Bốn nhóm liên quan quy mô lớn được xác định là những đối tượng quan trọng để xây dựng hệ thống giám sát đảm bảo an toàn xã hội trong REDD+ từ cấp địa phương đến cấp quốc gia gồm: i) các cơ quan của chính phủ ở cấp quốc gia; ii) các cơ quan thuộc chính quyềncấp tỉnh; iii) các bên liên quan cấp địa phương bao gồm cộng đồng dân cư; và iv) các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ (NGO) và tổ chức thuộc khu vực tư nhân. Các nhóm liên quan, vai trò tiềm năng của họ và mối quan hệ giữa các đối tượng này được thể hiện trong Hình 4.2
Hình 4.2: Các nhóm liên quan chính và vai trò tiềm năng của họ trong việc giám sát đảm bảo an toàn xã hội trong REDD+
Tổ chức xã hội/ khối tư nhân
■ Đầu vào kỹ thuật để xác định CAS, SIS & các chỉ số ■ Tư vấn kỹ thuật và hỗ trợ xây dựng năng lực cho tất cả đối tác ■ Thu thập/ xác nhận dữ liệu độc lập ■ Đảm bảo chất lượng và tính minh bạch của thông tin ĐBAT REDD+ & SIS
Cơ quan chính quyền cấp tỉnh
■ Lập kế hoạch tài nguyên & phân bổ cho hoạt động giám sát. ■ Tập huấn cán
bộ thu thập dữ liệu của địa phương và các nhà quản lý ■ Lập bản đồ các khu vực REDD+ và các cộng đồng. ■ Quản lý dữ liệu/thông tin, báo cáo và thực hiện kế hoạch
Các bên liên quan địa phương
■ Áp dụng quy trình thu thập/ cung cấp dữ liệu và quản lý
■ Tiến hành phân tích cơ bản và báo cáo về nhu cầu quản lý của địa phương
■ Sử dụng thông tin xã hội cho việc quản lý thích ứng các can thiệp REDD+
■ Phát triển năng lực trong việc thực hiện và giám sát các biện pháp ĐBAT xã hội ■ Xây dựng quy trình và tiêu chuẩn thu thập, xác minh, quản lý và phân tích dữ liệu ■ Thiết kế mẫu cho những đóng góp cho giám sát ĐBAT xã hội có sự tham gia trong REDD+ cấp quốc gia ■ Quản lý thông tin, rà soát, báo cáo & áp dụng chính sách.
Cơ quan chính phủ cấp quốc gia Hướng dẫn
Việc sắp xếp các bên liên quan quy mô lớn về cơ bản tương tự như đề xuất trước đây trong quá trình xây dựng cách tiếp cận giám sát rừng có sự tham gia (PFM) - xem Casarim và cộng sự (2013). Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa các bên liên quan và giữa các phương pháp thu thập dữ liệu như được giải thích ở phần sau. Phần sau đây sẽ cung cấp thêm thông tin về các bên liên quan và vai trò tiềm năng của họ trong việc giám sát đảm bảo an toàn xã hội trong REDD+.
Cơ quan của chính phủ ở cấp quốc gia: Các cơ quan của chính phủ hoặc các tổ chức cấp trung
ương chủ yếu chịu trách nhiệm điều phối và xây dựng chương trình REDD+ quốc gia hiển nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế chương trình, đặc biệt là Chiến lược hoặc Kế hoạch Hành động quốc gia về REDD+ (gồm cả xác định các Chính sách và Biện pháp (PaMs) và do đó ảnh hưởng đến các tác động xã hội và biện pháp đảm bảo an toàn) cũng như Báo cáo quốc gia tóm tắt thông tin về các biện pháp đảm bảo an toàn(SIS). Ở Việt Nam, các cơ quan chủ chốt của chính phủ ở cấp trung ương là Bộ NN & PTNT, Tổng cục Lâm nghiệp và Văn phòng REDD+ Việt Nam (VRO). Tuy nhiên, đối với yêu cầu giám sát đảm bảo an toàn xã hội thì các cơ quan khác của chính phủ cũng là các bên liên quan quan trọng như Bộ TN & MT - là cơ quan chịu trách nhiệm về đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu (cũng là Cơ quan đầu mối quốc gia, gọi tắt là DNA, có trách nhiệm báo cáo cho UNFCCC), đánh giá và quản lý môi trường (gồm cả các quá trình tham vấnxã hội) vàquản lý đất đai. Tương tự, Ủy ban Dân tộc và Miền núi (CEMMA) là một cơ quan liên quan đến bất kỳ chương trình nào ảnh hưởng đến dân tộc thiểu số - nhóm dân cư chắc chắn sẽ chịu tác động của REDD+. Tổng cục Thống kê (GSO) cũng là một bên liên quan quan trọng vì cơ quan này có chức năng thu thập và quản lý dữ liệu về kinh tế xã hội có liên quan từ cấp địa phương đến cấp quốc gia.
