Lựa chọn địa bàn giám sát

Một phần của tài liệu Hướng dẫn thực hiện giám sát có sự tham gia biện pháp đảm bảo an toàn xã hội của REDD+ (Trang 37 - 39)

Lựa chọn địa bàn để giám sát có sự tham gia là một vấn đề đối với giám sát đảm bảo an toàn xã hội trong bối cảnh REDD+ vì nếu tiến hành giám sát ở tất cả các khu vực có hoạt động REDD+ thì sẽ tốn kém và không khả thi. Trong thực tiễn, có thể chọn các điểm mẫu phù hợp để khảo sát với điều kiện các địa bàn đó có thể phản ánh rõ ràng quá trình thực hiện REDD+ tại thực địa cũng như mức độ đáp ứng các biện pháp đảm bảo an toàn xã hội trong thực tế.

Trong trường hợp này, điều quan trọng đó là lựa chọn một số địa bàn đại diện cho các mô hình hoạt động REDD+ gắn liền với bối cảnh địa phương trong khuôn khổ thực hiện PRAP của một tỉnh. Các biến thể cần xem xét bao gồm:

Loại hoạt động REDD+ hoặc PaM: như giảm chuyển đổi rừng sang sản xuất nông nghiệp ở

khu vực biên giới, vùng đệm, tăng cường bảo tồn, quản lý rừng bền vững, trồng rừng/tái trồng rừng, v.v

đảm bảo các địa điểm tiêu biểu sẽ cho thấy sự khác biệt về tiêu chuẩn quản lý hay sự khác biệt khác

Vị trí địa lý: lựa chọn các địa bàn thực hiện từ các khu vực địa lý và vùng sinh thái khác nhau, ví dụ: cho phép xác định sự khác biệt giữa bối cảnh miền núi và đồng bằng hoặc tăng phạm vi đại diện của các địa bàn thực hiện ở các khu vực khác nhau của một tỉnh hoặc một vùng.

Bối cảnh kinh tế xã hội và nguyên nhân gây mất rừng và suy thoái rừng: các khu vực

thực hiện nơi có những điều kiện xã hội khác nhau về tình trạng nghèo đói, dân tộc, sinh kế chính… và do đó các mối đe dọa và nguyên nhân gây mất rừng, suy thoái rừng cũng khác nhau. Biến thể này có thể kết hợp với loại hình hoạt động REDD+ (ở trên), nhưng không phải luôn luôn như vậy.

Điểm hấp dẫn là có thể lựa chọn các khu vực dễ tiếp cận và đây là những khu vực giám sát có chi phí thấp nhất. Tuy nhiên, với tần suất giám sát dự kiến là khá thấp, thì lợi ích của việc tiết kiệm chi phí lại không cân bằng với nhu cầu cần phải giám sát các khu vực ưu tiên đặc biệt, nơi mà các can thiệp REDD+ có thể gây tác động xã hội, đặc biệt là đối với các nhóm dễ bị tổn thương. Các khu vực ưu tiên này có xu hướng nằm ở vùng biên giới và thường không dễ tiếp cận.

Trong trường hợp thí điểm tại tỉnh Lâm Đồng, do dự án MB-REDD không trực tiếp hỗ trợ thực hiện bất kỳ chính sách và biện pháp can thiệp nào của REDD+, nên cần phải lựa chọn địa bàn giám sát thận trọng hơn thông qua phối hợp với các đối tác địa phương và UN-REDD - là chương trình chính thực hiện các hoạt động trình diễn REDD+ tại thực địa trên địa bàn tỉnh. Chương trình UN- REDD đang xây dựng và thực hiện các mô hình trình diễn SiRAPs tại sáu địa bàn thuộc huyện Di Linh, Lâm Hà và Đam Rông, với mục đích hỗ trợ thực hiện PRAP của tỉnh Lâm Đồng. Quá trình thảo luận với các bên dẫn đến sự nhất trí rằng việc giám sát có sự tham gia sẽ được thí điểm tại một nửa số địa bàn này (03 địa bàn) (được đánh dấu trong bản đồ dưới đây) để có thể phản ánh được các hoạt động REDD+, bối cảnh và địa điểm khác nhau:

1) Rừng phòng hộ Sêrêpôk: Các hoạt động được thực hiện tại một khu vực rừng phòng

hộ trên địa bàn huyện Đam Rông ở phía Bắc tỉnh Lâm Đồng, do Ban quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) điều phối triển khai. Các hoạt động bao gồm nâng cao nhận thức, trồng lại rừng, thúc đẩy hoạt động sản xuất cà phê bền vững và tuần tra cộng đồng.

2) Xã Lộc Phú: thuộc địa bàn huyện Bảo Lâm; các hoạt động REDD+ được thực hiện tại khu

vực rừng phòng hộ do UBND xã quản lý. Các hoạt động bao gồm nâng cao nhận thức, tuần tra bảo vệ rừng, trồng cây phân tán trong vườn cà phê và khu vực dân cư, và vận hành quỹ tín dụng quay vòng hỗ trợ phát triển sinh kế.

3) Thôn Kala Tongu: là địa bàn của mô hình thực hiện các hoạt động REDD+ ở cấp độ thôn

(buôn) tại xã Bảo Thuận, huyện Di Linh phía nam tỉnh Lâm Đồng. Hoạt động chính gồm có tuần tra bảo vệ rừng, trồng cây phân tán trong vườn cà phê và khu vực dân cư, vận hành quỹ tín dụng quay vòng hỗ trợ phát triển sinh kế. Thôn Kala Tongu chủ yếu là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số như K’ho, M’Nông...

Mối quan tâm thiết thực hơn hay thực tế hơn trong trường hợp thí điểm ở tỉnh Lâm Đồng là UN- REDD tự thực hiện Đánh giá Quản trị có sự Tham gia của các bên (PGA). Những nỗ lực đã được thực hiện để tránh gây nhầm lẫn và tránh những khó khăn trong việc khảo sát giữa các cộng đồng tại các điểm trình diễn.

Hình 4.3: khu vực giám sát có sự tham gia tại Lâm Đồng

Một phần của tài liệu Hướng dẫn thực hiện giám sát có sự tham gia biện pháp đảm bảo an toàn xã hội của REDD+ (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)