Tạo hiệu ứng cho đối tượng

Một phần của tài liệu Giáo trình tin học văn phòng (nghề kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính trung cấp) (Trang 88 - 90)

8.1.1. Chuyển động mặc định

Bạn có thể làm cho bài trình diễn thú vị và hấp dẫn hơn bằng cách thêm cho các hiệu ứng sinh động cho văn bản và đồ họa trên các slide. Trong khi trình chiếu, văn bản trên slide có thể xuất hiện từng đoạn, từng từ hoặc từng chữ

Bạn có thể thiết đặt các hiệu ứng sinh động trong chế độ hiển thị Slide Sorter hoặc trong chế độ Normal. Nếu áp dụng cho một hiệu ứng trong chế độ Slide Sorter, PowerPoint áp dụng hiệu ứng cho tất cả mọi đối tượng trong slide trừ tiêu đề và các đối tượng nền. Nếu áp dụng một hiệu ứng trong chế độ Normal, bạn cần chọn các chế độ trên Slide.

Nếu cần tạo hiệu ứng sinh động riêng, bạn chọn lệnh Custom Animation trên bảng chọn Slide Show. Các hiệu ứng bao gồm di chuyển nhiều đối tượng cùng lúc, chuyển các đối tượng theo đường dẫn và áp dụng chuỗi thứ tự cho các hiệu ứng trên slide.

* Các bước thực hiện

Phần này sẽ hướng dẫn cách thiết lập sao cho việc chuyển từ slide này sang slide khác sẽ được thực hiện tự động sau một thời gian qui định trước.

Bước 1:Trước tiên, hãy mở tập tin cần thiết lập chuyển động tự động

Bước 2: Chọn nút Slide Sorter

Bước 3: Nhấp chuột chọn Animations, tạiAdvanceSlide nhấp chuột vào chọnAutomatically After

Bước 4:Chọn thiết lập tự động thực thi hiệu ứng theo thời gian.

Nhấp các nút mũi tên lên/xuống để thiết lập thời gian chuyển slide (tính bằngphút:giây). Ví dụ như chúng ta thiết lập là 10 giây.

Muốn xem kết quả như thế nào thì chọn vào nút Slide Show.

* Chú ý: Nếu muốn áp dụng cho toàn bộ Slide thì kích chuột vào nút

Apply to All.

8.1.2. Chuyển động tùy chọn

Ngoài khả năng thêm các hiệu ứng sinh động cho văn bản, bàn còn có thể tạo các hiệu ứng tương tự cho các đối tượng đồ họa trên slide. Để áp dụng hiệu ứng, bạn phải ở chế độ hiển thị Normal

* Các bước thực hiện

Bước 1:Chọn đối tượng trong Slide cần tạo chuyển động

Bước 2:Nhấp chuột vào thẻ Animations/Customs Animation.

Xuất hiện hộpthoại kiểm soát Custom Animation. Thông thường các nút điều khiển trên box này đều bị mờ đi, nếu ta chưa chọn một đối tượng nào. Khi ta chọn một đối tượng thì nút Add Effect sẽ sáng lên

Hình 8.2. Chuyển động tùy chọn

Bước 3:Chọn loại hiệu ứng cho đối tượng

Nếu trong tập tin đã tồn tại một hoạt động (Animation) thì nút Add Effect sẽ chuyển thành nút “Change”. Lúc này chúng ta muốn thay đổi các thuộc tính động của đối tượng hoặc thêm các hiệu ứng khác, chúng ta chỉ cần click vào nút “Change” thôi.

* Tại nút Add Effectcó 4 loại chuyển động:

- Entrance: Loại này dùng để kiểm soát sự xuất hiện của đối tượng. chúng ta có thể tạo rất nhiều animation cho một đối tượng và kiểm soát sự xuất hiện của chúng thông qua thứ tự của từng đối tượng được tạo animation. Chúng ta để ý bên hộp thoại customs animation, thứ tự xuất hiện của đối tượng thông qua con số kiểm soát của nó. Nếu bạn muốn thay đổi thứ tự đó chỉ cần click chuột chọn hoạt động của đối tượng đó và kéo thả vào vị trí mong muốn.

- Exit: Loại này dùng để dấu đi phần nội dung đã trình chiếu. Cách làm và kiểm soát giống như trên.

- Emphasis: Loại này tạo một hiệu ứng nhấn mạnh sự chú ý, tập trung của người nghe.

- Motion Paths: Loại này dùng để tạo chuyển động của một đối tượng theo ý muốn của chúng ta, sau khi chọn lệnh Motion Path cho đối tượng, sau đó chúng ta sẽ vẽ đường đi của nó trong slide. Khi trình chiếu, đối tượng này sẽ di chuyển theo đường vẽ.

Bước 4:Chọn tốc độ chuyển động cho đối tượng

Có 3 kiểu: Slow: Chậm; Fast: Nhanh và Medium: Trung bình.

Một phần của tài liệu Giáo trình tin học văn phòng (nghề kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính trung cấp) (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)