trị cho mèo có biểu hiện bệnh lý trên hệ niệu với phác đồ điều trị phù hợp theo từng dạng bệnh lý. Dưới đây là kết quả điều trị một số bệnh trên hệ niệu của mèo đến khám và điều trị tại bệnh viện.

Bảng 4.11. Kết quả điều trị một số bệnh trên hệ niệu của mèo tại Bệnh viện Thú cảnh Greenpet

Tên bệnh Số con điều trị (con) Kết quả điều trị Khỏi bệnh Giảm bệnh Chết Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Tỷ lệ (%) Viêm bàng quang 12 9 75,00 2 16,67 1 8,33 Suy giảm chức năng thận mãn tính 1 0 0,00 1 100 0 0,00 Tắc niệu quản 4 1 25,00 3 75,00 0 0,00

Qua bảng 4.11 cho thấy tỷ lệ điều trị khỏi bệnh viêm bàng quang chiếm tỷ lệ cao nhất là 75%. Theo Ettinger S.J và cs (2000) [15], viêm bàng quang thường là một bệnh đơn thuần, rất ít khi có biến chứng nhiễm trùng toàn thân nên khả năng tử vong là rất thấp.

Đối với bệnh viêm bàng quang, trong tổng số 12 con có 9 con được điều trị khỏi (75%), 2 con giảm bệnh sau điều trị (16,67%) và 1 con chết (8,33%). Sau liệu trình điều trị theo nguyên nhân và triệu chứng, con vật khỏi bệnh khi các biểu hiện như đái dắt, rặn tiểu hay tiểu ra máu không còn,… con vật có thể đi tiểu một cách bình thường, lượng nước tiểu, màu sắc nước tiểu bình thường. Con vật giảm bệnh khi các triệu chứng chỉ có chiều hướng thuyên giảm sau liệu trình điều trị tại bệnh viện. Trường hợp có 1 con chết là do chủ nuôi có nguyện vọng trợ tử cho con vật do con vật bị liệt thân dưới, ảnh hưởng đến chức năng vận động, bài tiết.

Đối với bệnh suy giảm chức năng thận mãn tính, đây là bệnh thường xảy ra ở con vật từ 5 năm năm tuổi trở lên và thường có xu hướng tái diễn tùy theo trạng thái của từng con vật. Triệu chứng bệnh phát triển từ từ và không đặc hiệu như: Nôn, buồn nôn là triệu chứng thường hay gặp, tần suất nôn tăng dần khi bệnh nặng lên, mệt mỏi, niêm mạc nhợt nhạt (biểu hiện của thiếu máu), tiêu chảy hoặc táo bón, giảm cân, mất nước, khát nước uống nhiều nước, ... Đây là bệnh dai dẳng kéo dài, suy giảm chức năng thận và không phục hồi theo thời gian. Bệnh để lâu thường gây biến chứng, không chỉ đơn thuần gây mất chức năng thận mà còn tổn hại đến các cơ quan khác. Con vật sau khi điều trị tại bệnh viện thì giảm bớt các triệu chứng ở trên tuy nhiên khả năng tái phát bệnh lại của con vật khá cao do con vật đã được 10 năm tuổi.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Dựa trên kết quả nghiên cứu thu được qua thời gian thực tập, em có một số kết luận sau:

-Trong tổng số 124 ca bệnh ở mèo mang đến khám và điều trị tại Bệnh viện Thú cảnh Greenpet, mèo mắc bệnh KST chiếm tỷ lệ cao nhất là 37,90 %, thấp nhất là các bệnh truyền nhiễm chiếm tỷ lệ 6,45%.

-Mèo trúng độc do ăn phải bả chuột được điều trị khỏi (chiếm tỷ lệ 100%), mèo trúng độc do sử dụng thuốc quá liều không qua khỏi (chiếm tỷ lệ 0,00%).

-Mèo có biểu hiện bệnh lý trên hệ niệu được khám và điều trị tại Bệnh viện Thú cảnh Greenpet chiếm tỷ lệ 29,84%.

-Tỷ lệ mèo mắc viêm bàng quang vô căn chiếm tỷ lệ cao nhất (47,06%) trong tổng số con mắc các bệnh trên hệ niệu đến khám và điều trị tại Bệnh viện Thú cảnh Greenpet.

-Chế độ ăn kém (chiếm tỷ lệ cao nhất 52,94%) là nguyên nhân chính gây cho mèo mắc các bệnh trên hệ niệu đến khám và điều trị tại Bệnh viện Thú cảnh Greenpet.

-Độ tuổi từ 2 đến 5 năm là độ tuổi mèo hay biểu hiện bệnh trên hệ niệu nhất trong quá trình em thực tập, chiếm tỷ lệ 64,71%.

-Tỷ lệ mèo mắc bệnh trên hệ niệu xảy ra trên con đực (78,57%) cao hơn so với con cái (21,43%).

-Tỷ lệ nhóm mèo ngoại (88,24%) mắc bệnh trên hệ niệu cao hơn so với nhóm mèo nội (11,76%).

-Tiểu ra máu (76,47%) và đái rắt (76,47%) là hai biểu hiện lâm sàng thường thấy nhất khi mèo mắc các bệnh trên hệ niệu được đến khám và điều trị tại Bệnh viện Thú cảnh Greenpet.

-Đối với mẫu xét nghiệm nước tiểu của 16 mèo mắc bệnh trên hệ niệu thì tỷ lệ hồng cầu và bạch cầu xuất hiện trong mẫu nước tiểu là 100%, tỷ lệ xuất hiện tinh thể là 25%, tỷ lệ xuất hiện vi khuẩn là 31,25%.

