Hệ thống loa và cách sửa chữa

Một phần của tài liệu Giáo trình sửa chữa máy in và thiết bị ngoại vi (nghề kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính trung cấp) 2 (Trang 136 - 143)

6.3.1. Hệ thống loa

Các bộ phận cấu thành nên một hệ thống loa đều phải được lựa chọn cẩn thận sao cho đạt được chất âm hiệu quả nhất.

Có 6 thành phần chính tạo nên một chiếc loa. * Driver

Đây là trái tim và cũng là linh hồn của bất kỳ hệ thống loa nào. Về cơ bản, driver của loa chuyển tín hiệu điện thành sóng âm thanh, thông qua chuyển động màng loa. Driver có thể sắp xếp thành 4 dạng khác nhau dựa trên vai trò nó đảm nhiệm trong toàn dải âm thanh.

Hình 6.7- Loa tần số cao (HF) hay còn gọi là loa tweeter

Hình 6.8- Loa trung

Loa tần số cao còn gọi là tweeter hay loa HF (High-frequency). Chúng biểu thị những âm cao, sắc của nhạc cụ và những hiệu ứng kiểu như kính vỡ. Loa thường có kích cỡ khoảng 1inch và làm bằng các vật liệu như lụa, titanium hay các dạng sợi tổng hợp khác nhau.

Loa trung phụ trách dải âm thoại và các âm tai nghe dễ thấy nhất. Kích cỡ

nằm trong khoảng giữa loa tweeter và woofer, tất nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ. Vật liệu làm màng loa tùy thuộc vào sở thích của nhà sản xuất và thường rất đa dạng, từ dạng giấy rẻ tiền cho đến dạng gỗ bu-lô đắt tiền.

Loa tần số thấp còn gọi là các loa siêu trầm (woofer), phụ trách tần số thấp hơn tần số trên loa trung, tạo những tiếng trống rền trong album nhạc rock hay các âm trầm hùng trong các phim hành động. Khả năng tái hiện độ sâu của loa đôi khi phụ thuộc vào kích cỡ nón loa và lượng không khí mà nó tác động.

Loa toàn dải chủ yếu phụ trách phần âm cao và âm trung. Chúng thường thấy trong các loa con của những bộ rạp tại gia gọn nhẹ và đi kèm một loa siêu trầm để tái hiện dải âm thanh đầy đủ.

Sự kết hợp các driver khác nhau quyết định thiết kế của loa. Loa hai đường tiếng thường gồm một driver tweeter và một mid-range có chức năng kích bass, trong khi các loa ba đường tiếng thường có đủ cả 3 driver. Thiết kế này áp dụng cho tất cả các loa, dù là một hay một nhóm các loa cùng dải kết hợp.

* Lỗ dội âm (Bass reflex)

Hình 6.10-Lỗ dội âm

Nhằm giải quyết vấn đề "thắt cổ chai" của các thùng loa và màng loa nhỏ, các nhà sản xuất thường cho thêm một lỗ dội âm để làm tăng thêm khả năng tái hiện tần số thấp. Lỗ này có thể được bố trí ở phía trước hoặc sau và được thiết kế dưới dạng lỗ đơn hay đôi.

* Thùng loa

Thùng loa hay hộp loa là nơi chứa toàn bộ các thành phần của một hệ thống loa. Cấu trúc của nó, mà cụ thể là khoảng không gian bên trong, có tầm quan trọng không nhỏ tới hoạt động của loa. Các loa đứng và book-shelf loại to, thường tái hiện chất âm tốt hơn với âm trầm sâu hơn nhờ vào khoảng không gian bên trong đủ lớn. Bên cạnh yếu tố kích thước, vật liệu chế tạo cũng như độ dày của thùng cũng tác động không nhỏ tới chất lượng âm thanh.

Hầu hết các mẫu cao cấp đều làm bằng gỗ với thành rất dày và đặc, sao cho giảm thiểu rung tốt nhất. Các loại gỗ ép MDF cũng hay lựa chọn cho loa tầm trung, trong khi gỗ ép thường hay được dùng cho các loa rẻ tiền hơn.

* Giắc nối dây

Hình 6.14-Giắc nối dây

Thông thường giắc này không hiện diện trên các loa rẻ tiền vốn đã được gắn sẵn cáp ở bên trong. Tuy nhiên, để kết nối có chất lượng hơn, loa phải có giắc nối dây riêng rẽ để có thể nâng cấp lên dây loa đẳng cấp hơn.

Một trong các bước cải tiến của loa là các vị trí kết nối có khả năng nối dây thường hay giây có đầu riêng. Cầu kỳ hơn nữa là các kiểu đầu bi-wire hay thậm chí mà tri-wire. Các kiểu kết nối này vốn được dùng cho những ampli được thiết kế riêng biệt.

