Công nghiệp cơ khí

Một phần của tài liệu Bài giảng địa lý kinh tế xã hội đại cương 2 (Trang 29)

L ỜI NÓI ĐẦU

3.4.4.Công nghiệp cơ khí

3. Hệ thống không gian của nền kinh tế

3.4.4.Công nghiệp cơ khí

- Vai trò:

+ Là “quả tim của công nghiệp nặng” và là “máy cái” của nền sản xuất xã hội.

+ Sản xuất công cụ, thiết bị, máy động lực cho tất cả các ngành kinh tế. + Cung cấp hàng tiêu dùng.

- Phân ngành: Cơ khí thiết bị toàn bộ; Cơ khí máy công cụ; Cơ khí hàng tiêu dùng; Cơ khí chính xác.

- Tình hình sản xuất:

+ Ở các nước phát triển: Phát triển mạnh, tạo ra nhiều sản phẩm phong phú đa dạng.

- Phân bố: Phát triển mạnh ở Hoa Kì, Liên bang Nga, Đức, Pháp, Nhật Bản, Anh…

3.4.5. Công nghiệp điện tử - tin học

- Vai trò: Là một ngành công nghiệp trẻ, bùng nổ mạnh mẽ từ năm 1990 trở lại đây và được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước, đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.

- Gồm 4 phân ngành: Máy tính (thiết bị công nghệ, phần mềm); Thiết bị điện tử (linh kiện điện tử, các tụ điện, các vi mạch…); Điện tử tiêu dùng (ti vi màu, đồ chơi điện tử, đầu đĩa…); Thiết bị viễn thông (máy fax, điện thoại…).

- Đặc điểm sản xuất: Ít gây ô nhiễm môi trường; không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước; không chiếm diện tích rộng; có yêu cầu cao về lao động, trình độ chuyên môn kĩ thuật.

- Phân bố: Các nước đứng đầu là Hoa Kì, Nhật Bản, EU…

3.4.6. Công nghiệp hóa chất

- Vai trò: Là ngành công nghiệp mũi nhọn, có sự tác động đến tất cả các ngành kinh tế.

- Phân ngành: Hóa chất cơ bản; Hóa tổng hữu cơ; Hóa dầu. - Tình hình sản xuất:

+ Ở các nước đang phát triển: chủ yếu là hóa chất cơ bản, chất dẻo. + Ở các nước phát triển: phát triển đầy đủ các phân ngành.

- Phân bố: Phát triển mạnh ở Hoa Kì, Liên bang Nga, Đức, Pháp, Anh…

3.4.7. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

- Vai trò: Tạo sản phẩm đa dạng, phong phú, phục vụ nhu cầu đời sống, nâng cao trình độ văn minh

- Đặc điểm sản xuất:

+ Sử dụng ít nguyên liệu hơn công nghiệp nặng.

+ Vốn ít, thời gian đầu tư xây dựng ngắn, quy trình kĩ thuật đơn giản, hoàn vốn nhanh, thu nhiều lợi nhuận.

+ Có khả năng xuất khẩu, cần nhiều nhân lực, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ lớn.

+ Cơ cấu ngành đa dạng: dệt may, da giày, nhựa, sành sứ, thủy tinh... - Phân bố: Ở các nước đang phát triển.

3.4.8. Ngành công nghiệp dệt may

- Vai trò: Chủ đạo, giải quyết nhu cầu may mặc, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

- Phân bố: rộng rãi, các nước phát triển mạnh là Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ, Nhật Bản...

3.4.9. Công nghiệp thực phẩm

- Vai trò:

+ Cung cấp sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ăn uống.

+ Nguyên liệu chủ yếu là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, nên tiêu thụ sản phẩm của nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Làm tăng giá trị của sản phẩm.

+ Xuất khẩu, tích lũy vốn, nâng cao đời sống.

- Đặc điểm sản xuất: Sản phẩm đa dạng, phong phú, tốn ít vốn đầu tư, quay vòng vốn nhanh.

- Cơ cấu ngành: Chế biến sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản... - Phân bố ở mọi quốc gia trên thế giới:

+ Các nước phát triển: tiêu thụ nhiều, yêu cầu sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp, tiện lợi khi sử dụng.

