Các tiêu chuẩn dùng cho modem

Một phần của tài liệu Giáo trình sửa chữa máy in và thiết bị ngoại vi (nghề kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính trung cấp) 2 (Trang 91 - 95)

Một số hoạt động của modem như quay số, trả lời điện thoại, vào chế độ on-line, off-line...cần được sự điều khiển từ máy tính. Có hai phương pháp cơ bản để thực hiện việc điều khiển modem từ máy tính:

+ Ðiều khiển modem thông qua phần cứng (Bằng cách thay đổi các mức điện áp trên dây nối giữa máy tính và modem)

+ Ðiều khiển modem bằng các lệnh phần mềm (Gửi các câu lệnh ra lệnh cho modem)

* Ðể thực hiện việc điều khiển modem bằng phương pháp thứ nhất, người ta đưa ra một số tiêu chuẩn sau:

- EIA/TAI-232E: Ðây là tiêu chuẩn tổng quát nhất, nó đưa ra các qui định về logic, về điện và về cơ khí cho 25 chân tín hiệu

- CCITT V24: Qui định về giao tiếp logic - CCITT V28: Qui định giao tiếp vềđiện - ISO 2110: Qui định giao tiếp về cơ khí

- EIA/TIA 574: Qui định giao tiếp về logic và về điện cho các chân của loại đầu nối 9 chân ở các máy tính AT

- EIA/TIA 561: Qui định giao tiếp về logic và về điện cho các chân của loại đầu nối 8 chân và có thể truyền ở tốc độ 38400 baud.

* Các chuẩn để điều khiển modem thông qua các lệnh bằng phần mềm gồm có: - EIA/TIA 602: Ðây là chuẩn về cấu trúc và tập lệnh điều khiển modem, chuẩn này được phát triển bởi công ty Hayes Microcomputer Products.

- TIA PN-2812: Chuẩn này qui định các tín hiệu điều khiển cho các chân RS-32

4.2.1. Tiêu chuẩn RS-232

Vào những năm 1960, modem được sử dụng rộng rãi để các terminal sử dụng đường dây điện thoại để liên lạc với các máy tính lớn ở xa. Modem và các thiết bị khác dùng để truyền dữ liệu nối tiếp được gọi là DCE (Data

Communication Equipment), các terminal hoặc máy tính dùng để truyền hoặc nhận dữ liệu gọi là DTE (Data Terminal Equipment). Ðáp ứng sự cần thiết phải có một chuẩn về tín hiệu giữa DTE và DCE, tổ chức công nghiệp điện tử (EIA: Electronic Industry Association) đã phát triển một tiêu chuẩn gọi là RS 232.

Tiêu chuẩn RS 232 qui định chức năng cho 25 chân, nhưng ở một số hệ thống không cần thiết phải dùng cả 25 chân thì có thể dùng dạng đầu nối rút gọn là 9 chân. Mức điện áp cho các chân RS 232 được qui định là: từ -3V đến -15V cho mức logic "1", từ +3V đến +15V cho mức logic "0", thường dùng mức 12V. Bảng sau đây là chức năng của các chân quan trọng trong 25 chân RS 232

Loại 25

chân

Loại 9 chân

Loại 8

chân Tên Miêu tả Hướng truyền

1 5 Ðất chung -

2 3 6 TxD Truyền dữ liệu Ðến DCE

3 2 5 RxD Nhận dữ liệu Ðến DTE

4 7 8 RTS Yêu cầu gửi (Request so

send)

Ðến DCE

5 8 7 CTS Xoá để gửi (Clear to send) Ðến DTE

6 6 DSR Data Set Ready Ðến DTE

7 4 GND Ðất tín hiệu -

8 1 2 CD Received line signal detector Ðến DTE

13 Xoá để gửi (phụ) Ðến DTE

14 Truyền dữ liệu (phụ) Ðến DCE

16 Nhận dữ liệu (phụ) Ðến DTE

19 Yêu cầu gửi (phụ) Ðến DCE

20 4 3 DTR Data Terminal Ready Ðến DCE

* Giao tiếp giữa máy tính và modem thông qua RS232.