* Mạch phân tần

Hình 6.15-Mạch phân tần

Về cơ bản, đây là một bộ phận tách các kênh thành các dải âm thanh khác nhau cho từng loa tương ứng, ví dụ, tần số thấp cho loa bass và cao cho tweeter.

Lý tưởng mà nói, các tín hiệu phải được chia tách sao cho dải âm không bị trống hay chồng lên nhau. Tuy nhiên, trong thực tế điều này khó xảy ra nên mới dẫn tới những trường hợp nhiều bass hoặc đột nhiên hỏng một dải âm nào đó.

* Phụ kiện

Hình 1.16-Chân đế loa

Có rất nhiều phụ kiện phụ trợ cho hệ thống loa, từ cổ điển là các đinh hay chân đế, tới các thiết bị giá đỡ treo tường. Các phụ kiện phụ trợ này cũng cần phải được lựa chọn thận trọng, bởi lẽ, nếu không chọn đúng chất lượng toàn bộ hệ thống, âm thanh sẽ bị hỏng chỉ vì chân đế không đủ vững khiến cho loa bị rung trong khi đang hoạt động.

6.3.2. Cách sửa chữa hệ thống loa

* Không có âm thanh; trước có âm thanh nhưng nay bị mất; trước nghe hay nhưng nay nghe dở hoặc bị biến dạng; âm thanh vẫn phát từ các file trên ổ cứng nhưng từ CD thì không; âm thanh bị mất trên một số kênh...

Hình 6.17: Loa 5.1 máy tính

Hầu hết những sự cố về audio trong hệ thống máy tính phát sinh từ việc gắn ráp sai cáp, sai khe cắm, cài đặt driver không đúng phiên bản của nhà sản xuất hoặc do xung đột phần mềm trong hệ thống. Nếu sự cố audio xảy ra mặc dù ta chưa hề đụng chạm gì đến hệ thống (cài đặt thêm phầm mềm, virus...) thì nguyên nhân có lẽ xuất phát từ chỗ kết nối với mainboard (card rời) hoặc do việc lỗi vận hành (chỉnh âm lượng sounds về0 hay chưa cắm dây loa).

Mặt khác, vấn đề về audio cũng thường xảy ra khi ta lắp đặt một card rời hoặc khi tiến hành cấu hình lại hệ thống, nâng cấp driver tổng thể thiết bị dẫn đến xung đột.

Mỗi khi gặp sự cố về audio, hãy bình tĩnh và tiến hành kiểm tra sửa chữa theo từng bước liệt kê dưới đây, rất có thể sự cố sẽ được khắc phục dễ dàng:

1. Kiểm tra xem Volume của hệ thống có đang ở mức 0% không. 2. Shutdown và Restart lại hệ thống. Windows sẽ tự sửa được lỗi này.

3. Shutdown và tắt nguồn, kiểm tra lại dây kết nối từ loa đến lỗ cắm trên mainboard, dây cắm nguồn loa, công tắc nguồn của loa phía sau, núm Volume của loa...

4. Thông thường các sound card đều đi kèm trình kiểm tra thiết bị trong driver. Khởi động nó lên và tiến hành kiểm tra hoàn chỉnh.

Nếu sự cố xuất hiện sau khi cài đặt một hệ thống mới, hoặc thay một sound card khác hoặc nâng cấp sound card thay cho sound onboard:

- Xác định loa đã được kết nối đúng jack và phần tiếp xúc giữa card và main. Đã vô hiệu hóa sound onboard chưa?

- Xác định chính xác một lần nữa rằng card vừa gắn có tương thích với mainboard hiện tại không, thông qua tài liệu hướng dẫn đi kèm. Tất cả những thiết bịkhông được liệt kê trong đó có thểkhông đảm bảo tương thích.

- Remove driver, khởi động lại hệ thống và cài driver lại lần nữa từ đĩa driver đi kèm main hoặc sound card.

- Remove driver, shutdown máy tính, gắn sound card sang một cổng PCI khác, tiến hành cài đặt driver và nhận diện lại thiết bịbình thường.

- Cuối cùng nếu vẫn không có kết quả thì có thể driver không đúng với sound card. Nếu đó là driver đi kèm trong bộ sound card thì nguyên nhân còn lại là sound card bị lỗi, cần đem đến nơi bảo hành đểđược kiểm tra, sửa chữa.

Nếu sự cố xảy ra trong khi hệ thống đang hoạt động tốt trước đó:

- Có thể đã install thêm một software nào đó gây xung đột. Nguyên nhân là do các thành phần.dll trong software đó không tương thích với audio adapter, hoặc nó cài đè, remove mất file.dll của audio adapter. Để khắc phục hãy thử remove driver của audio adapter và tiến hành cài lại driver.

