Đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH HOÀN CHỈNH ĐƯỜNG lối CÁCH MẠNG dân tộc dân CHỦ NHÂN dân từ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ đầu TIÊN đến CHÍNH CƯƠNG ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM (Trang 42 - 48)

3 Phùng Văn (17/8/2021) Cách mạng Tháng Tám năm 1945: Kỷ Nguyên mới của dân tộc Việt Nam Truy cập từ

3.3.1. Đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc

Chính cương Đảng Lao động Việt Nam với việc xác định đầy đủ và chi tiết những vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam. Với hai nhiệm vụ chính là: Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn và xây dựng Đảng Lao động Việt Nam. Để hòanthành nhiệm vụ đó, Chính cương đã đề ra những chính sách và biện pháp hệ trọng, cấp

thiết như: Đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang về mọi mặt; củng cố và phát triển Mặt trận dân tộc thống nhất, phát huy tinh thần yêu nước và đẩy mạnh thi đua ái quốc; triệt để giảm tô, giảm tức, tịch thu ruộng đất của thực dân và Việt gian chia cho dân cày nghèo.

Với chủ trương đúng đắn và sáng tạo, Chính cương đã phát huy mạnh mẽ truyền thống yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy khát vọng giành độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Qua đó quyết tâm thực hiện Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam, xây dựng tổ chức Đảng Lao động Việt Nam vững mạnh. Với khát vọng cháy bỏng về độc lập, tự do cho dân tộc: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Chính cương được coi là kim chỉ nam đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Trên quan điểm kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mac Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam; Chính cương là thái độ kiên định giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội; nắm chắc quan điểm bảo đảm trên hết và trước hết lợi ích quốc gia-dân tộc, giữ vững độc lập, tự chủ, mở rộng hợp tác quốc tế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đảng toàn quốc lần thứ II đặc biệt là Chính cương của đảng lao động Việt Nam là mốc son đánh dấu bước phát triển nới trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta, làm tăng thêm thông tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng. Qua đó, nhân dân thế giới hiểu thêm về cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam.

Từ đây, cách mạng Việt Nam nhận được sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của các nước xã hội chu nghĩa, phong trào công nhân quốc tế. Tạo điều kiện thúc đấy cuộc kháng

Đại hội II in đậm dấu ấn rất đặc biệt trong pho sử vàng của Đảng ta, là đại hội của tinh thần yêu nước, đại đoàn kết toàn dân tộc, của lòng quả cảm sắt son: “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, với một khát vọng cháy bỏng về độc lập, tự do cho dân tộc:

“Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”7 . Trong Báo cáo chính trị trình bày tại Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”8 . Đó là tinh thần bất diệt, muôn đời tỏa sáng, dệt nên sức mạnh vĩ đại của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong đẩy mạnh đồng bộ, toàn diện công cuộc đổi mới hôm nay, tinh thần đó là cội nguồn, tiếp tục là động lực và nguồn lực to lớn để chúng ta khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, đưa dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu như ước nguyện lúc sinh thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Đại hội II là bài học sâu sắc về quan điểm kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam; kiên định giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội; nắm chắc quan điểm bảo đảm trên hết và trước hết lợi ích quốc gia - dân tộc, giữ vững độc lập, tự chủ, mở rộng hợp tác quốc tế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Những quyết sách từ Đại hội thấm nhuần bài học “dân là gốc” được đúc rút từ lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, thể hiện “ý Đảng, lòng Dân” hòa chung trong khát vọng giành độc lập, giải phóng dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

7

ĐCSVN: Văn kiện Đảng Toàn tập, t.8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.160.

