Sự giống và khác nhau của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và Luận cương chính trị tháng 10/

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH HOÀN CHỈNH ĐƯỜNG lối CÁCH MẠNG dân tộc dân CHỦ NHÂN dân từ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ đầu TIÊN đến CHÍNH CƯƠNG ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM (Trang 29 - 35)

3 Phùng Văn (17/8/2021) Cách mạng Tháng Tám năm 1945: Kỷ Nguyên mới của dân tộc Việt Nam Truy cập từ

2.3. Sự giống và khác nhau của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và Luận cương chính trị tháng 10/

Luận cương chính trị tháng 10/1930

Đều xác định tính chất của cách mạng trong giai đoạn trước mắt là tư sản dân quyền, sau đó bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản.

Đều xác định nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là chống đế quốc, chống phong kiến, 2 nhiệm vụ này có mối quan hệ khăng khít với nhau

Đều xác định lãnh đạo là giai cấp công nhân thông qua Chính đảng tiên phong, cách mạng Việt Nam là 1 bộ phận, có quan hệ mật thiết, gắn bó với cách mạng thế giới.

Đều sử dụng sức mạnh của số đông dân chúng Việt Nam cả về chính trị và vũ trang nhằm đạt mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng là đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay công nông.

Lãnh đạo cách mạng đều là giai cấp công nhân thông qua Đảng cộng sản. Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng.

Nguyên nhân dẫn đến những sự giống nhau này chính là:

Cả 2 văn kiện đều xác định được tích chất của cách mạng Việt Nam là cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa để đi tới xã hội cộng sản, đây là 2 nhiệm vụ cách mạng nối tiếp nhau không có bức tường ngăn cách. Phương hướng chiến lược đã phản ánh xu thế của thời đại và nguyện vọng đông đảo của nhân dân Việt Nam.

Về nhiệm vụ cách mạng, đều là chống đế quốc, phong kiến để lấy lại ruộng đất và giành độc lập dân tộc.

Về lực lượng cách mạng, chủ yếu là công nhân và nông dân. Đây là hai lực lượng nòng cốt và cơ bản đông đảo trong xã hội góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc nước ta.

Về vị trí quốc tế, cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít với cách mạng thế giới đã thể hiện sự mở rộng quan hệ bên ngoài, tìm đồng minh cho mình.

Tính chất xã hội

Cương lĩnh chính trị đầu tiên: xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa nửa phong kiến, bao gồm 2 mâu thuẫn, đó là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữa nhân dân lao động (chủ yếu là nông dân) với địa chủ phong kiến, trong đó, mâu thuẫn cơ bản nhất, gay gắt nhất là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp và bọn tay sai.Luận cương chính trị 10/1930: Xã hội Đông Dương gồm 2 mâu thuẫn dân tộc và giai cấp, trong đó mâu thuẫn giai cấp là cơ bản nhất

Tính chất cách mạng.

Cương lĩnh chính trị đầu tiên: cách mạng trải qua 2 giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng thổ địa để tiến lên chũ nghĩa cộng sản. Hai giai đoạn kế tiếp nhau, không bức tường nào ngăn cách.

Luận cương chính trị 10/1930: cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau khi thắng lợi tiến thẳng lên XHCN không qua giai đoạn phát triển TBCN. Hoàn thành thắng lợi của giai đoạn này mới làm tiếp giai đoạn khác.

Kẻ thù cách mạng

Cương lĩnh chính trị đầu tiên: Đế quốc Pháp, vua quan phong kiến, tư sản phản cách mạng. Cương lĩnh đã xác định rõ kẻ thù không phải toàn bộ là phong kiến, tư sản

Luận cương chính trị 10/1930: Đế quốc và phong kiến, luận cương không phân biệt rõ trong hàng ngũ giai cấp phong kiến còn có bộ phận tiến bộ, Luận cương cũng không đề cập đến bộ phận tư sản mại bản.

Nhiệm vụ cách mạng

Cương lĩnh chính trị đầu tiên: Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam độc lập. Dựng lên chính phủ công nông binh, tổ chức ra quân đội công nông, tịch thu hết sản nghiệp của đế quốc, tịch thu ruộng đất,... chia cho dân nghèo, tiến hành cải cách ruộng đất.

Luận cương chính trị 10/1930: Đánh đổ thế lực phong kiến, đánh đổ ách áp bức bóc lột tư bản, thực hành cách mạng thổ địa và đánh đổ đế quốc Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.