- Sau khi cập nhật driver cho rất nhiều thiết bị trong hệ thống hoặc cập nhật thêm một thiết bị nào khác dẫn đến xung đột với audio adapter trong hệ thống, ta cũng tiến hành cài lại driver cho audio adapter.

- Cuối cùng vẫn không khắc phục được sụ cố thì vấn đề thuộc về phần cứng, sound card bị hỏng trong quá trình sử dụng (rất ít khi xảy ra).

Âm thanh trên máy tính vẫn phát nhưng CD thì không:

Âm thanh trên máy tính là âm thanh kỹ thuật số, được truyền trực tiếp đến audio adapter thông qua bus. Một vài ổ đĩa CD-ROM thế hệ cũ đòi hỏi phải có

dây kết nối bên trong tức ngõ audio-out phía sau ổ CD-ROM đến ngõ kết nối âm thanh trên mainboard (đối với những ổ CD-ROM hiện nay thì không cần).

Nếu không có sẵn dây để kết nối thì có thể khắc phục tạm thời tình huống này bằng cách dùng jack 3 li cắm vào ngõ headphone trên ổ CD-ROM và cắm trực tiếp vào cổng Line-in trên audio adapter.

Một số kênh (channel) không phát âm thanh:

- Kiểm tra xem Audio Balance Control trong mục Sounds & Device có bị lệch sang một phía hay không, nó nên được nằm ở giữa để đảm bảo phát đồng đều mọi kênh.

- Kiểm tra jack nối giữa loa (hay headphone) với Out-line của audio adapter, việc jack cắm lỏng có thể dẫn đến việc loa không nhận đủ tín hiệu để phát đầy các kênh.

- Khi đang sử dụng một jack nối, đầu chuyển mono, các jack chuyển đổi, nối dài, 2 li (mm) sang 3 li, hay 3 li nối dài... Có phân biệt 2 loại: một loại đảm bảo chất lượng không đổi, một loại chỉ đạt được chất lượng mono sau khi kết nối, chuyển đổi.

6.4. Các sự cố hư hỏng và cách khắc phục 6.4.1. Các sự cố thường gặp 6.4.1. Các sự cố thường gặp

* Trường hợp 1: Đứt dây dẫn động: Hư hỏng thường thấy là do khi phát âm, màng giấy di động từ trong ra ngoài, nếu vặn volume ở mức cao, những rung động càng lớn khiến cho dây dẫn từ trạm hàn cố định đến trạm hàn di động bịđứt.

* Trường hợp 2: Lệch vị trí khối nam châm vĩnh cửu: Do lâu ngày, chất keo kết dính bong ra, những rung động lúc loa đang phát làm cho khối nam châm lệch khỏi vịtrí cũ, âm thanh bị nhỏđi.

4.2. Cách khắc phục các sự cố

* Trường hợp 1: Gặp trường hợp này hãy thay bằng một sợi dây mềm khác có kích thước dài hơn sợi dây cũ. Như vậy, màng loa sẽ thoải mái rung động mà không sợ bịđứt dây.

* Trường hợp 2: Biện pháp khắc phục hư hỏng này là tháo hẳn nam châm ra, dùng giấy giáp đánh sạch lớp keo cũ (cả trên bề mặt của khối sắt), sau đó dùng keo 502 dán lại. Lúc dán phải nhanh tay, nếu keo khô rồi mà khối nam châm bịđặt nằm lệch tâm thì rất khó tháo ra (dễ bị bể nát).

THỰC HÀNH 1. Điều kiện thực hiện

1.1. Dụng cụ-Thiết bị:

- Phòng máy tính 25 đến 30 máy có kết nối mạng LAN - Máy in - Chuột máy tính và các dụng cụ làm vệ sinh bàn phím, chuột 1.2. Các điều kiện khác:

- Giáo trình Sửa chữa máy in và các thiết bị ngoại vi, tài liệu tham khảo, máy chiếu projector đa năng.

2. Trình tự thực hiện TT Nội dung

công việc Hình vẽ minh họa Yêu cầu đạt được

1 - Cài đặt driver âm thanh cho hệ thống máy tính - Lắp hệ thống loa vào máy tính - Làm đúng như các bước đã hướng dẫn trên 2 Thực hiện khắc phục hiện tượng không có âm thanh

Thực hiện đúng trình tự.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Lâm Văn Hậu. Giáo trình xử lý sự cố máy tính. NXB Thống kê

- Võ Văn Thành. Sự cố chẩn đoán và cách giải quyết.NXB Thống kê

- Giáo trình Sửa chữa máy in và thiết bị ngoại vi. Trường CĐN Cơ Khí Nông Nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình sửa chữa máy in và thiết bị ngoại vi (nghề kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính trung cấp) 2 (Trang 136 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)