Ngành du lịch

Một phần của tài liệu Bài giảng địa lý kinh tế xã hội đại cương 2 (Trang 47 - 53)

L ỜI NÓI ĐẦU

3. Hệ thống không gian của nền kinh tế

4.2.9. Ngành du lịch

- Vai trò của ngành du lịch trong đời sống của con người. + Vai trò của du lịch trong nền kinh tế.

Ở nhiều Quốc gia du lịch đóng góp một phần đáng kể trong tổng thu nhập hàng năm, đặc biệt tại Việt Nam du lịch được đánh giá là một trong 3 ngành kinh tế mũi nhọn được nhà nước chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, không ngừng phát triển và đóng góp rất lớn và nền kinh tế đất nước.

Du lịch phát triển hỗ trợ các ngành giao thông vật tại, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, dịch vụ tài chính, dịch vụ ăn uống và nghỉ ngơi. Ngoài ra ngành du lịch phát triển mang lại thị trường tiêu thụ văn hoa rộng lớn, thúc đẩy tăng trưởng nhanh tổng sản phẩm kinh tế quốc dân.

+ Vai trò du lịch đối với sự phát triển của xã hội

Ngành du lịch giúp tạo cơ hội việc làm lớn cho lao động, đặc biệt là lao động nữ. Ở các vùng cao, ngành du lịch tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân nông thôn, tạo ra những chuyển biến tích cực xã hội, nâng cao mức sống.

Góp phần làm giảm quá trình đô thị hoá, cân bằng lại sự phân bố dân cư, cơ sở hạ tầng từ đô thị về nông thôn, nhờ đó làm giảm gánh nặng những tiêu cực do đô thị hoá gây ra.

Đồng thời du dịch là cách thức quảng bá văn hoá, phong tục tập quán hiệu quả của con người Việt Nam cho bạn bè quốc tế mang đến nhiều cơ hội cho các hình thức giao dịch khác.

Ngành du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước ta, tuy nhiên do sự thiếu hụt trầm trọng của nhân viên ngành du lịch khiến cho một số nơi chưa đáp ứng được hết nhu cầu của khách du lịch. Chính vì vậy thời điểm này những bạn theo đuổi ngành du lịch chắc chắn sẽ mang lại cơ hội phát triển tốt cho tương lai.

Du lịch phát triển hỗ trợ các ngành giao thông vật tại, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, dịch vụ tài chính, dịch vụ ăn uống và nghỉ ngơi. Ngoài ra ngành du lịch phát triển mang lại thị trường tiêu thụ văn hoa rộng lớn, thúc đẩy tăng trưởng nhanh tổng sản phẩm kinh tế quốc dân.

+ Vai trò du lịch đối với sự phát triển của xã hội

Ngành du lịch giúp tạo cơ hội việc làm lớn cho lao động, đặc biệt là lao động nữ. Ở các vùng cao, ngành du lịch tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân nông thôn, tạo ra những chuyển biến tích cực xã hội, nâng cao mức sống.

Góp phần làm giảm quá trình đô thị hoá, cân bằng lại sự phân bố dân cư, cơ sở hạ tầng từ đô thị về nông thôn, nhờ đó làm giảm gánh nặng những tiêu cực do đô thị hoá gây ra.

Đồng thời du dịch là cách thức quảng bá văn hoá, phong tục tập quán hiệu quả của con người Việt Nam cho bạn bè quốc tế mang đến nhiều cơ hội cho các hình thức giao dịch khác.

Ngành du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước ta, tuy nhiên do sự thiếu hụt trầm trọng của nhân viên ngành du lịch khiến cho một số nơi chưa đáp ứng được hết nhu cầu của khách du lịch. Chính vì vậy thời điểm này những bạn theo đuổi ngành du lịch chắc chắn sẽ mang lại cơ hội phát triển tốt cho tương lai.

- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành du lịch

+ Sự phân bố và kết hợp của các tài nguyên du lịch trên lãnh thổ. Tài nguyên du lịch tự nhiên được chia thành hai nhóm lớn, tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.

+ Thị trường khách du lịch.

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật ngành du lịch và cơ sở hạ tầng. + Nguồn nhân lực của ngành du lịch.

+ Các điều kiện kinh tế xã hội khác.