+ Các nước đang phát triển: đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu, giá trị sản phẩm công nghiệp.

3.5. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

3.5.1. Khái niệm

- Điểm công nghiệp là hình thức tổ chức đơn giản nhất, trên đó có một, hai hoặc ba xí nghiệp phân bố ở nơi có nguồn nguyên liệu, nhiên liệu với chức năng khai thác hay sơ chế nguyên liệu hoặc ở những điểm dân cư nằm trong vùng nguyên liệu nông lâm, thủy sản đồng nhất với một điểm dân cư.

- Khu công nghiệp tập trung là khu vực đất đai có ranh giới rõ ràng, vị trí thuận có kết cấu hạ tầng tương đối tốt và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

- Trung tâm công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí thuận lợi.

3.5.2. Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

- Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên, cơ sở vật chất kĩ thuật, nguồn lao động nhằm mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường.

- Góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các nước đang phát triển.

3.5.3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

a. Điểm công nghiệp

- Khái niệm: Là hình thức tổ chức công nghiệp đơn giản nhất, trên đó gồm một hoặc hai ba xí nghiệp được phân bố ở nơi gần nguồn nguyên, nhiên liệu.

- Đặc điểm

+ Gồm nhiều xí nghiệp phân bố lẻ tẻ, phân tán. + Nằm cùng với một điểm dân cư.

+ Phân công lao động về mặt địa lí, các xí nghiệp độc lập về kinh tế, làm ra sản phẩm hoàn chỉnh.

+ Được hình thành hầu hết ở các tỉnh, thôn xã, thành phố nhằm khai thác nguồn tài nguyên, tận dụng nguồn lao động tại chỗ.

+ Quy mô nhỏ. Ví dụ:

Các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh miền núi Tây Bắc và Tây Nguyên:

Hà Giang, Tĩnh Túc, Quỳnh Nhai, Điện Biên Phủ, Sơn La, Buôn Ma Thuột, Gia Nghĩa...

b. Khu công nghiệp tập trung (KCN)

- Khái niệm: Là khu vực có ranh giới nhất định, có cơ sở hạ tầng tương đối tốt, sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

- Đặc điểm

+ Vị trí địa lí thuận lợi, không có dân cư sinh sống. + Có ranh giới rõ ràng.

+ Tập trung nhiều xí nghiệp công nghiệp có khả năng hợp tác sản xuất cao. + Chi phí sản xuất thấp, các sản phẩm để tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu.

+ Quy mô: Diện tích 50 ha đến vài trăm ha. Ví dụ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khu công nghiệp Thăng Long, KCN Sóc Sơn, KCN Nội Bài, KCN Thạch Thất - Quốc Oai... (Hà Nội);

KCN Cái Lân, KCN Việt Hưng, KCN Hải Yên, KCN Đông Mai (Quảng Ninh);

KCN Nam Cầu Kiền, KCN Đồ Sơn, KCN Đình Vũ (Hải Phòng); KCN Hòa Khánh, KCN Liên Chiểu, ... (Đà Nẵng);

KCN Vĩnh Lộc, KCN Tân Thuận, KCN Tân Tạo, KCN Tân Bình (TP Hồ Chí Minh)..

c. Trung tâm công nghiệp

- Khái niệm: Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, là khu vực tập trung công nghiệp gắn với đô thị vừa và lớn.

- Đặc điểm

+ Vị trí địa lí thuận lợi.

+ Gồm nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về quá trình công nghệ.

+ Có các xí nghiệp nòng cốt hay hạt nhân và các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ. + Là nơi tập trung các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến.

+ Nơi có dân cư sinh sống, có cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng tương đối hoàn hảo.

+ Công nhân có trình độ tay nghề cao.

+ Có tầm ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế quốc dân. + Quy mô lớn.

Ví dụ:

TTCN ý nghĩa quốc gia: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội TTCN ý nghĩa vùng: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ...

