Nội dung của Cương lĩnh chính trịcủa Đảng Lao động Việt Nam (2/1951)

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH HOÀN CHỈNH ĐƯỜNG lối CÁCH MẠNG dân tộc dân CHỦ NHÂN dân từ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ đầu TIÊN đến CHÍNH CƯƠNG ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM (Trang 37 - 39)

3 Phùng Văn (17/8/2021) Cách mạng Tháng Tám năm 1945: Kỷ Nguyên mới của dân tộc Việt Nam Truy cập từ

3.2. Nội dung của Cương lĩnh chính trịcủa Đảng Lao động Việt Nam (2/1951)

huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang... Dự Đại hội có 158 đại biểu chính thức, 53 đại biểu dự khuyết thay mặt cho hon 766.000 đảng viên trong toàn Đảng. Đến dự Đại hội còn có đại biểu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Thái Lan.

Tại đây Đại hội đã nghiên cứu và thông qua Cưong lĩnh chính trị của Đảng Lao động do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng bí thư Trường Chinh chỉ đạo sọan thảo. Qua đó đã hoạch định ra hướng phát triển của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới. Đại hội quyết định đưa Đảng ta ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng Lao động. Đây là một dấu mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của Đảng về mọi mặt và Cưong lĩnh chính trị của Đảng Lao động Việt Nam đã trở thành một vũ khí lý luận sắc bén, quyết định cho sự thành công của cách mạng Việt Nam giai đoạn sau này.

3.2. Nội dung của Cương lĩnh chính trị của Đảng Lao động Việt Nam(2/1951) (2/1951)

Tại Đại hội đã chỉ rõ, muốn làm tròn các nhiệm vụ đã đề ra, cần phải có một đảng hoạt động công khai, tổ chức phải phù hợp với tình hình thế giới và trong nước để đoàn kết lãnh đạo toàn dân đưa cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi hoàn toàn, thực hiện nền dân chủ mới, chuẩn bị điều kiện tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đảng lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam để tăng cường vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, củng cố công - nông liên minh, gắn bó giai cấp công nhân với các tầng lớp nhân dân lao động khác, thống nhất các lực lượng dân tộc và dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng. Việc lấy tên Đảng Lao động Việt Nam là phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể, có lợi cho đoàn kết toàn dân đánh bại quân xâm lược, thống nhất mặt trận phản đế của ba dân tộc Việt - Miên - Lào chống đế quốc Pháp, Mỹ, giành độc lập hoàn toàn cho các dân tộc Đông Dưong. Đề cập đến tên Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam và nhân dân lao động, cho

nên phải là Đảng của dân tộc Việt Nam. Đảng Lao động Việt Nam phải là một đảng to lớn, mạnh mẽ, chắc chắn, trong sạch, cách mạng triệt để. Cũng tại đây, Đại hội đã thông qua Cương lĩnh chính trị Đảng Lao động Việt Nam (còn gọi là Chính cương Đảng Lao động Việt Nam).

Bản Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam gồm ba chương: Chương I - Thế giới và Việt Nam

Chương II - Xã hội Việt Nam và cách mạng Việt Nam Chương III - Chính sách của Đảng Lao động Việt Nam

Nội dung chính Chính cương được thể hiện ở các phương diện sau:

3.2.1. Tính chất cách mạng Việt Nam

Trong giai đoạn này, Cách mạng Việt Nam có ba tính chất: dân chủ, nhân dân và một phần thuộc địa nửa phong kiến.

Ba tính chất trên tranh đấu lẫn nhau, nhưng mẫu thuẫn chủ yếu lúc này là mâu thuẫn giữa tính dân chủ nhân dân và tính chất thuộc địa. Và mâu thuẫn này đang được giải quyết trong quá trình kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp và sự can thiệp của Mỹ.

Đảng ta căn cứ vào 3 loại hình cách mạng của Lênin gọi cách mạng Việt Nam là cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân. Tổng bí thư Trường Chinh giải thích:

Gọi là cách mạng là cách mạng dân tộc vì nó đánh đổ đế quốc giành độc lập cho dân tộc.

Gọi là cách mạng dân chủ vì nó đánh đổ giai cấp phong kiến giành lại ruộng đất cho nông dân.

Gọi là cách mạng nhân dân vì nó do nhân dân tiến hành cuộc cách mạng ấy. Đồng thời, Chính cương cũng khẳng định cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân nhất định sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đó là một quá trình lâu dài và đại thể trải qua ba giai đoạn:

Giai đoạn thứ hai, nhệm vụ chủ yếu là xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phog kiến, thực hiện triệt để người cày có ruộng cày, phát triển kỹ nghệ, hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân.

Giai đoạn thứ ba, nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội, tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội.

Ba giai đoạn này có liên hệ mật thiết, xen kẽ với nhau. Và đường lối, chính sách của Đảng sẽ được bổ sung, phát triển qua các hội nghị trung ương tiếp theo dự trên thực tiễn lịch sử cách mạng.

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH HOÀN CHỈNH ĐƯỜNG lối CÁCH MẠNG dân tộc dân CHỦ NHÂN dân từ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ đầu TIÊN đến CHÍNH CƯƠNG ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w