Bảo quản, sửa chữa chuột

Một phần của tài liệu Giáo trình sửa chữa máy in và thiết bị ngoại vi (nghề kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính trung cấp) 2 (Trang 84 - 87)

- Cách bảo quản và sửa chữa chuột máy tính

Nội dung chính: 3.2.1. Bảo quản

Nếu dùng chuột bi, bạn phải thường xuyên tháo viên bi ra để chùi sạch các bánh lăn dẫn hướng, nếu chúng bị dơ thì con trỏ chuột sẽ di chuyển không trơn tru trên màn hình. Dù dùng chuột bi hay chuột quang, bạn cũng nên sử dụng miếng lót chuột để điều khiển chuột được dễ dàng, trơn tru và chuột ít bám bụi dưới bụng.

Thông thường, với con chuột, bạn cũng có thể không cần sử dụng trong máy tính của bạn, nếu bạn biết sử dụng các phím tắt trên bàn phím. Việc sử dụng các phím tắt trên bàn phím sẽ làm cho công việc của bạn chậm hơn so với bạn sử dụng con chuột.

Con chuột thường được di chuyển trên một tấm lót (mouse pad), có thể tấm lót chuột của bạn có bụi. Khi di chuyển con chuột, bụi sẽ bám vào bi lăn của chuột. Nên bạn thường xuyên phải gỡ bi của con chuột ra để lau bụi và các trục lăn liên quan phía trong nó.

Bạn có thể dùng bông thấm nước sạch để lau. Bạn cũng lưu ý là khi lau, bạn không nên để nước thấm vào phía trong của con chuột và không nên để các thiết bị cứng chạm mạnh vào bo mạch của chuột.

Trong trường hợp bạn thấy con chuột chạy không như ý muốn của bạn, bạn có thể làm theo phương pháp trên. Nếu hiện tượng vẫn còn xảy ra, kiểm tra phía dưới mặt tiếp xúc của con chuột với tấm lót chuột có nút kéo qua trái - qua phải (nằm ngang, không phải nút mở bi của chuột) hay không. Nếu có, bạn kéo qua chiều ngược lại với chiều hiện tại.

Nếu bạn vẫn chưa khắc phục được, bạn cần có một đĩa mềm hoặc đĩa CD- ROM khởi động được, bạn khởi động từ đĩa đó để ra ngòai DOS. Bạn tìm tập tin Mouse.com để chạy tập này và gọi một trình tiện ích nào đó (ví dụ: Norton Commander) và bạn di chuyển chuột xem con chuột của bạn có chạy bình thường không.

Bước tiếp theo, bạn kiểm tra lại jack cắm của chuột phía sau thùng máy xem bạn đã cắm chặt hay chưa, các chân của nó có bị cong - gãy hay không.

Trong trường hợp dây nối của con chuột bị đứt một trong các giây tín hiệu cũng có gây ra trường hợp trên. Để biết thêm về cách khắc phục các hiện tượng phần cứng, bạn tham khảo thêm trong "Danh bạ - Các câu hỏi thường gặp" của phần mềm này.

3.2.2. Sửa chữa

*Hư hỏng thường gặp ở chuột bi:

a. Khi di chuyển chuột thấy con trỏ di chuyển giật cục và rất khó khăn

Nguyên nhân:

Trường hợp trên thường do hai trục lăn áp vào viên bi bị bẩn vì vậy chúng không xoay được

Khắc phục:

Tháo viên bi ra, vệ sinh sạch sẽ viên bi và hai trục lăn áp vào viên bi, sau đó lắp lại.

b. Chuột chỉ di chuyển theo một hướng ngang hoặc dọc

Nguyên nhân:

- Do một trục lăn không quay, có thể do bụi bẩn.

Khắc phục:

Vệ sinh các trục lăn bên trong. Tháo viên bi ra và dùng tay xoay thử hai trục, khi xoay trục nào mà không thấy con trỏ dịch chuyển là hỏng cảm biến ăn vào trục đó.

=> Ta có thể sử dụng bộ cảm biến từ một con chuột khác lắp sang thay thế.

c. Máy không nhận chuột, di chuột trên bàn con trỏ không dịch chuyển

Nguyên nhân:

- Trường hợp này thường do đứt cáp tín hiệu.

- Một sốtrường hợp là do hỏng IC giải mã bên trong chuột.

Khắc phục:

- Kiểm tra sự thông mạch của cáp tín hiệu bằng đồng hồ vạn năng để thang x1, nếu có một sợi dây đứt thì cần thay dây cáp.

- Nếu không phải do cáp thì bạn hãy thay thử IC trong chuột. d. Bấm công tắc chuột trái hoặc chuột phải mất tác dụng.

Nguyên nhân:

- Nguyên nhân thường do công tắc không tiếp xúc.

Khắc phục:

- Bạn tháo chuột ra và kiểm tra sự tiếp xúc của công tắc khi bấm nếu công tắc không tiếp xúc thì thay công tắc.

* Hư hỏng thường gặp ở chuột quang:

a. Máy không nhận chuột

Nguyên nhân:

- Trường hợp này thường do chuột bị đứt cáp tín hiệu + Một số trường hợp do hỏng IC giao tiếp trên chuột.

Khắc phục:

- Dùng đồng hồ vạn năng để thang 1x đo sự thông mạch của cáp tín hiệu, nếu thấy đứt một sợi thì bạn cần thay cáp tín hiệu khác.

- Nếu cáp tín hiệu bỉnh thường thì cần thay thử IC giao tiếp (là IC ở cạnh gần bối dây cáp tín hiệu).

b. Chuột không phát ra ánh sáng đỏ, không hoạt động được.

Nguyên nhân:

- Đứt cáp tín hiệu làm mất Vcc cho chuột.

Khắc phục:

- Kiểm tra và thay cáp tín hiệu nếu đứt.

- Kiểm tra Diode phát quang (đo như Diode thường) nếu đứt thì thay một Diode khác.

3.3 Bảo quản, sửa chữa bàn phímMục tiêu:

Một phần của tài liệu Giáo trình sửa chữa máy in và thiết bị ngoại vi (nghề kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính trung cấp) 2 (Trang 84 - 87)