TTCN ý nghĩa địa phương: Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Nha Trang... TTCN rất lớn: TP Hồ Chí Minh

TTCN lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Thủ Dầu Một... TTCN trung bình: Việt Trì, Đà Nẵng, Nha Trang...

d. Vùng công nghiệp - Khái niệm

+ Đây là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp. + Có hai loại

Vùng công nghiệp ngành: là tập hợp các xí nghiệp cùng loại.

Vùng công nghiệp tổng hợp: gồm các xí nghiệp, cụm công nghiệp tập trung, khu công nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau →→ Đa ngành.

- Đặc điểm

+ Có tầm ảnh hưởng lớn đến kinh tế trong nước, có sức hút với khu vực và thế giới.

+ Bao gồm các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp khác, có mối quan hệ mật thiết với nhau.

+ Có ngành công nghiệp chủ chốt, chuyên môn hóa cao + Các ngành phục vụ bổ trợ.

+ Quy mô: Phân bố trên một lãnh thổ rộng lớn. Ví dụ:

Theo quy hoạch năm 2001

Vùng 1: TDMNBB ( trừ Quảng Ninh)

Vùng 2: ĐBSHồng và Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh Vùng 3: Quảng Bình đến Ninh Thuận

Vùng 4: Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vùng 5: Đông Nam Bộ và Bình Thuận, Lâm Đồng. Vùng 6: Đồng bằng sông Cửu Long

CÂU HỎI

1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công sản xuất và phân bố nghiệp.

2. Nêu vai trò của ngành năng lượng, cơ cấu sủ dụng năng lượng và tiêu thụ năng lượng trên thế giới

3. Phân tích vai trò, đặc điểm kinh tế - kĩ thuật, tình hình sản xuất và phân bố của ngành công nghiệp cơ khí và điện tử - tin học.

4. Tại sao ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dung và công nhiệp thực phẩm lại phân bố khắp mọi quốc gia trên thế giới.

5. Phân biệt đặc điểm cơ bản của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Liên hệ thực tiễn Việt Nam.

CHƯƠNG 4: ĐỊA LÝ DỊCH VỤ

4.1. Những vấn đề chung

4.1.1. Vai trò của ngành dịch vụ

- Các ngành dịch vụ không chỉ đóng góp vào nền kinh tế mà còn tạo ra việc làm cho người lao động.

- Các ngành dịch vụ thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất vật chất. - Các ngành dịch vụ phát triển là điều kiện nâng cao đời sống của nhân dân.

- Sự phân bố các ngành dịch vụ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố của các ngành kinh tế.

- Sự phát triển các ngành dịch vụ trên thế giới có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới

4.1.2. Đặc điểm phát triển và phân bố ngành dịch vụ

* Thế giới

- Trong cơ cấu lao động: Các nước phát triển chiếm trên 50% cơ cấu lao động, các nước đang phát triển khoảng 30% cơ cấu lao động thế giới

- Trong cơ cấu GDP: Các nước phát triển trên 60%, các nước đang phát triển thường dưới 50%.

- Các thành phố tầm cỡ thế giới: Rất ít nhưng có vai trò quan trọng trong hệ thống kinh tế toàn cầu như: Niu I – ooc, Luân Đôn và Tookyô.

- Các trung tâm chỉ huy vùng: Nơi tập trung nhiều tập đoàn lớn như Atlanta, Bantimo, Boxtơn, Côlômbus…

- Các trung tâm dịch vụ sản xuất chuyên môn hóa

- Các trung tâm dịch vụ phụ thuộc là những đô thị cung cấp những nghề không cần có chuyên môn cao và tình trạng kinh tế của các trung tâm này phụ thuộc vào các quyết định được đưa ra từ các đô thị tầm cỡ thế giới hay các trung tâm chỉ huy vùng, các trung tâm dịch vụ sản xuất chuyên môn hóa.

* Ở Việt Nam

- Dịch vụ nước ta chiếm khoảng 25% lao động và 38,5% cơ cấu GDP (2002). - Trong điều mở cửa nền kinh tế, các hoạt động dịch vụ nước ta đang ngày càng phát triển rất nhanh để vươn lên tầm khu vực và quốc tế.