- Hiện trạng và xu hướng phát triển du lịch thế giới

+ Du lịch thế giới đang có điều kiện phát triển mạnh mẽ: Thế giới có nhiều biến đổi với những bước nhảy vọt về khoa học công nghệ; quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra nhanh hơn ở các nước đang phát triển; xu thế hợp tác toàn cầu là tất yếu; nền kinh tế thế giới tiếp tục phát triển; đời sống của người dân không ngừng được nâng cao… Trong bối cảnh đó nhu cầu đi lại của người dân tăng cao. Du lịch trên phạm vi toàn cầu đã phát triển nhanh và trở thành ngành kinh tế hàng đầu thế giới. Theo số liệu của Tổ chức Du lịch Thế giới, năm 2012 trên thế giới có trên 1 tỷ người đi du lịch, ngành du lịch chiếm 9% (cả trực tiếp lẫn gián tiếp) đối với GDP toàn cầu. Do lợi ích nhiều mặt mà du lịch mang lại, nên nhiều nước đã tận dụng tiềm năng và lợi thế của mình để phát triển du lịch, tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo việc làm, thúc đẩy sản xuất trong nước, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế –xã hội.

+ Dòng khách du lịch trên thế giới đang có xu hướng thay đổi cơ bản: Nền chính trị ở nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới có nhiều biến động. Xung đột

đã và đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới…ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch toàn cầu. Trong bối cảnh đó, dòng khách du lịch thế giới đang hướng tới những khu vực có nền chính trị ổn định, kinh tế phát triển; đặc biệt là dòng khách du lịch thế giới đang có xu thế chuyển dần sang khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Đông Nam Á, những nơi có nền kinh tế phát triển năng động và nền chính trị hòa bình ổn định, mà trong đó Việt Nam được đánh giá là điểm đến an toàn và thân thiện.

+ Châu Âu và Châu Mỹ là những khu vực nhận khách lớn nhất toàn cầu, song thị phần đang có xu hướng giảm dần: Trong quá trình phát triển, du lịch thế giới đã hình thành các khu vực với các thị phần khách du lịch quốc tế khác nhau. Năm 2000, Châu Âu là khu vực đứng đầu với 56,8% thị phần khách du lịch quốc tế; đứng thứ hai là Châu Mỹ với 18,7%; tiếp đến là Châu Á – Thái Bình Dương 16,7%… Tuy nhiên thị phần của Châu Âu, Châu Mỹ có xu hướng giảm dần. Năm 2011, thị phần khách du lịch quốc tế của Châu Âu giảm xuống còn 51,2%; Châu Mỹ 15,9 và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tăng lên 22,1%. Theo dự báo của UNWTO, đến 2020 khu vực Châu Á –Thái Bình Dương sẽ chiếm 27,34% khách du lịch quốc tế toàn cầu.

+ Hoạt động du lịch có xu hướng chuyển dịch nhanh sang khu vực Châu Á- Thái Bình Dương trong thế kỷ 21: Trong giai đoạn 1975 – 1999, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đã tăng đáng kể thị phần của mình trong tổng thu nhập du lịch toàn cầu (tăng 13,5%), trong khi đó Châu Âu, Châu Phi và Trung Đông giảm tương ứng là 4,3%; 1,1% và 0,2%. Đến năm 2011 thị phần thu nhập du lịch của khu vực Châu Á –

Thái Bình Dương đã tăng lên đến 28,1%.

+ Du lịch các nước Đông Nam Á (ASEAN) giữ vị trí quan trọng trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: Năm 2011 các nước ASEAN đón được 77,2 triệu khách du lịch quốc tế, chiếm 35,6% lượng khách du lịch quốc tế và 28,3% thu nhập du lịch toàn khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (chiếm 7,8% toàn cầu về khách du lịch quốc tế).

CÂU HỎI

1. Hãy phân tích đặc điểm của ngành giao thông đường bộ và ngành giao thông hàng không trong quá trình phát triển kinh tế đất nước.

2. Tìm tài liệu, phân tích đặc điểm phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải biển trên thế giới: các cảng lớn, các luồng hàng vận tải viễn dương chủ yếu.

3. Tìm tài liệu, phân tích sự phát triển của internet và sự xâm nhập của internet vào các hoạt động dịch vụ khác. Liên hệ với thực tế Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

xã hội đại cương, NXB ĐHSP, 2007. [2]. Bài giảng của giảng viên cung cấp.

[3]. Lê Thông (chủ biên),Dân số, môi trương, tài nguyên, NXB Giáo dục, 1998 [4]. Lê Thông, Nhập môn địa lý nhân văn, NXB ĐHSP HN, 1992

[5]. Xauski, Những vấn đềĐịa lý kinh tế hiện nay trên thế giới, NXBGD, 1981. [6]. Lê Thông, Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam, NXBGD, 1995.

[6]. Nguyễn Minh Tuệ, Địa lý du lịch, NXBTPHCM, 1996. [7]. Thông tin kinh tế Thông tấn xã Việt Nam

Một phần của tài liệu Bài giảng địa lý kinh tế xã hội đại cương 2 (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)