Mục tiêu
- Nêu được các bước lập trình khả thi, đặc điểm của từng bước.
Bước 1: Yêu cầu đối với người hướng dẫn nghiệp vụ và giảng viên hướng dẫn chuyên môn.
* Đối với người hướng dẫn nghiệp vụ (tại đơn vị nơi sinh viên đến thực tập):
Lựa chọn đề tài cho nhóm sinh viên. Mô tả công việc và những yêu cầu về nghiệp vụ cần tin học hóa cho sinh viên. Giải đáp những thắc mắc về mặt nghiệp vụ để sinh viên nắm bắt mà thực hiện. Giám sát và kiểm tra quá trình thực hiện đề tài của sinh viên. Cuối thời gian thực tập phải có một bản nhận xét - đánh giá về các mặt: tinh thần, thái độ trong quá trình thực tập. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài mà sinh viên thực hiện (cần nêu cụ thể có được sử dụng hay không, hiệu quả mang lại như thế nào). Trang nhận xét này phải có dấu xác nhận của nơi sinh viên đến thực tập và đưa vào nội dung quyển tiểu luận tốt nghiệp.
* Đối với giáo viên hướng dẫn chuyên môn (cán bộ khoa CNTT-DH KTCN LA):
Giảng viên hướng dẫn chuyên môn có nhiệm vụ hướng dẫn sinh viên về chuyên môn như: góp ý về tên đề tài (nên ngắn gọn và phù hợp), mô tả vấn đề, các yêu cầu của người dùng, xây dựng các mô hình ở mức quan niệm và logic, phương pháp giải quyết những khúc mắc mà sinh viên gặp phải trong quá trình thực hiện đề tài.
Cho biết chính xác họ và tên, học vị hay chức danh. Có thể cho biết thêm những thông tin về địa chỉ để sinh viên tiện liên hệ khi gặp vấn đề cần phải trao đổi khi thực hiện đề tài.
Giới thiệu các tài liệu tham khảo chủ yếu cần thiết cho sinh viên thực hiện đề tài.
Giảng viên hướng dẫn không phải là người làm thay đề tài cho sinh viên mà chỉ hướng dẫn những nét chính, những khúc mắc mang tính chất lý thuyết, góp ý về bố cục, hình thức tiểu luận; không phải là người sửa chương trình cho sinh viên.
Bước 2: Yêu cầu đối với sinh viên.
Chọn đề tài: 1 sinh viên, 1 đề tài. Ban cán sự lớp lập một danh sách gồm các thông tin: Mã số SV, Họ tên sinh viên, tên đề tài và địa điểm thực tập. Những sinh viên không có tên trong danh sách xem như không thực hiện Đề tài tốt nghiệp. Mọi trường hợp thay đổi phải được sự chấp nhận của giáo viên hướng dẫn thông qua Trưởng hoặc Phó bộ môn.
Đối với hệ Cao đẳng (Chính quy)
- Tuần 1: Nhận công việc, viết đề cương, lập kế hoạch, chuẩn bị các yêu cầu để thực hiện công việc, nộp đề cương TTTN (Có xác nhận của Thầy hướng dẫn và bộ môn).
- Tuần 2:
+ Gặp giảng viên, trao đổi với GV, tìm hiểu đề tài; + Nhận GVHD, nhận đề tài,
+ Đăng kí lại với Khoa: sinh viên đăng ký cho lớp trưởng, lớp trưởng tổng hợp lại và nộp cho Khoa;
+ Viết đề cương sơ lược cho đề tài;
+ Gặp GVHD, trao đổi về đề cương. Sinh viên nộp đề cương về văn phòng Khoa để tổng hợp và gởi đến GVHD; + Viết và nộp đề cương hoàn chỉnh (có chữ kí của GVHD) về Khoa chậm nhất là vào tuần thứ 3.
Tuần 1 – Tuần 2
- Triển khai thực hiện đồ án theo nội dung và kế hoạch đã đề ra;
- Gặp GVHD hàng tuần tại Khoa CNTT.
- Báo cáo kịp thời cho GVHD và văn phòng Khoa những thay đổi đáng kể về nội dung cũng như những chậm trễ đáng kể về tiến độ.
Tuần 3-6
- Sinh viên nộp Slides trình bày cho GVHD, thuyết trình. Tuần 7
- Sinh viên nộp báo cáo, demo chương trình ghi vào đĩa CD
(nếu có) về văn phòng Khoa để tổng hợp và gởi đến GVHD; tuần 8
- GVHD đánh giá kết quả làm đồ án và nộp điểm tổng hợp về
Phòng QLĐT-CT HSSV. tuần 9-10
Danh sách giảng viên hướng dẫn thực tập
STT Họ tên Giảng viên Email
01 TSKH.Lê Đình Tuấn le.tuan@daihoclongan.edu.vn
…., ngày tháng năm 20….