Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN THÂN XƯƠNG CẲNG CHÂN (Trang 35 - 45)

2.2.5.1. Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu

 Tuổi: được tính bằng năm lúc nhập viện trừ cho năm sinh của BN.

 Giới: có hai giá trị: Nam hoặc Nữ.

2.2.5.3. Đặc điểm lâm sàng và Xquang

 Nguyên nhân chấn thương: là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến gãy xương, có 4 giá trị:

- Tai nạn giao thông

- Tai nạn sinh hoạt

- Tai nạn lao động – té cao

- Chấn thương thể thao.

 Chân gãy: là chân bị gãy xương cẳng chân, có 3 giá trị: Chân trái, chân phải hoặc cả 2 chân.

Triệu chứng

 Ấn đau chói xương chày, có 2 giá trị: Có hoặc Không.  Sưng nề cẳng chân, có 2 giá trị: Có hoặc Không.

 Bầm tím, có hai giá trị: Có hoặc Không.

 Mất cơ năng gối, có 2 giá trị: Có hoặc Không.

 Bóng nước vùng cẳng chân, là có 2 giá trị: Có hoặc Không.

 Mất cơ năng cổ bàn chân, là có 2 giá trị: Có hoặc Không.

 Phân loại tổn thương mô mềm Roy - Sander: độ 0, 1, 2, 3.

 Phân loại gãy xương: gãy xương kín theo AO

Biến chứng gãy xương

 Dấu hiệu sốc: khi mạch >100 nhịp/phút hoặc huyết áp tâm thu <90 mmHg hoặc chỉ số sốc mạch/huyết áp tâm thu ≥1. Được chia thành 2 giá trị như sau: có dấu hiệu sốc hoặc không dấu hiệu sốc.

 Dấu hiệu chèn ép khoang, có 3 giá trị: Chèn ép khoang, dọa chèn ép và không.

 Tổn thương động mạch: dựa vào lâm sàng chủ yếu là mạch mu chân và mạch chày sau không bắt được, không kèm dấu hiệu chèn ép khoang, được chứng minh bằng chụp CT-Scan mạch máu kiểm tra, có 2 giá trị: Có hoặc Không.

 Tổn thương thần kinh chày: dựa vào lâm sàng chủ yếu là bàn chân không gập lòng được và tê bì hay giảm hoặc mất cảm giác da vùng gan bàn chân, không kèm dấu hiệu chèn ép khoang, có 2 giá trị: Có hoặc Không.

 Tổn thương thần kinh mác chung: dựa vào lâm sàng chủ yếu là bàn chân không gập mu được và tê bì hay giảm hoặc mất cảm giác da vùng mặt ngoài cẳng chân và bàn chân, không kèm dấu hiệu chèn ép khoang, có 2 giá trị: Có hoặc Không.

 Huyết khối tĩnh mạch sâu: được chẩn đoán dựa trên siêu âm Doppler mạch máu chi, có 2 giá trị: Có hoặc Không.

 Tổn thương phối hợp: là biến định tính, có 4 giá trị: đầu, ngực, bụng và gãy xương khác.

Bệnh lý nền:

 Đái tháo đường, có 2 giá trị: Có hoặc Không.  Suy giảm miễn dịch, có 2 giá trị: Có hoặc Không.  Dùng corticoid kéo dài, có 2 giá trị: Có hoặc Không.  Bệnh lý gây thiếu máu hoặc giảm đạm máu mạn, có

2 giá trị: Có hoặc Không.

Hình ảnh xquang

* Máy Xquang kỹ thuật số loại Trophy 500mA + Chỉ định :

Chụp xquang vùng chi bị tổn thương: 2 tư thế (thẳng và nghiêng), lấy từ khớp gối đến khớp cổ chân. Cho tất cả bệnh nhân vào thời điểm nhập viện để phục vụ cho chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị.

+ Đánh giá :

 Vị trí gãy xương chày: - 1/3 trên

- 1/3 giữa - 1/3 dưới - Nhiều tầng  Xương mác

- Gãy thân phức tạp - Gãy mắt cá ngoài  Phân loại AO-OTA

- Loại A gãy xương đơn giản - Loại B gãy có mãnh rời

- Loại C gãy phức tạp nhiều mãnh

2.2.5.4. Kết quả điều trị Thông tin điều trị

 Thời gian chờ phẫu thuật: là lúc bệnh nhân bị chấn thương đến lúc bệnh nhân bắt đầu phẫu thuật kết hợp xương, đơn vị được tính bằng “ngày”.

 Phương pháp vô cảm: là phương pháp vô cảm cho bệnh nhân, có 2 giá trị: Mê nội khí quản hay tê tủy sống.

 Số vít chốt bắt cố định đầu gần: đơn vị là vít.  Số vít chốt bắt cố định đầu xa: đơn vị là vít.

 Số lần chụp kiểm tra dưới màn hình tăng sáng, đơn vị tính là lần

 Truyền máu: bệnh nhân có truyền máu lúc mổ hoặc sau mổ hay không.

 Lượng máu mất: được tính tổng lượng máu mất trong cuộc phẫu thuật dựa trên tính từ dịch hút và máu thấm băng gạc.