8

Hơn 70 năm qua, những bài học đó không ngừng được làm sâu sắc thêm, tiếp tục là nền tảng vững chắc cho những chủ trương, quyết sách đúng đắn, sáng suốt của Đảng. Chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt (tháng 2-1930), Luận cương chánh trịcủa Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10-1930), Chính cương Đảng Lao động Việt Nam (năm 1951), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 và Cương lĩnh bổ sung, phát triển (năm 2011) nối tiếp nhau là ngọn cờ tư tưởng, lý luận, ngọn cờ chiến đấu, ngọn cờ quy tụ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng, giành những thắng lợi vẻ vang trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước; lãnh đạo nhân dân ta vững bước đi lên, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới hôm nay.

Vai trò, ý nghĩa to lớn của Đại hội II cho chúng ta cơ sở để khẳng định rằng, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam; cho chúng ta niềm tin vững chắc vào đường lối đổi mới đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta, vào tương lai rạng ngời của đất nước và dân tộc. Với những mục tiêu, định hướng, các nhiệm vụ trọng tâm và các đột phá chiến lược đã được Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra, chúng ta càng có thêm ý chí quyết tâm lập nên kỳ tích phát triển mới, vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ, Pháp và các nước đế quốc ra sức chuẩn bị cho các cuộc chiến tranh xâm lược. Cùng với đó là phong trào giải phóng thuộc địa và nửa thuộc địa nổi lên và trở thành một bộ phận khăng khít của phong trào chống bọn đế quốc gây chiến, bảo vệ hoà bình và giành dân chủ trên thế giới mà Việt Nam là một điển hình. Các thế lực phản động mà cụ thể là bọn chủ nghĩa đế quốc xâm lược, những di tích phong kiến cũng làm cho xã hội Việt Nam đình trệ. Nhiệm vụ đặt ra bấy giờ đối với cách mạng Việt Nam là phải giải quyết mâu thuẫn giữa chế độ dân chủ nhân dân Việt Nam và đế quốc xâm lược, sau đó xóa bỏ những tàn tích phong kiến và nửa phong kiến, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, đi lên chủ nghĩa xã hội.

Trước tình hình xã hội Việt Nam bấy giờ với ba tính chất còn tồn tại đan xen nhau: dân chủ nhân dân, nửa thuộc địa và nửa phong kiến. Chính cương đã xác định hai đối tượng chính của cuộc cách mạng đó là đế quốc và phong kiến phản động; lực lượng tham gia cách mạng là toàn bộ đông đảo công nhân, nông dân, tư sản dân tộc, địa chủ yêu nước. Xác định chính xác nhiệm vụ cấp bách và trọng yếu trước mắt làđánh đuổi đế quốc, giành độc lập dân tộc, đề ra từng bước, từng nhiệm vụ cơ sở để tiến

hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân giành thắng lợi, xóa bỏ những tàn dư của chế độ phong kiến và đi lên chủ nghĩa xã hội. Đồng thời đã khắc phục hoàn toàn những hạn chế, thiếu sót, có những bổ sung tiến bộ trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930) và trong Luận cương chính trị (10/1930) về việc xác định tính chất xã hội Việt Nam lúc bấy giờ cũng như đối tượng, lực lượng cách mạng, định hướng cụ thể và đúng đắn hơn các giai đoạn phát triển của cách mạng. Từ đó ta thấy được sự trưởng thành và lớn mạnh của Đảng và Nhà nước ta thông qua chủ trương trong các văn kiện từ năm 1930 đến năm 1951, trong công cuộc lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, giành độc lập cho dân ta, tiến hành kiến thiết xây dựng nước nhà, từ đó làm cơ sở vững chắc để phát triển một quốc gia chủ nghĩa xã hội.

Những giá trị của Chính cương vẫn còn đó, được Đảng và Nhà nước ngày càng hoàn thiện thông qua các từng kỳ đại hội Đảng sau này, có ý nghĩa to lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đến năm 1975 và nó vẫn còn giá trị cho đến sự nghiệp bảo vệ chủ quyền và phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới hiện nay.

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH HOÀN CHỈNH ĐƯỜNG lối CÁCH MẠNG dân tộc dân CHỦ NHÂN dân từ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ đầu TIÊN đến CHÍNH CƯƠNG ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM (Trang 42 - 48)