- Việt Nam đang trở thành thị trường thu hút nhiều công ty nước ngoài mở các hoạt động dịch vụ và khả năng thu lợi nhuận cao của các ngành dịch vụ.

- Việc nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ phải dựa trên trình độ công nghệ cao, lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng kĩ thuật tốt. Đây là một thách thứctrong phát triển các hoạt động dịch vụ ở nước ta hiện nay.

- Sự phân bố của các hoạt động dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố của các đối tượng đòi hỏi dịch vụ, trước hết là phân bố dân cư

+ Ở các thành phố lớn, thị xã, các vùng đồng bằng, tập trung đông dân cư và nhiều ngành sản xuất cũng là nơi tập trung nhiều hoạt động dịch vụ

+ Ở các vùng núi, dân cư thưa thớt, kinh tế còn nặng tính chất tự cấp, tự túc thì các hoạt động dịch vụ còn nghèo nàn.

Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất nước ta, vì ở đây tập trung các đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước, tập trung nhiều trường đại học lớn, các viện nghiên cứu, các bệnh viện chuyên khoa hàng đầu, các trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng lớn nhất và nhiều dịch vụ khác như quảng cáo, bảo hiểm, tư vấn, văn hoá, nghệ thuật, ăn uống, … đều phát triển mạnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ

- Trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động xã hội ảnh hưởng đến đầu tư, bổ sung lao động dịch vụ.

Ví dụ: Kinh tế phát triển, nhiều máy móc (máy cày) người nông dân làm việc ít (nông nghiệp ít lao động), phát triển ngành dịch vụ.

- Quy mô, cơ cấu dân số ảnh hưởng nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ. Ví dụ: Việt Nam dân số đông, cơ cấu trẻ, tuổi đi học cao thì dịch vụ giáo dục ưu tiên phát triển.

- Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư ảnh hưởng mạng lưới dịch vụ.

Ví dụ: Dân cư đông, mạng lưới dịch vụ dày; dân cư phân tán, khó khăn cho ngành dịch vụ.

- Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán ảnh hưởng hình thức tổ chức mạng lưới dịch vụ.

Ví dụ: Việt Nam có tập quán thăm hỏi lẫn nhau vào các ngày lễ tết, thì dịch vụ giao thông vận tải, mua bán tăng cường.

- Mức sống và thu nhập thực tế ảnh hưởng sức mua và nhu cầu dịch vụ. Ví dụ: Mức sống cao thì sức mua tăng...

- Tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa lịch sử, cơ sở hạ tầng du lịch ảnh hưởng sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ du lịch.

Ví dụ: Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế... →→ ngành dịch vụ du lịch phát triển và các ngành dịch vụ khác cũng phát triển.

4.2. Địa lý các ngành dịch vụ

a. Vai trò, đặc điểm của ngành giao thông vận tải trong nền kinh tế. - Vai trò

+ Giúp cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, bình thường.

+ Đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho sinh hoạt thuận tiện. + Nhân tố quan trọng phân bố sản xuất, dịch vụ và dân cư.

+ Giao thông vận tải có ý nghĩa to lớn đối với đời sống văn hóa, xã hội, chính trị và quốc gia.

+ Củng cố tính thống nhất của nền KT, tăng cường sức mạnh quốc phòng. + Giao lưu kinh tế với các nước.

- Đặc điểm

+ Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hóa.

+ Chất lượng được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, sự an toàn cho hành khách và hàng hóa...

+ Để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải, người ta thường dùng các tiêu chí :

Khối lượng vận chuyển (tức số hành khách và số tấn hàng hóa được vận chuyển)

Khối lượng luân chuyển (tính bằng người.km và tấn.km) Cự li vận chuyển trung bình (tính bằng km).

b. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải

- Điều kiện tự nhiên

+ Quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải.

Ví dụ : Ở hoang mạc,phương tiện vận tải đặc trưng là lạc đà. Ở vùng băng giá,phương tiện vận tải hưu hiệu là xe kéo.

+ Ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải.

Ví dụ: Khí hậu và thời tiết có ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của các phương

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Bài giảng địa lý kinh tế xã hội đại cương 2 (Trang 29)