 Thời gian cuộc phẫu thuật: là thời gian từ lúc bắt đầu rạch da đến lúc đóng da hoàn tất, giá trị được tính bằng “phút”.

 Thời gian nằm viện: được tính từ lúc nhập viện đến lúc xuất viện, đơn vị là “ngày”.

 Thời gian điều trị sau phẫu thuật: được tính là tổng số ngày điều trị sau phẫu thuật KHX đinh nội tuỷ, đơn vị tính bằng “ngày”.

 Kháng sinh sử dụng: điều trị hay phối hợp - Loại kháng sinh

- Liều x thời gian

Kết quả phẫu thuật

 Tình trạng vết mổ: có 3 giá trị:

 Liền kỳ đầu: vết thương lành tốt, không viêm nhiễm.

 Nhiễm trùng nông: nhiễm trùng trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật, khu trú ở lớp da và lớp dưới da. Biểu hiện ít nhất 1 trong các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau, chảy mủ hoặc phân lập được vi khuẩn từ dịch tiết hoặc tổ chức vết mổ.

 Nhiễm trùng sâu: nhiễm trùng cân cơ trong vòng 30 ngày. Biểu hiện chảy mủ vùng sâu của vết mổ, toác vết mổ (kèm sốt >380C, đau căng, cấy vi khuẩn tại vết mổ dương tính) hoặc áp xe vết mổ.  Ngắn chi: đơn vị tính bằng “cm”.

 Tình trạng thoái hóa khớp gối sau mổ 6 tháng  Tình trạng thoái hóa khớp cổ chân sau mổ 6 tháng

Đánh giá kết quả điều trị

 Thời gian lành xương, được tính bằng đơn vị là tuần.  Khả năng chịu lực chân đau sau khi lành xương: có 3

giá trị: chưa thể chịu lực, chịu lực một phần, chịu lực hoàn toàn.

 Biên độ vận động khớp gối, đơn vị là độ (0), gấp-duỗi.  Biên độ vận động khớp cổ chân, đơn vị là độ (0), gấp-

duỗi.

 Biến chứng sau phẫu thuật và theo dõi: là các biến chứng xuất hiện trong thời gian theo dõi bệnh, có 2 giá trị: có hoặc không, các biến chứng đó là:

 Gãy dụng cụ sau khi đi chịu lực

 Chậm lành sau phẫu thuật 4 tháng có rút vít chốt cố định một đầu.

 Gãy lại xương và dụng cụ không chấn thương.  Khớp giả sau 1 năm hoặc sau 6 tháng có phẫu

thuật ghép xương.  Viêm xương mạn

Đánh giá kết quả phẫu thuật theo Larson – Bostman

Bảng 2.1. Đánh giá kết quả phẫu thuật theo Larson – Bostman

Kết

quả Kết quả chỉnh trục xương Liền vết mổ Rất tốt Ổ gãy hết di lệch, xương thẳng trục Liền vết mổ kỳ đầu Tốt Trục xương mở góc ra ngoài hoặc vào trong < 50, ra sau hoặc ra trước <100, ngắn chi < 1 cm

Liền vết mổ kỳ đầu

Trung

bình Di lệch vượt quá ngưỡng trên

Nhiễm trùng

nông, toác vết mổ, không lộ xương

Kém Tiêu chuẩn trung bình + di

lệch xoay trên lâm sàng

Nhiễm trùng sâu, toác vết mổ lộ

xương, viêm

 Đánh giá kết quả phục hồi chức năng sau lành xương (lấy mốc 6 tháng sau mổ) dựa:

- Đi đứng chạy nhảy bình thường không đau.

- Đi đứng chạy nhảy bình thường được nhưng có đau gối, vị trí gãy xương, khớp cổ chân không cần dùng thuốc.

- Đi đứng chạy nhảy được nhưng có đau gối, vị trí gãy xương, khớp cổ chân thỉnh thoảng cần dùng thuốc giảm đau.

- Đi đứng chạy nhảy được nhưng có đau gối, vị trí gãy xương, khớp cổ chân cần dùng thuốc giảm đau thường xuyên.

- Hạn chế chức năng hoặc cần dùng thuốc giảm đau mỗi ngày

Bảng 2.2. Đánh giá kết phục hồi chức năng theo tiêu chuẩn của Ter.Schiphorst

Mức độ PHC N Tiêu chuẩn Đau Vận động khớp gối Vận động khớp cổ chân Teo Đùi Kết quả liền xương Rất tốt Khôn g đau Bình thường Bình thường Khôn g Liền xương thẳng trục Tốt Đau Khi gắng sức Gấp 90- 120o Duỗi < 10o Gấp mu = 0o Khôn g đáng kể Liền xương, trục xương mở góc ra ngoài hay ra trước < 5o, mở góc ra sau vào trong < 10o, ngắnchi < 1 cm Trun g bình Đau liên tục chịu đựng được Gấp 90- 120o Duỗi > 10o Chân thuổng Teo cơ nhiều Di lệch vượt quá ngưỡng trên Kém Đau khôn g chịu được Cứng khớp Cứng khớp Teo cơ nhiều

Không liền xương hoặc liền xương ở mức trung bình kèm di lệch xoay

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN THÂN XƯƠNG CẲNG CHÂN (Trang 35 - 45)

w