Tiến độ chung của Việt Nam về cách tiếp cận quốc gia đố

Một phần của tài liệu Hướng dẫn thực hiện giám sát có sự tham gia biện pháp đảm bảo an toàn xã hội của REDD+ (Trang 29 - 34)

NRAP của Việt Nam (Chính phủ Việt Nam, 2012) cho rằng cách tiếp cận này được “thiết kế phù hợp với các chính sách và pháp luật của Việt Nam, cũng như là phù hợp với các quy định của UNFCCC và các công ước có liên quan và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia”. Điều này bao gồm các quy định về biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hội theo văn bản UNFCCC về REDD+ cũng như các công ước quốc tế khác có liên quan và các hiệp ước như CBD, CITES, UNDRIP…. Trong năm 2012, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt việc thành lập Tiểu nhóm Công tác Kỹ thuật về các biện pháp đảm bảo an toàn REDD+ (STWG). Nhóm này (đồng chủ trì bởi Văn phòng REDD+ Việt Nam và SNV) đã gặp gỡ để thảo luận về các vấn đề khác nhau có liên quan và để phát triển một phương pháp tiếp cận do quốc gia làm chủ cho các biện pháp đảm bảo an toàn REDD+. Trọng tâm của ý tưởng này là thay vì áp dụng hoặc sở hữu riêng các chính sách đảm bảo an toàn bên ngoài và các tiêu chuẩn (VD: các chính sách của Ngân hàng Thế giới hay của các nhà tài trợ khác), Việt Nam có thể đáp ứng các yêu cầu quốc tế thông qua chính sách riêng và khung pháp lý hiện hành. Như đã thảo luận ở Chương 2, một cách tiếp cận quốc gia do quốc gia làm chủ như vậy có rất nhiều lợi thế, bao gồm: kiểm soát các biện pháp đảm bảo an toàn được thực hiện, duy trì chủ quyền quốc gia, quyền sở hữu quốc gia, hiệu quả về mặt chi phí và tính linh hoạt trong việc kết hợp các yêu cầu. (Rey và cộng sự, 2013). Một kết quả quan trọng được phát triển thông qua tham vấn của SG-STWG là xây dựng “Lộ trình cho các Biện pháp Đảm bảo An toàn” trong năm 2014 (Rey và cộng sự, 2014) cung cấp một phân tích ban đầu về các phương án lựa chọn, ưu tiên, mốc quan trọng và khuyến nghị về tất cả các khía cạnh liên quan đến các biện pháp đảm bảo an toàn REDD+ ở Việt Nam, phù hợp với các quy định, năng lực và hoàn cảnh của quốc gia.

Phân tích sơ bộ về PLRs của Việt Nam so với các yêu cầu của biện pháp đảm bảo an toàn của UNFCCC cũng được thực hiện để cung cấp thông tin cho lộ trình. Phân tích này đã tạo ra một loạt các khuyến nghị về lấp các khoảng trống - một phần của việc phát triển phương pháp tiếp cận do quốc gia làm chủ cho các biện pháp đảm bảo an toàn REDD+. Ngoài đề xuất phát triển hơn nữa luật quốc gia, lộ trình đã vạch ra các bước tiếp theo theo hướng phát triển khung các biện pháp đảm bảo an toàn cho REDD+ và SIS. Sau một thời gian gián đoạn ngắn, đã có những tiến triển tốt từ cuối năm 2015 thông qua việc đánh giá PLRs trong thực tế và công việc ban đầu về thiết kế SIS. Chương trình UN-REDD Pha II hiện đang hỗ trợ các hoạt động chuẩn bị sẵn sàng quan trọng này và các hoạt động này vẫn đang tiếp diễn.

Tại thời điểm soạn thảo tài liệu này, cách tiếp cận quốc gia cho các biện pháp đảm bảo an toàn – khung thể chế hoặc hệ thống thông qua đó Việt Nam đề xuất giải quyết và tôn trọng các biện pháp đảm bảo án toàn Cancun trong bối cảnh PaM cho REDD+ của Việt Nam, cũng như SIS vẫn chưa được xác định. Hơn nữa, việc sửa đổi Chiến lược REDD+ hay NRAP của Việt Nam hiện đang diễn ra sẽ tái xác định các hoạt động REDD+ ưu tiên của quốc gia và PaM có liên quan, từ đó có thể ảnh hưởng đến các tác động tiềm năng của REDD+ cũng như các các biện pháp đảm bảo an toàn được xây dựng để đáp ứng với các hoạt động này.

