Quy tắc chung của hệ thống phân cấp bộ nhớ

Một phần của tài liệu Giáo trình kiến trúc máy tính (Trang 102 - 103)

Đưa ra mô hình phân cấp bộ nhớ:

Hình 4.1 Mô hình phân cấp bộ nhớ

Mối quan hệ về thời gian (Temporal Locality): Người ta cho rằng các dữ liệu, các lệnh vừa được sử dụng thì tương lai sẽ được sử dụng tiếp. Vì thế người ta tìm cách để lưu các dữ liệu vào các lệnh này để có thể truy nhập trong tương laị

Mối quan hệ về không gian (Spatial Locality): Theo quan điểm này người ta cho rằng các lệnh và các dữ liệu nằm gần lệnh hoặc là dữ liệu vừa được sử dụng thì trong tương lai sẽ có thểđược sử dụng, do vậy người ta phải tìm cách đểlưu trữ hoặc nạp trước dữ liệu nàỵ

Mối quan hệ tuần tự(Sequential Locality): Người ta đã thống kê được rằng các lệnh trong chương trình hầu hết được thực hiện một cách tuần tự (70-80%), lệnh thực hiện rẽ nhánh và lặp (20-30%) vì thếngười ta sẽtìm cách để nạp hoặc lưu trữ các lệnh nằm trước hoặc sau lệnh đang thực hiện để cho quá trình truy nhập lênh này nhanh hơn.

Trong mô hình phân cấp bộ nhớ ta sẽ tìm cách ghép nối các bộ nhớ có tốc độ truy cập nhanh kết hợp với các bộ nhớ có tốc độ truy cập thấp, sao cho tổng thời gian truy nhập một mục dữ liệu/một lệnh và tổng giá thành của bộ nhớ là thấp nhất. Vì các bộ nhớ càng gần bộ xử lý có tốc độcàng cao giá thành càng đắt, nên không thể sử dụng chúng với dung lượng lớn mà chỉ sử dụng chúng đóng vai trò trung gian, khi đó để nạp hoặc ghi dữ liệu thì ta phải xây dựng những thuật toán, thông thường áp dụng một trong ba quan điểm trên.

Mô hình bộ nhớ hai cấp

Hình 4.2 Mô hình bộ nhớ hai cấp

Mô hình bộ nhớ ba cấp

Hình 4.3 Mô hình bộ nhớ ba cấp

Một phần của tài liệu Giáo trình kiến trúc máy tính (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)