Giới thiệu, nguyên lý hoạt động của Modem

Một phần của tài liệu Giáo trình sửa chữa máy in và thiết bị ngoại vi (nghề kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính trung cấp) 2 (Trang 89 - 91)

4.1.1. Giới thiệu

Modem (viết tắt từ Modulator and Demodulator) 2 từ này có nghĩa là: Điều chế và giải điều chế.

Nếu nói về khía cạnh phần cứng thì đây là 1 loại thiết bị ngoại vi của máy tính, nó được dùng để thông tin giữa 2 máy qua các dây dẫn thông thường được nhiều cho công việc này là dây cáp điện thoại.

Sau khi kỹ thuật máy tính ra đời và phát triển mạnh mẽ, từ đó người ta đã nảy sinh ra ý tưởng dùng đường dây điện thoại để làm cầu nối giữa 2 máy tính, tuy nhiên ngay từ đầu đường dây điện thoại chỉ được thiết kế để truyền tín hiệu dạng tiếng nói, vì vậy máy tính không thể truyền tín hiệu của nó 1 cách trực tiếp lên điện thoại được.

Tuy nhiên giải pháp này đả được thực hiện, các nhà kỹ thuật tạo ra 1 thiết bị trung gian giữa đường điện thoại và máy tính, thiết bị này có nhiệm vụ tiếp nhận tín hiệu dữ liệu máy tính chuyển sang dạng tín hiệu của đường dây điện thoại truyền đi, đồng thời tiếp nhận tín hiệu từ đường điện thoại, chuyển chúng sang dạng tín hiệu dữ liệu của máy tính.

Như vậy modem là thiết bị cần thiết cho việc liên lạc giữa các máy tính

qua đường dây điện thoại thông thường. Modem hoạt động theo 2 hướng: điều chế dữ liệu khi phát, và giải điều chế dữ liệu khi nhận

Thiết bịđiều chế sóng tín hiệu tương tự nhau để mã hóa dữ liệu số, và giải điều chế tín hiệu mang để giải mã tín hiệu số. Một thí dụ quen thuộc nhất của modem băng tần tiếng nói là chuyển tín hiệu số '1' và '0' của máy tính thành âm thanh mà nó có thể truyền qua dây điện thoại của Plain Old Telephone Systems (POTS), và khi nhận được ởđầu kia, nó sẽ chuyển âm thanh đó trở về tín hiệu '1' và '0'. Modem thường được phân loại bằng lượng dữ liệu truyền nhận trong một khoảng thời gian, thường được tính bằng đơn vị bit trên giây, hoặc "bps".

Người dùng Internet thường dùng các loại modem nhanh hơn, chủ yếu là modem cáp đồng trục và modem ADSL. Trong viễn thông, "radio modem" truyền tuần tự dữ liệu với tốc độ rất cao qua kết nối sóng viba. Một vài loại modem sóng viba truyền nhận với tốc độ hơn một trăm triệu bps. Modem cáp quang truyền dữ liệu qua cáp quang. Hầu hết các kết nối dữ liệu liên lục địa hiện tại dùng cáp quang để truyền dữ liệu qua các đường cáp dưới đáy biển. Các modem cáp quang có tốc độ truyền dữ liệu đạt hàng tỉ (1x109) bps.

Thông thường thì modem là một khối riêng lẻ, được nối với máy tính hoặc thiết bị đầu cuối, qua sợi cáp dùng chuẩn RS232 hoặc RS449 của EIA. Các modem như vậy gọi là modem ngoài (External Modem). Một số máy tính hay thiết bị đầu cuối tích hợp bên trong chúng, các modem mà không cần giao tiếp theo chuẩn của EIA gọi là các modem trong (Internal Modem). Có thể gọi modem là 1 Crad rời gắn vào các khe mở rộng (Slot) của máy tính hoặc được gắn liền (on board) với mạch chính (main board) của máy tính.

4.1.2. Nguyên lý hoạt động của Modem

Nói về các chế độ hoạt động của modem thì thông thường modem có 2 chế độ hoạt động cơ bản

- Chế độ lệnh: còn gọi là command mode, nó cho phép người sử dụng gửi các lệnh từ bàn phím vào modem, để yêu cầu modem thực hiện 1 việc nào đó. Thông qua chế độ lệnh này, người ta có thể tham khảo về modem, và cấu hình cho modem, và đểthường xuyên kiểm tra modem của mode, đảm bảo 1 cách an toàn nhất.

- Chế độ dữ liệu: data mode, nó cho phép người dùng trao đổi dữ liệu xuyên qua các đường truyền đến đầu xa. Trong chế độ dữ liệu modem, có 2 chế độ làm việc: đó là chếđộ hội thoại, và chếđộ truyền nhận tập tin.

+ Chế độ hội thoại: Trong chế độ hội thoại này modem cho phép 2 thiết bị đầu cuối dữ liệu ở 2 đầu cầu nối có thể đàm thoại qua màn hình, vì lúc đó chếđộ

thông tin trên cầu nối qua modem là song công hoàn toàn, giống như trường hợp 2 người ở cách nhau khá xa, có thể trò chuyện cùng nhau.

+ Chế độ truyền nhận tập tin: trong chế độ này, modem cho phép các đầu và cuối nhận tập tin với nhau. Công việc truyền nhận tập tin của modem có sự phối hợp với các giao thức truyền được sử dụng trong các phần mềm truyền số liệu, được cài đặt trong các đầu cuối dữ liệu hay máy tính.

Một phần của tài liệu Giáo trình sửa chữa máy in và thiết bị ngoại vi (nghề kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính trung cấp) 2 (Trang 89 - 91)