L ỜI NÓI ĐẦU
3. Hệ thống không gian của nền kinh tế
4.2.5. Ngành vận tải đường biển
Vận tải đường biển là hoạt động vận tải có liên quan đến việc sử dụng kết cấu hạ tầng và phương tiện vận tải biển. Cụ thể đó là việc sử dụng những khu đất, khu nước gắn liền với các tuyến đường biển nối liền các quốc gia, các vùng lãnh thổ, hoặc các khu vực trong phạm vi một quốc gia. Cùng với đó là việc sử dụng tàu biển hay các thiết bị xếp dỡ… để phục vụ việc dịch chuyển hành khách và hàng hoá trên những tuyến đường biển.
Vận tải đường biển ra đời đã góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ các ngành khác trong việc vận chuyển hàng hóa và hành khách.
- Ưu và nhược điểm + Ưu điểm
Không như các hình thức vận tải khác, vận tải đường biển không “kén” mặt hàng mà có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hóa.
Hầu hết các tuyến đường vận tải đường biển là tự nhiên nên giảm được chi phí xây dựng, bảo dưỡng, tu sửa… do vậy cũng giảm thiểu được nhiều chi phí đầu tư ban đầu.
Ưu điểm vô cùng lớn của phương thức này là năng lực chuyên chở cao, với khối lượng hàng hóa cho một lần vận chuyển rất lớn.
Vận tải đường biển là lựa chọn tối ưu nhất của rất nhiều đơn vị khi có nhu cầu chuyên chở một số lượng hàng hóa lớn, đa dạng chủng loại.
Khả năng sử dụng để vận chuyển các container chuyên dụng khá cao. Cước phí vận chuyển rẻ hơn nhiều so với các phương thức vận chuyển khác. + Nhược điểm:
Khối lượng vận chuyển lại không lớn, việc chở dầu gây ô nhiễm môi trường biển và đại dương
- Tình hình phát triển:
+ Hiện nay, trên thế giới đang phát triển mạnh các cảng côngtenơ (Container) để đáp ứng xu hướng mới trong vận tải viễn dương.
+ Để rút ngắn các khoảng cách vận tải trên biển, người ta đã đào các kênh biển.
+ Đội tàu buôn trên thế giới không ngừng tăng lên.
- Phân bố: 2/3 số hải cảng nằm ớ hai bên bờ đối diện Đại Tây Dương. Hoạt động hàng hải ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương ngày càng sầm uất.
- Ba vị trí địa lí chiến lược cực kì quan trọng trong hàng hải thế giới hiện đại là: Kênh đào Xuyê, kênh Panama và eo biển Malacca.