Tình hình đóng đinh nội tuỷ (đinh SIGN) trên thế

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN THÂN XƯƠNG CẲNG CHÂN (Trang 29 - 33)

Ali Sadighi (2011) đã báo cáo trong một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên trên 60 bệnh nhân gãy hở thân xương cẳng chân, 30 bệnh nhân được điều trị bằng đóng đinh SIGN có khoan lòng tủy, 30 bệnh nhân không có khoan lòng tủy. Kết quả ghi nhận kết quả di lệch và nhiễm trùng hậu phẫu trong nhóm có khoan lòng tủy nhiều hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không có khoan lòng tủy. Tuy nhiên, kết quả điều trị chung trong nghiên cứu này là tốt. Tỷ lệ gãy đinh, chậm liền xương trong nghiên cứu là 1,67%, nhiễm trùng hậu phẫu là 5%, di lệch gập góc là 8,35% [18].

Năm 2012 Mauffrey đã thực hiện một thử nghiệm lâm sàng trên 24 bệnh nhân gãy hở xương cẳng chân, trong đó ông chia thành 2 nhóm: 12 bệnh nhân được điều trị KHX bằng nẹp khóa và 12 bệnh nhân được KHX bằng đinh SIGN. Kết quả có 7 trường hợp ở nhóm KHX bằng nẹp khóa cần phải thực hiện phẫu thuật lại so với chỉ có 1 trường hợp trong nhóm KHX bằng đinh SIGN [31].

Atul Agrawal (2013) nghiên cứu trên 30 bệnh nhân gãy hở thân xương cẳng chân, kết quả điều trị rất tốt và tốt chiếm tỷ lệ lần lượt 60% và 23,4%, kết quả trung bình 10% và xấu là 6,6%. Trong gãy hở độ I, II và IIIa, không có trường hợp nào có biến chứng nhiễm trùng, chậm liền xương, không liền xương, gãy đinh, ngắn chi hay hội chứng chèn ép khoang [19].

Gần đây nhất năm 2014, Mohamed đã báo cáo một nghiên cứu trên 52 trường hợp gãy hở thân xương cẳng chân được điều trị bằng đóng ĐNT có chốt SIGN tại Cairo, Ai Cập từ 2008 đến 2013. Đánh giá kết quả điều trị chung có 82,6% các trường hợp đạt kết quả rất tốt và tốt [32].

1.7.2 Tình hình đóng đinh nội tuỷ (đinh SIGN) Tại Việt Nam

Phương pháp đóng ĐNT có chốt trong điều trị gãy thân xương cẳng chân đã được áp dụng ở nhiều cơ sở điều trị ở nước ta.

Tần Đình Quang và cộng sự (năm 2005) đã báo cáo tại hội nghị thường niên Chấn Thương – Chỉnh Hình lần thứ XII đã điều trị cho 73 trường hợp gãy xương chày bằng đóng đinh SIGN, trong đó có 65 trường hợp gãy kín, 8 trường hợp gãy hở độ I và độ II, đạt kết quả liền xương 100% [10].

Nguyễn Văn Trắng, Nguyễn Văn Dương tại Bệnh Viện Đa Khoa Tiền Giang đã điều trị cho 75 trường hợp gãy kín, gãy hở độ I và II thân xương cẳng chân bằng đinh SIGN từ tháng 5/2002 đến tháng 1/2005 ghi nhận: thời gian liền xương trung bình 12,7 tuần, đạt tỷ lệ rất tốt và tốt 97% [23].

Trong nghiên cứu của Lê Văn Mười và cộng sự thực hiện tại Bệnh Viện Đà Nẵng (2005), điều trị 32 ca gãy thân xương chày (6 ca gãy 1/3 dưới) được điều trị bằng đinh SIGN kín không mở ổ gãy. Kết quả không có ca nào nhiễm trùng, 1 ca chậm liền xương [13].

Từ tháng 01/2004 đến 10/2006 tại khoa Chấn thương chỉnh hình – bệnh viện Việt Đức, Vũ Văn Khoa đã sử dụng ĐNT có chốt SIGN để điều trị cho 40 bệnh nhân gãy phức tạp hai xương cẳng chân, có 97,5% bệnh nhân đạt kết quả tốt, 2,5% có kết quả trung bình và không có bệnh nhân nào có kết quả kém [5].

Năm 2007, trong luận án chuyên khoa II của Lương Xuân Bính. Kết quả điều trị 88 trường hợp gãy hở độ I, II và độ IIIa thân 2 xương cẳng chân vào khoa cấp cứu Bệnh Viện Chợ Rẫy được điều trị bằng đóng ĐNT có chốt SIGN từ tháng 2/2005 đến tháng 9/ 2007. Tỉ lệ liền xương thẳng trục có 10,2%, liền xương di lệch ít là 84,1%, di lệch nhiều là 5,7% [2].

Trần Đức Thủy đã sử dụng đinh SIGN điều trị cho 35 trường hợp gãy thân 2 xương cẳng chân tại bệnh viện 5 Quân khu 3 từ tháng 3/2007 đến 11/2008, ghi nhận thời gian liền xương trung bình 20 tuần, 100% liền vết mổ kỳ đầu và liền xương thẳng trục [13].

Năm 2010, trong luận án chuyên khoa II của Uông Anh Tú. Khi điều trị 51 bệnh nhân gãy thân xương cẳng chân bằng phương pháp kết hợp xương bằng đinh SIGN từ tháng 4/2009 đến tháng 6/2010 tại bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ, kết quả chung: tốt và rất tốt đạt 97,5% [17].

Hiện nay phương pháp điều trị gãy thân xương cẳng chân bằng kết hơp xương bằng ĐNT được thực hiện ở nhiều bệnh viện trong cả nước. Đây là phương pháp điều trị cho phép thực hiện với nhiều vị trí gãy như 1/3 giữa, 1/3 trên, 1/3 dưới với ổ gãy không vững nhiều mảnh rời thậm trí gãy nhiều đoạn. Bệnh nhân gãy thân xương chày gãy vững hoặc không vững có chỉ định phẫu thuật kết hợp xương bên trong với tiêu chuẩn: Đường gãy dưới mâm chày 6 – 8 cm và trên mắt cá trong 5 – 6 cm (theo tiêu chuẩn AO); Gãy kín theo phân độ của Johner và Wrtush với các mức độ A, B, C1 và C2; Gãy hở theo phân độ của Gustilo với độ I, II. Phương pháp phẫu thuật, đối với xương chày có thể đóng đinh nội tuỷ có chốt mở ổ gãy hay không mở ổ gãy.

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng đóng đinh kín do không mở ổ gãy, can thiệp tối thiểu lên mô mềm và bảo tồn được khối máu tụ quanh ổ gãy là yếu tố cần thiết cho quá trình liền xương. Đồng thời nhờ có các vít chốt ngang chống di lệch nên phương pháp này có ưu điểm là liền xương tốt, phục hồi chức năng vận động sớm, ít biến chứng, ít sẹo. Đến nay phương pháp đóng đinh nội tủy kín có chốt điều trị gãy thân xương chày được áp dụng rộng rãi trên thế giới.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN THÂN XƯƠNG CẲNG CHÂN (Trang 29 - 33)

w