3.2.2 Thiết kế Hệ thống Thông tin về các Biện pháp Đảm bảo An toàn Quốc gia ở Việt Nam

Việt Nam vẫn chưa xác định CAS và đang trong quá trình chỉnh sửa NRAP, điều đó cho thấy các chỉ số cụ thể và các nguồn thông tin để giám sát việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn REDD+ vẫn chưa được biết rõ. Mặc dù vậy, Việt Nam đã đạt được một số tiến bộ về việc triển khai phác thảo SIS. Hộp 7 dưới đây nhấn mạnh về tiến trình phát triển của Việt Nam cho đến nay.

Hộp 7: Tiến trình Thiết kế SIS của Việt Nam cho đến nay

Tham vấn sơ bộ và các cuộc thảo luận thông qua SG-STWG về các khía cạnh thiết kế SIS đã chỉ ra những điểm như sau:

Bản diễn giải các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun trong bối cảnh Việt Nam:

Hiện nay trong bước thứ 3, việc làm rõ cách thức mà Việt Nam có ý định diễn giải các Biện pháp Đảm bảo An toàn Cancun là một bước khởi đầu quan trọng hướng tới việc phát triển SIS vì nó xác định PLRs có liên quan cung cấp sự bảo vệ tương đương hoặc có liên quan trong khung pháp lý của Việt Nam.

Các mục tiêu của SIS: SG-STWG đã đề xuất hai mục tiêu ngắn hạn;

i) cung cấp thông tin về cách thức các biện pháp đảm bảo an toàn quốc gia cụ thể đang được giải quyết và tôn trọng như thế nào trong suốt quá trình thực hiện REDD+ ii) đáp ứng các yêu cầu về báo cáo của UNFCCC (VD: SOI)

Trong khi đó xem xét mục tiêu dài hạn mà SIS có thể đóng một vai trò trong tương lai trong việc giám sát chính sách ngành lâm nghiệp và thực thi.

Xác định nhu cầu thông tin và các nguồn thông tin:

- Bản dự thảo ban đầu về các nhu cầu thông tin đã được xây dựng

- Xác định ban đầu các hệ thống thông tin có liên quan và các nguồn thông tin cho SIS cũng đã được thực hiện (hiện đang được sửa đổi)

Xác định các chức năng và cơ cấu thể chế: Bốn chức năng đã được đề xuất cho SIS như sau:

Chức năng 1: Thu thập và quản lý thông tin. Thông tin được thu thập có thể bao gồm thông tin về; i) cách thức các biện pháp đảm bảo an toàn được giải quyết như thế nào; ii) cấp quốc gia; iii) cấp địa phương/ cấp tỉnh; và iv) cấp dự án/ thực địa. Thông tin về hầu hết các biện pháp đảm bảo an toàn có thể được thu thập thông qua Hệ thống Thông tin Quản lý ngành Lâm nghiệp (FORMIS) hiện đang được phát triển. Một số thông tin có thể được yêu cầu từ các ngành khác và các cơ quan chính phủ, VD: Tổng cục Thống kê (GSO) – là cơ quan thu thập thông tin về một loạt các chỉ tiêu kinh tế xã hội nói chung. Đối với điều này, khả năng chia sẻ thông tin liên ngành cũng đã được đề xuất.

Chức năng 2: Phân tích và diễn giải thông tin. Thông tin sẽ được phân tích bởi Văn phòng REDD+ Việt Nam (VRO).

Chức năng 3: Quản lý chất lượng. Chức năng này sẽ được thực hiện bởi cơ quan có trách nhiệm thu thập thông tin (VD: Sở NN & PTNT và Ban Quản lý Rừng)

Chức năng 4: Phổ biến thông tin. VRO/Tổng cục Lâm nghiệp sẽ chịu trách nhiệm phổ biến thông tin trong nội bộ và ở cấp quốc gia (có thể liên quan đến một số mức độ tham vấn cộng đồng), trong khi đó phổ biến thông itn ở quy mô quốc tế sẽ là trách nhiệm của Bộ TN & MT là Cơ quan Quốc gia được Chỉ định (DNA) cung cấp các Thông tin Truyền thông Quốc gia cho UNFCCC.