Các cơ quan của chính phủ ở cấp quốc gia có trách nhiệm thu thập và giám sát dữ liệu xã hội có thể liên quan đến việc thực hiện REDD+. Các cơ quan này có chức năng sau đây:
1) Xác định và thống nhất về mục tiêu, phạm vi và đặc điểm thiết kế của SIS, bao gồm quy trình về dữ liệu cấp quốc gia (như thu thập, quản lý, báo cáo và chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan)
2) Xác định các nỗ lực và tần suất lấy mẫu
3) Đảm bảo và kiểm soát chất lượng (QA/QC) dữ liệu thông qua việc xây dựng các quy trình và tiêu chuẩn cho dữ liệu cấp quốc gia;
4) Rà soát, báo cáo (cấp quốc gia và quốc tế) và áp dụng thông tin liên quan đến biện pháp đảm bảo an toàn xã hội cho cách tiếp cận chính sách REDD+
Trong khi thực hiện thí điểm cách tiếp cận giám sát đảm bảo an toàn xã hội có sự tham gia được mô tả ở đây, các bên liên quan cấp trung ương đã tham gia các cuộc tham vấn sơ bộ về diễn giải các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun, tạo cơ sở xây dựng bộ chỉ số sẽ được trình bày ở phần sau.
Cơ quan thuộc chính quyền địa phương: Các cơ quan chính quyền địa phương kết các thể
chế và chính sách cấp quốc gia đến các bên liên quan ở cấp địa phương thông qua các cấp độ thứ bậc. Các bên liên quan ở địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành các chương trình REDD+ quốc gia, gồm cả các biện pháp đảm bảo an toàn có liên quan do chức năng hành chính của họ chi phối các khu vực thực hiện hoạt động REDD+. Ở Việt Nam, các cơ quan chính quyền địa phương có trách nhiệm vận hành và giám sát các biện pháp đảm bảo an toàn xã hội trong REDD+ bao gồm: Uỷ ban nhân dân (UBND) và các sở ban ngành như Sở NN & PTNT, Chi cục Kiểm lâm, Sở TN & MT, Ban Dân tộc và các phòng ban, cán bộ chuyên trách ngành dọc ở các cấp thấp hơn (cấp huyện, xã).
Các chức năng chính của chính quyền địa phương trong việc giám sát đảm bảo an toàn xã hội bao gồm:
1) Hoạch định và phân bổ nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực
2) Xác lập chính sách và biện pháp (PaMs) cụ thể cho REDD+ đối với cảnh quan rừng trong khu vực hành chính của họ
3) Lập bản đồ các khu vực thực hiện REDD+ và các cộng đồng bị ảnh hưởng, xác định lợi ích và rủi ro xã hội tiềm ẩn liên quan đến PaMs và biện pháp tăng cường hoặc giảm nhẹ thích hợp 4) Thu thập, cung cấp, quản lý và báo cáo thông tin liên quan về việc thực hiện biện pháp
đảm bảo an toàn xã hội trong REDD+ để đáp ứng yêu cầu báo cáo quốc gia (cho SIS) cũng như hỗ trợ giám sát riêng, đánh giá và học hỏi về quản lý thích ứng để theo đuổi các mục tiêu chính sách của tỉnh.
Các cơ quan chính quyền địa phương ở tỉnh Lâm Đồng chính là các đối tác chính tham gia tích cực trong quá trình xây dựng Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh (PRAP) và Kế hoạch hành động REDD+ cấp cơ sở (SiRAPs), bao gồm việc xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá cho PRAP và SiRAPs. Là một phần của cách tiếp cận cho nhiệm vụ này, các cơ quan liên quan thuộc chính quyền địa phương được tham vấn về thiết kế bộ chỉ số và các công cụ cho cách tiếp cận giám sát đảm bảo an toàn xã hội có sự tham gia. Một số thông tin có liên quan đến giám sát đảm bảo an toàn xã hội được các cơ quan thuộc chính quyền địa phương thu thập, quản lý và báo cáo dưới nhiều hình thức.
