3 Phùng Văn (17/8/2021) Cách mạng Tháng Tám năm 1945: Kỷ Nguyên mới của dân tộc Việt Nam Truy cập từ
3.2.4. Lực lượng của Cách mạng Việt Nam
Đó là tập hợp cách lực lượng bao gồm các giai - tầng yêu nước. Họ là những người công nhân bị bóc lột trong xưởng máy, là người nông dân bị cướp mất ruộng, là tiểu tư sản, tư sản dân tộc yêu nước, sẵn sàng vì cuộc chiến tranh chính nghĩa. Ngoài ra còn phải quy tụ những thân sĩ (địa chủ) yêu nước và tiến bộ. Những giai cấp, tầng lớp và phần tử đó họp lại thành nhân dân, mà nền tảng là công, nông, lao động trí óc. Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng. Điều này được Chính cương nêu rất rõ: "Người lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân. Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và của nhân dân lao động Việt Nam. Mục đích của Đảng là phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để thực hiện tự do, hạnh phúc cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và tất cả các dân tộc đa số, thiểu số ở Việt Nam”.
3.2.5. Chính sách của Đảng
Để cụ thể hóa Đảng đưa ra 15 chính sách nhằm đẩy phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây mầm mống cho chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi. 15 chính sách là sự tổng hợp các lĩnh vực khác nhau. Cụ thể bao gồm:
1. Kháng chiến
2. Chính quyền nhân dân 3. Mặt trận dân tộc thống nhất 4. Quân đội
5. Kinh tế tài chính 6. Cải cách ruộng đất 7. Văn hố giáo dục 8. Đối với tơn giáo
10. Đối với vùng tạm bị chiếm 11. Ngoại giao
12. Đối với Miên, Lào 13. Đối với ngoại kiều
14. Đấu tranh cho hồ bình và dân chủ thế giới 15. Thi đua ái quốc
Như vậy, Chính cương đã xác định đối tượng của cách mạng Việt Nam là chủ nghĩa đế quốc xâm lược, cụ thể lúc này là đế quốc Pháp và bọn can thiệp Mỹ, bọn phong kiến phản động. Kẻ thù chính là chủ nghĩa đế quốc xâm lược. Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ là đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc; xóa bỏ những tàn tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng; phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội. Ba nhiệm vụ đó quan hệ khăng khít với nhau, song nhiệm vụ chính trước mắt lúc đó là hòan thành giải phóng dân tộc.
Động lực của cách mạng là nhân dân, bao gồm: công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị, trí thức, tư sản dân tộc và những thân sĩ (địa chủ) yêu nước và tiến bộ. Nền tảng của nhân dân là công nhân, nông dân và trí thức. Người lãnh đạo là giai cấp công nhân. Đó là một cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân và tiến lên chủ nghĩa xã hội; là một quá trình đấu tranh lâu dài, trải qua nhiều giai đoạn; các giai đoạn ấy không tách rời nhau mà mật thiết liên hệ xen kẽ với nhau. Nhưng mỗi giai đoạn có một nhiệm vụ trung tâm, phải tập trung lực lượng để thực hiện nhiệm vụ trung tâm đó. Chính cương cũng đã đề ra các chính sách lớn để đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi và đặt cơ sở để kiến thiết quốc gia.