Bối cảnh và Tình hình Phát triển REDD+ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Hướng dẫn thực hiện giám sát có sự tham gia biện pháp đảm bảo an toàn xã hội của REDD+ (Trang 27 - 29)

Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+, kế hoạch hành động cấp địa phương và các hoạt động trình diễn và tiến trình hướng tới việc xây dựng SIS cho REDD+ là những cân nhắc quan trọng trong bối cảnh phát triển và thử nghiệm các phương pháp tiềm năng cho việc giám sát các biện pháp đảm bảo an toàn xã hội.

Chính phủ Việt Nam, thông qua Đóng góp được xác định của Quốc (NDC) đã chỉ ra rằng ngành lâm nghiệp dự kiến sẽ đóng vai trò đáng kể trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu, cụ thể là tham chiếu đến các mục tiêu chính sách của ngành Lâm nghiệp Quốc gia về phục hồi độ che phủ rừng lên đến 44%. NDC cũng như chính sách cho ngành lâm nghiệp của Chính phủ nhấn mạnh vai trò của Chi trả Dịch vụ môi trường Rừng (PFES), bao gồm sự phát triển của REDD+ như là một phương tiện để đạt được mục tiêu đầy tham vọng này.

Chính phủ Việt Nam nêu rõ mối quan tâm đến REDD+ cho Ban thư ký của UNFCCC vào tháng 2 năm 2008. Là một trong những nhóm quốc gia đầu tiên bày tỏ quan tâm như vậy, Việt Nam đã nhận được những hỗ trợ đáng kể về mặt tài chính và kỹ thuật ở quy mô quốc tế cho sự phát triển của REDD+. Việt Nam đã trở thành một trong những nước thí điểm Chương trình UN-REDD ban đầu vào năm 2010, sau đó với sự hỗ trợ mở rộng sang giai đoạn thứ hai (2014-2018). Đồng thời, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đầu tiên được hỗ trợ bởi Quỹ Đối tác Các-bon trong Lâm nghiệp của Ngân hàng Thế giới (FCPF). Cả hai chương trình này đều cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho việc chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+, VD: xác định và rút ngắn khoảng cách về năng lực xã hội, kỹ thuật và thể chế hiện hành của Việt Nam và những năng lực cần thiết để tham gia vào một cơ chế quốc tế cuối cùng cung cấp các khoản chi trả dựa trên kết quả cho REDD+. Ngoài ra, một số cơ quan phát triển song phương cũng đã hỗ trợ đầu tư đáng kể cho sự phát triển của REDD+ ở cấp quốc gia cũng như trong việc thí điểm REDD+ tại thực địa ở cấp địa phương, đặc biệt là Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID).

Về tiến độ cho đến nay, cột mốc quan trọng trong việc phát triển REDD+ ở Việt Nam là xây dựng được kế hoạch hành động REDD+ quốc gia (NRAP) trong năm 20124. NRAP xác nhận rằng kế hoạch này được thiết kế phù hợp với các chính sách và pháp luật của Việt Nam và phù hợp với các quy định của UNFCCC và các công ước có liên quan và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. NRAP đã xác định các mục tiêu sẵn sàng REDD+ và các nhiệm vụ trọng liên quan cho các giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020, như thể hiện trong Hộp 6 dưới đây.

3. Phát triển REDD+ và Tiến trình thực hiện các Biện pháp Đảm bảo An toàn ở Việt Nam

4 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 799/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về ‘Giảm phát

thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các-bon rừng giai đoạn 2011 – 2020’.

Hộp 6: Chương trình Hành động Quốc gia về REDD+: Nhiệm vụ trọng tâm

a) Nâng cao năng lực và phát triển thể chế quản lý các hoạt động REDD+ b) Điều tra, thu thập số liệu và thiết lập mức phát thải khí nhà kính cho từng giai

đoạn và dự báo mức phát thải khi nhà kính trong những năm tiếp theo làm cơ sở cho việc theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện REDD+ và đàm phán với nhà tài trợ quốc tế

c) Thiết lập và vận hành Hệ thống đo đạc, báo cáo và thẩm định (MRV) d) Xây dựng cơ chế quản lý tài chính Chương trình REDD+

e) Tổ chức thực hiện các dự án thí điểm REDD+

f) Thúc đẩy hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm với các nước trong khu vực về việc thực hiện REDD+; nâng cao năng lực thực thi pháp luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT)

g) Tổng kết đúc rút kinh nghiệm kết quả thực hiện REDD+ tại các tỉnh thí điểm và những quy định mới của quốc tế làm cơ sở bổ sung, chỉnh sửa hoàn thiện Chương trình REDD+ để triển khai thực hiện trên phạm vi toàn quốc ở giai đoạn tiếp theo.

Nguồn: Chương trình Hành động Quốc gia về REDD+ (Quyết định 799/12)

Kể từ năm 2014, đã có sự gia tăng đáng kể ở cấp độ lập kế hoạch REDD+ và triển khai thực hiện ở các cấp địa phương. Với sự hỗ trợ của JICA, tỉnh Điện Biên đã trở thành tỉnh đầu tiên ở Việt Nam xây dựng kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh (PRAP) vào năm 2014. Lâm Đồng là tỉnh tiếp theo thực hiện với sự hỗ trợ của Dự án giảm Phát thải từ Rừng ở khu vực Châu Á của USAID (LEAF). UN-REDD cũng đã hỗ trợ phát triển PRAP ở thêm năm tỉnh. Tổng cộng có sáu tỉnh trong khu vực sinh thái Nông nghiệp Bắc Trung Bộ của Việt Nam cũng đang trong quá trình hoàn thiện PRAP của tỉnh như là một phần của những nỗ lực để chuẩn bị đề xuất cho Quỹ Các-bon của Ngân hàng Thế giới với sự hỗ trợ từ các nhà tài trợ khác nhau và các cơ quan thực hiện. Trên thực tế, các sáng kiến thí điểm cuối cùng cũng đã bắt đầu thực hiện ở sáu tỉnh thí điểm UN-REDD. Một đánh giá gần đây về việc thực hiện NRAP (McNally & Nguyễn, 2016) kết luận rằng đã có những tiến bộ quan trọng trong việc xây dựng bốn yếu tố thiết kế của REDD+: NRAP, FREL/ FRL, hệ thống MRV và SIS. Tuy nhiên, đánh giá này cũng đã nhắc tới những thiếu sót nhất định trong việc thực hiện NRAP cho đến nay và đặc biệt kêu gọi sự kết hợp tốt hơn về REDD+ trong bối cảnh rộng lớn hơn về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững cũng như làm nổi bật sự cần thiết phải xác định PaM cho REDD+ một cách phù hợp và nhắm đúng mục tiêu dựa trên phân tích chi tiết hơn về nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng. Phân tích đó cũng sẽ giúp Việt Nam tập trung hơn vào việc xác định quy mô và phạm vi của REDD+, chứ không phải bao gồm tất cả năm hoạt động REDD+. Tóm lại, việc đánh giá các nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng bao gồm mỗi tỉnh trong tám vùng sinh thái nông nghiệp của Việt Nam đã được tiến hành như là một phần của quá trình liên tục nhằm rà soát NRAP phù hợp.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn thực hiện giám sát có sự tham gia biện pháp đảm bảo an toàn xã hội của REDD+ (Trang 27 - 29)