Bối cảnh lịch sử ra đời Luận cương chính trị tháng 10/

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH HOÀN CHỈNH ĐƯỜNG lối CÁCH MẠNG dân tộc dân CHỦ NHÂN dân từ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ đầu TIÊN đến CHÍNH CƯƠNG ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM (Trang 26)

3 Phùng Văn (17/8/2021) Cách mạng Tháng Tám năm 1945: Kỷ Nguyên mới của dân tộc Việt Nam Truy cập từ

2.1. Bối cảnh lịch sử ra đời Luận cương chính trị tháng 10/

Cương lĩnh chính trị đầu tiên được thông qua Hội nghị thành lập Đảng xác định nhiều nội dung quan trọng, phù hợp với đặc điểm Việt Nam nêu rõ Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, thu phục giai cấp, lãnh đạo dân chúng nông dân; liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông; tranh thủ, phân hóa trung tiểu địa chủ và tư sản dân tộc, đoàn kết với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới để hình thành mặt trận thống nhất đánh đuổi đế quốc, đánh đuổi bọn đại địa chủ và phong kiến, thực hiện khẩu hiệu nước Việt Nam độc lập, người cày có ruộng.

Tuy nhiên Cương lĩnh lại không phù hợp với quan điểm của Quốc tế cộng sản về vấn đề giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa nên bị loại bỏ. Dựa vào tình hình đó ta đặt ra yêu cầu cần có một đường lối mới cho vấn đề giải phóng dân tộc ở Đông Dương. Tháng 4/1930 đồng chí Trần Phú về nước sau quá trình học tập tại trường Quốc tế Phương Đông. Tháng 7/1930 Trần Phú được bầu vào ban chấp hành Trung ương lâm thời và được giao nhiệm vụ cùng với một số đồng chí soạn thảo Luận cương chuẩn bị cho hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Từ ngày 14 - 30/10/1930, Hội nghị ban chấp hành Trung ương họp lần thứ 1 tại Hương Cảng (Trung Quốc) do Trần Phú chủ trì. Hội nghị đã thông qua nghị quyết về tình hình và nhiện vụ cần kíp của Đảng, thảo luận luận cương chính trị của Đảng, Điều lệ Đảng và điều lệ các tổ chức quần chúng. Thực hiện chỉ thị của Quốc tế Cộng Sản Hội nghị quyết định đổi tên Đảng Cộng Sản Việt Nam thành Đảng Cộng Sản Đông Dương. Hội nghị cử Ban chấp hành Trung ương chính thức và cử Trần Phú làm Tổng bí thư.

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH HOÀN CHỈNH ĐƯỜNG lối CÁCH MẠNG dân tộc dân CHỦ NHÂN dân từ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ đầu TIÊN đến CHÍNH CƯƠNG ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w