- Truyền dữ liệu: chân sốhai, EIA quy định rằng, chân này ở mức logic "1" khi không có sóng mang.

- Nhận dữ liệu: chân số ba, EIA quy định chân này ở mức logic " 1 " khi không có sóng mang.

- Yêu cầu gửi (RTS): chân số bốn, ở các modem cho phép " bắt tay " bằng phần cứng, DTE sử dụng chân RTS để điều khiển luồng. Nếu modem không hỗ trợ " bắt tay " bằng phần cứng, CTS luôn luôn ở mức logic "1".

- Data Set Ready: chân số sáu, chân này luôn luôn ở mức logic " 1 ", nó chỉ đóng vai trò duy nhất là chỉ ra rằng modem đã được bật công tắc nguồn.

- Data Carier Detect: chân số tám, chân này luôn luôn ở mức " 1 " sau khi modem trả lời cuộc gọi

- Data Terminal Ready: chân số hai mươi, chân này được sử dụng để điều khiển modem, nếu DTR ở mức " 0 " modem sẽ không hoạt động.

- Chỉ dấu reo (Ring Indicator): chân số hai mươi hai. Khi có tín hiệu chuông, chân này sẽ ở mức logic " 1 ".

* Giao tiếp giữa máy tính và các smart modem

Ðối với các smart modem, tất cả các chân điều khiển của RS232 đều không cần thiết vì các chức năng điều khiển modem như quay số, trả lời điện thoại, kết thúc cuộc gọi... đều được thực hiện bằng việc gửi một chuỗi lệnh dưới dạng các kí tự ASCII, smart modem cũng trả lời máy tính bằng các thông điệp như vậy. Do sự tiện lợi này nên hiện nay hầu hết các modem được sử dụng đều là smart modem.

* Null modem

Trong một số trường hợp, do khoảng cách gần, người ta thực hiện nối trực tiếp hai DTE thông qua modem. Ðể hệ thống có thể làm việc được, ta phải nối dây tuân thủ theo tiêu chuẩn RS232. Việc này được thực hiện bằng cách nối chéo các dây TD và RD, RTS và CTS...

4.2.2. Tiêu chí của Modem ADSL

Thường được đưa ra như sau * Đáp ứng các chuẩn:

Full-rate ANSI T1.413 G.dmt (ITU G.992.1) G.lite (ITU G.992.2)

G.hs (ITU G.994.1) Digital Loop ADSL G.dmt.bis (ITU G.992.3) G.lite.bixx (ITU G.992.4)

G.dmt.bisplus (ITU G.992.5)

ADSL2+ Annex M(ITU G.992.5 Annex M) * Giao thức

Hỗ trợ IGMP Snooping, IGMP Multicast V1,V2,V3 Hỗ trợ NAT, static routing và RIP-1/2

NAT hỗ trợ PAT và các ứng dụng đa phương tiện Multi-to-Multi NAT

Transparent Bridging

Dynamic Domain Name System (DDNS) SNTP

DNS relay

Hỗ trợ PAP, CHAP, MS-CHAP PPP

Hỗ trợ Web, FTP, TFTP, Telnet, Ping, E-mail… * Giao diện vật lý

Cổng LINE: Kết nối đường dây ADSL

Cổng LAN: 4 cổng 10/100M auto-crossover (MDI/MDI-X) switch Khoảng cách kết nối tối thiểu trong điều kiện đường dây tốt: >=3,5km * Giao thức liên kết

Multiple Protocol over AAL5(RFC 2684, formerly RFC 1483) Bridged or routed Ethernet encapsulation

VC and LLC based multiplexing

PPPoE (RFC 2516); PPPoA (RFC 2364) * Tường lửa

Ngăn chặn sự tấn côngtừ chối dịch vụ DoS Chức năng chống dò tìm

Lọc gói tin, MAC, Web

Quản lý hệ thống bằng Password Cấu hình web-based

Nâng cấp firmware, tốc độ upload, download qua HTTP/FTP Hỗ trợ DHCP client/server/relay

Một phần của tài liệu Giáo trình sửa chữa máy in và thiết bị ngoại vi (nghề kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính trung cấp) 2 (Trang 91 - 95)