Công việc ban đầu làm rõ cách thức các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun cần được diễn giải như thế nào trong bối cảnh Việt Nam đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc đề xuất các chỉ số giám sát. Công việc này căn cứ vào các nguyên tắc Cancun trong khung pháp lý và thể chế hiện có, và do đó quy định các quyền cụ thể và bảo vệ cộng đồng và nhóm bản địa được hưởng các quyền này cũng như các thủ tục và quy trình trong luật pháp cung cấp các biện pháp đảm bảo an toàn đó, và các tổ chức có trách nhiệm thực hiện. Điều này vừa cho thấy các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun được giải quyết, vừa cung cấp một cơ sở thiết lập các chỉ số chứng minh liệu các biện pháp đảm bảo an toàn như vậy có được thực sự tôn trọng trong thực tế hay không. Trong tài liệu này, những nỗ lực đã được thực hiện để suy ra một bộ chỉ số ban đầu về báo cáo thông tin các biện pháp đảm bảo an toàn dựa trên bản diễn giải, như sẽ được chứng minh trong chương tiếp theo.

3.3 Giám sát các Biện pháp Đảm bảo An toàn REDD+ ở cấp địa phương

NRAP, như đã đề cập ở trên, không được đề cập một cách rõ ràng về PaM cụ thể cho REDD+. Tuy nhiên, trong 2-3 năm qua đã có sự phát triển nhanh chóng về PRAP. Hiện nay, 11 tỉnh đã xây dựng PRAP5. PRAP bao gồm các hành động cụ thể hơn nhằm giảm lượng khí thải từ hoạt động của ngành lâm nghiệp và nói chung đã được phát triển thông qua một quá trình tham vấn và có sự tham gia cũng đã bao gồm một số hình thức tham vấn về lợi ích và rủi ro môi trường và xã hội trong hầu hết các trường hợp.

FCPF đã tiến hành Đánh giá Môi trường và Xã hội Chiến lược (SESA) tại 6 tỉnh ven biến Bắc Trung Bộ đánh dấu cho sự phát triển của Dự án Giảm phát thải từ Quỹ Các-bon của Ngân hàng Thế giới. SESA dường như đã tham gia tham vấn rộng rãi ở các cấp cơ sở và sẽ cung cấp thông tin cho sự phát triển một Khung Quản lý Xã hội và Môi trường (ESMF) trong sáu tỉnh Khu vực Dự án Giảm phát thải (ERPA)6. SESA và ESMF hiện chưa được hoàn thiện, tuy nhiên, sau khi ESMF hoàn thành, khung này cũng cần bao gồm các chỉ số và biện pháp giám sát việc thực hiện các các biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hội phù hợp với Chính sách Hoạt động của Ngân hàng Thế giới. ESMF sẽ áp dụng cho toàn bộ khu vực và do đó các biện pháp đảm bảo an toàn (và giám sát liên quan) không được liên kết cụ thể đến PRAP mà đã được phát triển cho hầu hết các tỉnh tham gia Quỹ Các-bon. Tuy nhiên ESMF cho ERPA có khả năng đại diện cho một tập hợp các biện pháp đảm bảo an toàn đầu tiên có ý nghĩa đầu tiên của Việt Nam gắn với việc thực hiện các hành động REDD+ cụ thể ở cấp địa phương.

Tại các tỉnh khác không được hỗ trợ bởi FCPF/ Quỹ Các-bon, đã có sự xem xét các vấn đề môi trường và xã hội trong sự phát triển của PRAP. Dự án MB-REDD nói riêng đã nỗ lực thúc đẩy sự bao gồm toàn diện và rõ ràng hơn về đồng lợi ích môi trường và xã hội, các rủi ro và sự cải thiện có liên quan và các biện pháp giảm nhẹ cho PRAP của tỉnh Lâm Đồng và Cà Mau thông qua đánh giá tác động môi trường và xã hội có sự tham gia. Thật không may, điều này đã không được lồng ghép đầy đủ và đưa các biện pháp nâng cao lợi ích và giảm thiểu rủi ro cũng như kết hợp các biện pháp đảm bảo an toàn vào các tài liệu PRAP. Kết quả là không có sẵn các chỉ số hoặc các hệ thống giám sát để theo dõi các các biện pháp đảm bảo an toàn trong việc thực hiện PRAP.