-Sự thay đổi chỉ số sinh lý, sinh hóa máu của 3 mèo đại diện mắc bệnh hệ niệu thể hiện ở số lượng bạch cầu của mèo mắc bệnh (17,06 ± 1,84) cao hơn so với chỉ số bình thường. Số lượng bạch cầu tăng thể hiện sự viêm nhiễm và viêm nhiễm ở mức độ nào.

-Kết quả điều trị trên mèo có bệnh lý viêm bàng quang đạt hiệu quả cao chiếm tỷ lệ (75,00%). Tỷ lệ khỏi bệnh của con vật phụ thuộc vào thể trạng của từng con vật.

Qua 5 tháng thực tập tại Bệnh viện Thú cảnh Greenpet em đã được học hỏi và được hướng dẫn thêm nhiều điều về kiến thức:

+ Chẩn đoán lâm sàng một số bệnh nội khoa, bệnh truyền nhiễm ở chó, mèo. + Tham gia vào công tác tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho chó, mèo. + Tham gia quá trình điều trị, chăm sóc cho chó, mèo: rửa vết thương, tiêm thuốc, truyền tĩnh mạch, cho chó, mèo uống thuốc ...

+ Được trang bị bài bản một số kỹ năng bởi các bác sĩ tại bệnh viện.

5.2. Kiến nghị

Vì thời gian nghiên cứu và số mẫu còn hạn chế nên số liệu và đánh giá còn khách quan, cần nghiên cứu chi tiết hơn nữa.

Khuyến cáo tới chủ vật nuôi về chế độ chăm sóc đặc biệt sau khi mèo điều trị khỏi ở bệnh viện trở về nhà tránh tình trạng tái phát.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt

1.Bệnh viện Thú cảnh Greenpet (2018), Một số bệnh thường gặp trên chó, mèo, Tài liệu lưu hành nội bộ.

2.Nguyễn Văn Biện (2001), Bệnh chó mèo, Nxb trẻ, Hà Nội.

3.Trần Ngọc Bích, Lê Thị Phương Đông, Nguyễn Phúc Khánh, Nguyễn Thị Yến Mai, Trương Phúc Vình, Trần Thị Thảo (2014), “Đặc điểm dịch tễ học của bệnh trên hệ tiết niệu của chó tại thành phố Cần Thơ”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, (Nông Nghiệp 2014 số 2), 122 – 127.

4.Vũ Kim Chiến (2018), “Rối loạn hệ tiết niệu trên mèo”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú Y, Tập XXV (Số 4), 97 – 100.

5.Tô Du, Xuân Giao (2006), Kỹ thuật nuôi chó mèo và phòng các bệnh thường gặp, Nxb Lao động, Hà Nội.

6.Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Phạm Diệu Thùy, Nguyễn Thị Ngân (2016), Ký sinh trùng học thú y, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

7.Nguyễn Thị Phương Liên (2019), Một số bệnh đường tiết niệu trên chó và mèo, Tài liệu lưu hành nội bộ.

8.Đặng Quang Nam, Phạm Đức Chương (2002), Giải phẫu vật nuôi, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

9.Nguyễn Đình Nhung, Nguyễn Bá Tiếp, Lê Ngọc Ninh dịch và biên soạn (2017), Giải phẫu cục bộ cơ thể vật nuôi, Tài liệu lưu hành nội bộ, tr.357 – 361.

10. Phạm Ngọc Thạch, Chu Đức Thắng (2009), Chẩn đoán và Nội khoa thú y, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

11. Nguyễn Văn Thanh, Vũ Như Quán, Nguyễn Hoài Nam (2016), Giáo trình Bệnh của chó, mèo, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

12.Nguyễn Thị Thơm (2020), Hướng dẫn điều trị một số bệnh thường gặp ở chó, mèo, Tài liệu lưu hành nội bộ.

II. Tài liệu Tiếng Anh

13. Albrecht Hesse and Reto Neiger (2009), Urinary Stones in Small Animal Medicine, Manson Publishing/The Veterinary Press, Francis Group. 14.Carlos A. Driscoll, Juliet Clutton – Brock, Andrew C. Kitchener, Stephen

J. O’Brien (2009), “The Evolution of House Cats”, Scientific American.

15.Ettinger S.J and E.C. Felaman (2000), “Textbook of veterinary internal medicine diseases of dogs and cats”, W.B. Saunder Company.

16.John Pickrell (2004), “Oldest Known Pet Cat? 9,500 – Year – Old Burial Found on Cyprus”, National Geographic.

17.Rubin S.A (1999), “Geriatrics and renal disease”, Hill’ Pet Nutrition Inc.

18.Scott A. Brown (2015), “Bacterial Cystitis in Small Animals”, Merck Veterinary Manual.

19. Scott A. Brown (2018), “Noninfectious Diseases of the Urinary System of Cats”, Merck Veterinary Manual.

20. Scott A. Brown (2018), “Infectious Diseases of the Urinary System of Cats”, Merck Veterinary Manual.

21. Scott D. Fitzgerald (2013), “Overview of Congential and Inherited Anomalies of the Urinary System”, Merck Veterinary Manual.

22. Sherry Lynn Sanderson (2018), “The Urinary System of Cats”, Merck Veterinary Manual.

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

Ảnh 1. Thông tiểu cho mèo Ảnh 2. Nước tiểu sau khi ly tâm

Ảnh 3. Lấy lớp cặn nước tiểu sau khi ly tâm

Ảnh 5. Hình ảnh hồng cầu, bạch cầu trong mẫu nước tiểu soi dưới kính

hiển vi

Ảnh 6. Kiểm tra bàng quang mèo

Một phần của tài liệu Thực hiện khám và điều trị một số bệnh của hệ niệu trên mèo tại Bệnh viện Thú cảnh Greenpet, Hà Đông, Hà Nội. (Trang 55)