Vai trò lãnh đạo

Cương lĩnh chính trị đầu tiên: Giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Luận cương chính trị 10/1930: giai cấp vô sản với đội tiên phong là Đảng Cộng sản Đông Dương

Lực lượng cách mạng

Cương lĩnh chính trị đầu tiên. Giai cấp công nhân, nông dân là động lực là gốc của cách mạng cần phải liên minh với giai cấp tiểu tư sản, tư sản dân tộc, trung và tiểu địa chủ.

Luận cương chính trị 10/1930. Chỉ gồm công nhân và nông dân, không đề cập tới các giai cấp khác.

Nhận xét :

Về phương pháp cách mạng và mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và thế giới, cả Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương chính trị 10/1930 đều xác định giống nhau.

Hạn chế lớn nhất của Luận cương chính trị 10/1930 chưa vạch rõ được mâu thuẫn chủ yếu của 1 xã hội thuộc địa nên k nêu cao được vấn đề dân tộc lên hàng đầu mà nặng về vấn đề đấu tranh giai cấp, chưa xác định được mâu thuẫn dân tộc hay mâu thuẫn giai cấp là chủ yếu, kẻ thù nào là chủ yếu. Đánh giá k đúng khả năng cách mạng của giai cấp tiểu tư sản, trung và tiểu địa chủ.... và khả năng liên minh với giai cấp tư sản dân tộc; không thấy được khả năng phân hóa và lôi kéo 1 bộ phận giai cấp địa chủ trong cách mạng giải phóng dân tộc.

Sự đúng đắn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên thể hiện ở việc xác định đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, xác định đúng lực lượng và kẻ thù cách mạng,đây là 1 cương lĩnh cách giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo của Đảng đã soi

đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam trong cuộc đấu tranh cho độc lập tự do.

Luận cương chính trị năm 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương đã trình bày một cách cụ thể, khá chi tiết, mang hơi thở của xứ Đông Dương thuộc địa. Nếu Nghị quyết Đại hội VI Quốc tế Cộng sản (1928) nói tới việc tiến hành cách mạng dân chủ tư sản, thì Luận cương chính trị năm 1930 lại khẳng định làm tư sản dân quyền, trong đó hai mặt tranh đấu đánh đổ các di tích phong kiến để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để và tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập liên lạc mật thiết với nhau. Đây là một vận dụng sáng tạo so với Đại hội VI Quốc tế Cộng sản. Sự sáng tạo này bắt nguồn từ việc xác định tính chất xã hội. Nếu xã hội hoàn toàn phong kiến thì phải làm cách mạng dân chủ tư sản. Nếu xã hội tư sản thì phải làm cách mạng vô sản (ở đây cần phân biệt với một tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh bàn về cách mạng vô sản ở thuộc địa, mà chúng tôi không phân tích ở bày viết này). Luận cương chính trị năm 1930 khẳng định “Xứ Đông Dương (Việt Nam, Cao Miên và Lào) là một xứ thuộc địa để khai khẩn của đế quốc chủ nghĩa Pháp”, nên cuộc cách mạng Đông Dương sẽ là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền (có tính chất thổ địa và phản đế) tiến lên con đường cách mạng vô sản. Khẳng định cách mạng sẽ kết thúc bằng con đường khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc cũng được tập trung hơn trong khuôn khổ từng nước Đông Dương. Tổ chức Mặt trận trong khuôn khổ dân tộc Việt Nam nhằm khơi dậy mạnh mẽ tinh thần dân tộc, yêu nước nhằm vào mục tiêu độc lập dân tộc. Xác lập mô hình Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà sau khi cách mạng thành công, đây là bước phát triển hơn cả trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên. Với những chủ trương mới đã thu hút được đông đảo tầng lớp tham gia cách mạng, tạo điều kiện, sức mạnh cho cuộc khởi vũ trang sau này. Từ đó ta có thể thấy sự nhạy bén của Đảng trước tình hình mới có nhiều thay đổi của đất nước, sự kế thừa và phát huy Cương lĩnh chính trị của Hồ Chí Minh, đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của quần chúng. Sự chuyển hướng đúng đắn và đã dẫn đến thắng lợi vẻ vang của cuộc cách mạng 1945. Đảng đã đề ra đường lối cách mạng đúng đắn. Trong bản Cương lĩnh cách mạng tư sản dân quyền năm 1930, Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, thực hiện dân tộc độc lập,người cày có ruộng. Cương lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện vọng thiết tha của đại đa số

nhân dân ta là nông dân. Vì vậy, Đảng đã đoàn kết được những lực lượng cách mạng to lớn chung quanh giai cấp mình.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH HOÀN CHỈNH ĐƯỜNG lối CÁCH MẠNG dân tộc dân CHỦ NHÂN dân từ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ đầu TIÊN đến CHÍNH CƯƠNG ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM (Trang 29 - 35)