5 Tại khu vực miền núi phía Bắc: Điện Biên, Bắc Kạn, Lào Cai; Ở khu vực Duyên hải Bắc Miền Trung: Thanh Hóa,

Nghệ An, Hà Tĩnh; Quảng Bình, Thừa Thiên Huế; Ở khu vực Duyên hải miền Trung: Bình Thuận; Khu vực Tây Nguyên: Lâm Đồng; và ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: Cà Mau

6 FCPF Việt Nam. 2016. Bản tự đánh giá có sự tham gia của Gói Chuẩn bị Sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam�

Thật vậy, các tỉnh đang tự xây dựng và đưa các biện pháp và các chỉ số liên quan đó mà không có hướng dẫn và chỉ dẫn rõ ràng từ cấp quốc gia về các yêu cầu báo cáo từ cấp địa phương đến cấp quốc gia về cách thức đảm bảo và tôn trọng các biện pháp đảm bảo an toàn trong việc thực hiện các hành động REDD+. Trong khi vị trí này là dễ hiểu, thì việc thử nghiệm và triển khai thí điểm tại các địa điểm trình diễn tại địa phương vô cùng quan trọng và có thể tự cung cấp thông tin cho sự phát triển của các hệ thống và khuôn khổ quốc gia - trong đó có liên quan đến các biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hội.

Trong tài liệu này, chúng tôi cố gắng xác định một tập hợp các chỉ số hợp lý để giám sát các biện pháp đảm bảo an toàn xã hội trong bối cảnh thực hiện REDD+ dựa trên diễn giải mới nhất về các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun trong bối cảnh Việt Nam. Sau đó chúng tôi cố gắng xác định vai trò tiềm năng của việc lồng ghép và sự tham gia của các bên liên quan bao gồm các cộng đồng trong việc thu thập thông tin có sự tham gia liên quan đến việc giám sát các biện pháp đảm bảo an toàn xã hội tại ba địa điểm tại thực địa ở tỉnh Lâm Đồng, là tỉnh mà Chương trình UN- REDD Pha II đã bắt đầu thực hiện các hoạt động trình diễn REDD+. Thông tin thu thập do đó có thể chứng minh cách thức các biện pháp đảm bảo an toàn xã hội của REDD+ được tôn trọng như thế nào trong việc thực hiện ở cấp địa phương và góp phần vào SIS (liên kết cấp địa phương với cấp quốc gia và toàn cầu). Một hệ thống giám sát có sự tham gia như vậy cũng có thể giúp hỗ trợ việc đạt được các mục tiêu của REDD+ nêu trong PRAP và Kế hoạch hành động REDD+ cấp cơ sở (SiRAPs). Cách tiếp cận và những cân nhắc về cách thức thực hiện được mô tả trong chương sau.

4.1 Tổng quan về quá trình thực hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 4.1 dưới đây minh họa quá trình xây dựng cách tiếp cận giám sát đảm bảo an toàn xã hội có sự tham gia trong REDD+.

Hình 4.1: Quy trình xây dựng cách tiếp cận giám sát đảm bảo an toàn xã hội có sự tham gia trong REDD+

4. Xây dựng Cách tiếp cận giám sát đảm bảo an toàn xã hội có sự tham gia trong REDD+

■ Rà soát các yêu cầu ĐBAT của REDD+ quốc tế, đề xuất Tiếp cận quốc gia về ĐBAT (CAS), tóm tắt thông tin về ĐBAT (SIS) và xác định mục tiêu cho cách tiệp cận có sự tham gia nhằm góp phần phát triển giám sát các biện pháp ĐBAT xã hội cấp quốc gia. ■ Xác định mục tiêu cho một cách tiếp cận giám sát ĐBAT xã hội có

sự tham gia ở cấp địa phương/thực địa

Xác định mục tiêu

■ Xác định các nhóm bên liên quan

■ Xác định vai trò tiềm năng và chức năng của các bên liên quan

Xác định các bên liên quan

■ Lựa chọn địa điểm dựa trên các hoạt động REDD+ ở các quy mô khác nhau

Lựa chọn khu vực

■ Xây dựng các nguyên tắc và tiêu chí lựa chọn số

■ Rà soát diễn giải quốc gia về các biện pháp ĐBAT Cancun và nhu cầu thông tin SIS

■ Rà soát kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh và tham vấn các bên liên quan địa phương

■ Xác định các chỉ số tiềm năng và lựa chọn các chỉ số dựa trên nguyên tắc và tiêu chí

Lựa chọn chỉ số

■ Xác định phương pháp và công cụ cho các chỉ số giám sát ■ Xác định các chỉ số giám sát có sự tham gia

■ Xác định các phương pháp giam sát có sự tham gia ■ Quản lý dữ liệu và báo cáo

Thu thập và quản lý dữ liệu

■ Xác định vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan địa phương để thu thập dữ liệu

■ Tổ chức tập huấn

■ Xây dựng kế hoạch làm việc ■ Ngân sách

Lập kế hoạch vận hành

Một phần của tài liệu Hướng dẫn thực hiện giám sát có sự tham gia biện pháp đảm bảo an toàn xã hội của REDD+ (Trang 29 - 34)