Các bên liên quan tại địa phương: Các bên liên quan tại địa phương bao gồm các cơ quan, tổ
chức và các đối tác liên quan đến việc phối hợp và thực hiện cũng như các đối tác bị ảnh hưởng bởi hành động REDD+ tại cơ sở (như chủ rừng, cán bộ quản lý và người sử dụng rừng). Các chủ thể này rất quan trọng cho hoạt động giám sát trong REDD+ bởi vì họ là những đối tác thực hiện và bị ảnh hưởng bởi các hoạt động REDD+, đồng thời họ là bên am hiểu về địa phương và là nguồn thông tin quan trọng về diễn biến của những thay đổi xã hội tại địa bàn thực hiện REDD+ (với chi phí thấp). Những đối tác này khá đa dạng, ví dụ người dân địa phương, các cá nhân và tổ chức thuộc khu vực xã hội dân sự, cần được tham gia xây dựng các hoạt động REDD+ thông qua các quá trình tham vấn có sự tham gia, trong đó các đối tác ở địa phương có thể cung cấp thông tin cho các cơ quan nhà nước ở trung ương và cấp tỉnh về thực tiễn sử dụng đất tại địa phương, các xu hướng sử dụng đất và mức độ che phủ đất trong lịch sử, sự tương tác của họ với rừng, và văn hóa tín ngưỡng chung (Scheyvens và cộng sự, 2013). Những thông tin này cung cấp thêm kiến thức về phương thức sử dụng đất của địa phương có thể dẫn đến kết quả cải thiện các-bon và phi các-bon, và cũng có thể thích hợp để minh chứng khả năng đáp ứng các biện pháp đảm bảo an toàn xã hội cụ thể (và các biện pháp đảm bảo an toàn khác) trong việc thực hiện REDD+. Ở Việt Nam, các bên liên quan chính sẽ bao gồm các chủ rừng (như các Ban quản lý rừng (BQL), công ty lâm nghiệp nhà nước và tư nhân, hộ gia đình, cộng đồng), các cơ quan thuộc chính quyền địa phương như UBND xã và các tổ chức đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc xã, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, các tổ chức xã hội dân sự và các thể chế phi chính thức theo luật tục, truyền thống. Chức năng chủ yếu của các bên liên quan tại địa phương trong việc giám sát đảm bảo an toàn xã hội là:
1) Áp dụng/tham gia và cung cấp thông tin cho quy trình thu thập và quản lý dữ liệu cấp quốc gia để tạo ra dữ liệu được tổng hợp vào SIS
2) Tiến hành phân tích cơ bản và báo cáo quản lý thích ứng trong việc thực hiện hoạt động REDD+ ở cấp cơ sở
3) Phát triển năng lực cải thiện công tác quản trị, quản lý và giám sát sự tương tác giữa các cộng đồng và rừng, và đạt được các mục tiêu xã hội trong REDD+
Nhiệm vụ này tập trung vào vai trò tiềm năng của các bên liên quan tại địa phương trong việc giám sát thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn xã hội trong bối cảnh REDD+. Như vậy, tại các địa bàn thí điểm SiRAP ở tỉnh Lâm Đồng, các bên liên quan được nhận diện gồm có ban quản lý rừng, các cơ quan thuộc chính quyền địa phương và cộng đồng địa phương được tham vấn lựa chọn các chỉ số và công cụ khảo sát, đồng thời cũng là những đầu mối chính về cung cấp thông tin liên quan đến thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn xã hội tại thực địa.
Tổ chức phi chính phủ/Khu vực tư nhân: Các tổ chức phi chính phủ (NGO) và khu vực tư nhân
tương ứng với các nhóm và các tổ chức không có quyền lợi trực tiếp và tức thời từ các kết quả và lợi ích của chương trình REDD+. Họ thường quan tâm đến các vấn đề chuyên môn, bao gồm xây dựng chính sách, tư vấn pháp luật, tham gia xã hội, hỗ trợ kỹ thuật, giám sát và đánh giá. Các bên liên quan này đều là những đối tác quan trọng trong việc thúc đẩy và áp dụng REDD+ ở cấp địa phương, quốc gia hoặc trên toàn cầu - là tác nhân thay đổi, và thực hiện các phân tích, trao đổi kinh nghiệm, xây dựng phương pháp luận, và phát triển tri thức.
Với vị trí tương đối ‘trung lập’, các tổ chức NGO và các tổ chức thuộc khu vực tư nhân có thể đóng vai trò quan trọng cho giám sát đảm bảo an toàn xã hội trong thực hiện REDD+ như là các bên khảo sát độc lập (bên thứ ba) hoặc là cơ quan xác nhận thông tin. Các nhóm này cũng có thể hỗ trợ các tổ chức cấp quốc gia, cấp tỉnh và các bên liên quan ở địa phương trong việc thực hiện bất kỳ chức năng nào được xác định ở trên. Ở Việt Nam, nhóm các bên liên quan này có thể bao gồm các tổ chức NGO trong nước và quốc tế, các công ty tư vấn và học viện trực thuộc cơ quan nghiên cứu.
Trong nhiệm vụ này, một tổ chức NGO trong nước (PanNature) đã được lựa chọn là nhà cung cấp dịch vụ độc lập (bên thứ ba) để tư vấn xây dựng cách tiếp cận có sự tham gia thích hợp, tiến hành điều tra cơ bản và xây dựng tài liệu hướng dẫn tập huấn tại thực địa. Các tổ chức NGO khác trong và ngoài nước và các chuyên gia tư vấn cũng tham gia vào quá trình xây dựng diễn giải cho các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun theo bối cảnh của Việt Nam.