địa bàn, dựa vào sự phát triển của thiết bị phần cứng và công nghệ mạng.
a. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật
Xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT hiện đại, đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin từ thành phố đến các cơ sở.
Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng CNTT trong các phòng ban, đoàn thể, xã phường rà soát hệ thống máy chủ đã được đầu tư giai đoạn trước đã xuống cấp hoặc không đáp ứng cấu hình sử dụng để đầu tư sửa chữa hoặc thay mới. Bổ sung hệ thống máy chủ và các thiết bị phụ trợ cho các cơ quan, đơn vị đảm bảo đáp ứng các yêu cầu ứng dụng CNTT.
Xây dựng và kết nối mạng LAN cho các phòng, ban, đoàn thể, xã phường; đầu tư máy chủ hoặc máy tính cấu hình cao và các thiết bị phụ trợ khác đủ điều kiện để triển khai các ứng dụng CNTT.
Đầu tư hệ thống giao ban trực tuyến giữa UBND thành phố với các phòng ban, đoàn thể, xã phường.
- Tiếp tục hoàn thiện Cổng thông tin điện tử thành phố, đầu tư thỏa đáng về trang thiết bị, đường truyền, chế độ nhuận bút để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Duy trì, phát huy tối đa tính năng tác dụng phần mềm quản lý điều hành nội bộ của thành phố, nâng cấp để phù hợp với Cổng thông tin điều hành của tỉnh đảm bảo hoạt động đúng mục đích và phát huy hiệu quả, giai đoạn 2011- 2015 cần tiếp tục hoàn thiện thêm một số nội dung, bao gồm:
- Tích hợp phần mềm Quản lý văn bản – Hồ sơ công việc - Tích hợp hệ thống thư điện tử
- Tích hợp hệ thống dịch vụ công trực tuyến
- Tiếp tục hoàn thiện xây dựng hệ thống Dịch vụ công trực tuyến đối với phòng TC-KH, ưu tiên các dịch vụ có tần xuất sử dụng lớn, số lượng người dân, doanh nghiệp sử dụng nhiều như: Quản lý đô thị, Tài nguyên và Môi trường; Lao động - Thương binh và Xã hội, ban quản lý dự án…
- Xây dựng hệ thống một cửa liên thông điện tử tại UBND thành phố theo hướng kết hợp giữa 3 hệ thống quản lý: Hệ thống quản lý dịch vụ công trực tuyến; Hệ thống quản lý Quản lý văn bản – Hồ sơ công việc; Hệ thống tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại bộ phận một cửa và thí điểm tại một số phường trọng điểm.
b. Ứng dụng CNTT trong các phòng ban, đoàn thể, xã phường.
Phát triển ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội tạo nên sức mạnh và động lực để chuyển dịch cơ cấu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu suất lao động, tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; góp phần xây dựng chính quyền minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, dân chủ và phục vụ người dân ngày càng tốt hơn. Khai thác có hiệu quả thông tin và tri thức trong tất cả các ngành. Từng bước tiến tới xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, công dân điện tử, doanh nghiệp điện tử và giao dịch thương mại điện tử:
- Triển khai cài đặt phần mềm QLVB&HSCV, hỗ trợ quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp, hệ thống thư điện tử cho các phòng, ban và cá nhân CBCC của các phòng ban, đoàn thể, xã phường.
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của một số phòng ban đặc thù cần phải được đẩy mạnh tin học hoá như: Quản lý tài chính, tài sản; Quản lý nhân sự, cán bộ công chức; Quản lý dự án, đầu tư xây dựng cơ bản; Quản lý thông tin báo cáo, thống kê…
c. Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến
Cung cấp các thông tin hướng dẫn về thủ tục hành chính, các văn bản pháp lý liên quan và các thông tin tư vấn,… để giúp các tổ chức, người dân, doanh nghiệp nắm bắt được các thông tin liên quan đến các dịch vụ hành chính công. Đồng thời hỗ trợ đào tạo, tuyên truyền để các tổ chức, người dân, doanh nghiệp biết và chủ động tham gia, thực hiện các dịch vụ công trực tuyến được các cơ quan chính quyền cung cấp, tra cứu kết quả xử lý và nhận thông báo kết quả xử lý hồ sơ thông qua Cổng thông tin điện tử của thành phố và của tỉnh.
d. Triển khai một cửa liên thông điện tử
Đẩy mạnh tin học hóa các quy trình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông điện tử, áp dụng đối với dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố. Hỗ trợ cán bộ công chức của các cơ quan triển
khai thực hiện tác nghiệp đối với quá trình tiếp nhận - thụ lý - trả kết quả trong việc giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa trên phần mềm được nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm.
đ. Tăng cường sự tham gia của người dân
Tổ chức hội thảo, hỗ trợ đào tạo, tuyên truyền cho người dân, doanh nghiệp tham gia vào hệ thống ứng dụng CNTT do tỉnh và thành phố triển khai như Cổng thông tin điện tử, hệ thống các dịch vụ công trực tuyến, chuyên mục hỏi - đáp; một cửa liên thông điện tử…
e. Ứng dụng CNTT trong Giáo dục
+ Ứng dụng trong quản lý giáo dục và công tác giảng dạy.
Triển khai ứng dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, xây dựng nội dung thông tin số phục vụ giáo dục, tạo điều kiện để người học có thể học ở mọi lúc, mọi nơi qua mạng Internet; Khuyến khích giáo viên, giảng viên biên soạn giáo án trên máy tính, trình chiếu, bài giảng điện tử.
+ Đưa CNTT vào giảng dạy chính khóa và ứng dụng phát triển mạng thông tin giáo dục, tăng cường giao tiếp giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Ứng dụng CNTT để tin học hóa công tác quản lý ở các cấp quản lý giáo dục, xây dựng Các ứng dụng cần thiết khác như:
- Quản lý hồ sơ học sinh: Đảm bảo hồ sơ học sinh được quản lý chặt chẽ trên hệ thống CNTT giúp cho quá trình quản lý học sinh của từng trường cũng như tổng hợp số liệu của từng địa phương và toàn thành phố được thống nhất, nhanh chóng và chính xác.
- Quản lý văn bằng, chứng chỉ: Đảm bảo hệ thống văn bằng; chứng chỉ được cấp tại các cơ sở đào tạo chính xác, đúng quy định, giảm thiểu tình trạng văn bằng chứng chỉ giả, không đủ tiêu chuẩn… khuyến khích Các ứng dụng phục vụ quản lý trường học như: Quản lý điểm, thời khoá biểu, sổ liên lạc giữa gia đình và nhà trường, quản lý học thêm, dậy thêm…
- Triển khai dịch vụ tra cứu điểm cho các nhà trường, đặc biệt là tra cứu điểm thi tốt nghiệp hàng năm dưới nhiều hình thức (Qua website, điện thoại di động, điện thoại cố định…).
f. Ứng dụng CNTT trong lĩnh vực y tế
+ Đào tạo tin học ứng dụng cho cán bộ CCVC ngành y tế, khuyến khích học tập, tra cứu thông tin chuyên môn qua môi trường mạng.
+ Ứng dụng CNTT trong nghiệp vụ chuyên khoa, trong phát triển hệ thống thông tin y tế trực tuyến (hệ thống các CSDL về y tế, khám và hội chẩn bằng truyền hình trực tuyến, dịch vụ tư vấn chăm sóc sức khoẻ trực tuyến…).
+ Xây dựng hệ thống CSDL y tế dự phòng để cung cấp, phổ biến cho người dân và quản lý số liệu chính xác nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu quản lý của ngành y tế như: Quản lý phòng các bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, …