Quyết định mô hình kinh doanh bán lẻ trực tuyến

Một phần của tài liệu Bài giảng bán lẻ trực tuyến (Trang 62 - 65)

2.1.3.a. Tổng quan

Như đã đề cập đến tại chương 1, mô hình kinh doanh là lo-gic về một hệ thống kinh

CR=5/2.000= 0,0025

NTD tiềm năng (Online consumer) 200

Khách hàng – Nhà sản xuất

(Prosumer) 20

Người mua trực tuyến

(Online buyer) 5

Khách hàng trung thành (Key

online customer)

2

Người lướt web (Online surfer) 2.000

61 doanh để tạo ra giá trị. Sau khi đã có kết quả phân tích ngành, khách hàng và cạnh tranh, nhà bán lẻ sẽ có bức tranh toàn cảnh tình hình để quyết định hệ thống kinh doanh của mình sẽ được thiết kế và triển khai như thế nào, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến giá trị nào sẽ được tạo ra và chuyển giao cho khách hàng.

Về cơ bản có thể dựa vào bất kỳ khuôn mẫu mô hình kinh doanh nào để triển khai cụ thể cho doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến. Điều cần nhớ là mô hình kinh doanh được thiết kế ở đây là duy nhất, không trùng lặp với bất kỳ mô hình nào của doanh nghiệp khác. Bởi vì tổ hợp các yếu tố của mô hình kinh doanh được xác lập dựa trên các điều kiện ngành kinh doanh, điều kiện thị trường, cạnh tranh, các yếu tố nguồn lực bên trong doanh nghiệp và quan trọng nhất là giá trị dành cho khách hàng phải là độc đáo và đủ khả năng cạnh tranh.

Tất nhiên, trước khi đến với việc sáng tạo một mô hình kinh doanh thì cần phải tiến hành các phân tích chiến lược về môi trường kinh doanh. Công cụ phân tích môi trường chiến lược có thể sử dụng là ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT matrix).

Với ưu thế về việc thể hiện trực quan ý tưởng kinh doanh trên một trang giấy, cũng như cung cấp tư duy chiến lược, chúng tôi khuyến nghị sử dụng mô hình kinh doanh bán lẻ trực tuyến theo khung BMC.

Bất kỳ mô hình kinh doanh nào được phác họa rõ ràng cũng sẽ trả lời được các câu hỏi sau:

- Doanh nghiệp theo đuổi loại hình kinh doanh bán lẻ trực tuyến nào?

- Mức độ số hóa về quá trình, số hóa sản phẩm và số hóa về người tham gia trong mô hình này như thế nào?

- Hoạt động nào chuỗi giá trị được số hóa? Hoạt động nào thì không?

2.1.3.a. Nghiên cứu khung mẫu mô hình kinh doanh của Amazon

Thành lập từ tháng 7/1995 từ một công ty chuyên bán sách trên Internet, Amazon.com ngày nay là nơi để mọi người đến tìm mua trực tuyến bất cứ thứ gì. Hàng triệu người trên khắp thế giới đã đánh giá Amazon.com là website bán lẻ hàng đầu trong lựa chọn của họ. Năm 2013, theo báo cáo của công ty nghiên cứu TMĐT Internet Retailer, doanh thu của Amazon đứng đầu bảng xếp hạng tại Mỹ với 67,9 tỷ USD, nhiều hơn 49,6 tỷ USD so với nhà bán lẻ trực tuyến lớn thứ hai Apple (doanh thu 18,3 tỷ USD). Đến năm 2015, Amazon đã công bố mức doanh thu 107 tỷ USD và phục vụ được 300 triệu khách hàng. Hoạt động kinh doanh của Amazon ban đầu tập trung vào loại hình giao dịch B2C. Khác với Ebay và Alibaba, Amazon có các kho hàng khổng lồ, các mặt hàng được trưng bày trên Internet để khách hàng lựa chọn.

Theo thời gian, hoạt động kinh doanh của Amazon phát triển qua các dấu mốc cơ bản. Bắt đầu từ website chuyên bán sách, Amazon tăng cường quy mô kinh doanh bằng cách đa dạng hoá sản phẩm. Đến năm 1999, nhằm tạo đột biến về doanh thu và ứng dụng công nghệ, Amazon đã cho ra đời zShops, là tập hợp các cửa hàng trực tuyến tạo thành một chợ điện tử (Online mall). zShops cho phép các công ty khác mở cửa hàng của mình dưới sự bảo trợ của Amazon, khách hàng của Amazon được lựa chọn nhiều sản phẩm hơn. Với việc chuyển hướng kinh doanh sang môi giới thị trường trong khi vẫn duy trì là một nhà bán lẻ trực tuyến,

62 Amazon đã tận dụng được mọi lợi thế của Internet thành lợi thế của chính mình. Mô hình kinh doanh của Amazon liên tục được cải tiến sao cho phù hợp với xu thế chung trong kỷ nguyên số hóa. Nền tảng của Amazon là sự kết hợp giữa thương hiệu, khách hàng, công nghệ, khả năng phân phối chuyên nghiệp và một đội ngũ nhân lực hùng mạnh. Năm 2013, Amazon đầu tư vào hệ thống vận chuyển, dịch vụ điện toán đám mây và các dòng máy tính bảng, máy đọc sách Kindle. Amazon chấp nhận hy sinh lợi nhuận ngắn hạn để tăng trưởng. Kết quả kinh doanh sau đó của Amazon đã khiến các nhà đầu tư lạc quan, cổ phiếu Amazon đã tăng 8,4% trong phiên giao dịch thỏa thuận, tổng cộng cả năm, cổ phiếu này đã tăng 32%. Vào năm 2015, cổ phiếu của Amazon đã tăng 67% bất chấp chỉ số chứng khoán Mỹ S&P 500 giảm sâu. Thành công của Amazon dựa trên ba yếu tố. Thứ nhất, công ty đã sử dụng Internet để giải quyết bài toán không giới hạn số lượng sản phẩm. Thứ hai, công ty kiểm soát giá trị và lòng trung thành của khách hàng thông qua các tài khoản khách hàng được quản lý tốt và có lợi cho cả hai bên. Thứ ba, công ty xây dựng một hệ sinh thái để tạo chỗ đứng vững chắc trong thế giới kỹ thuật số. Không chỉ có một website đẹp, tiện dụng, bán hàng hiệu quả, TMĐT cần được sự trợ giúp trong việc giao hàng, vận chuyển, thanh toán. So với Bestbuy, thời gian cần thiết để giải quyết đơn hàng đối với Amazon chỉ bằng một nửa.

Mô hình kinh doanh sơ khởi và mang lại thành công của Amazon vào năm 2005 được mô tả trong hình 2.2 dưới đây.

KP KA VP CR CS

KR CH

CS RS

Hình 2. 2 Khung mô hình kinh doanh sơ khởi của Amazon

(Nguồn: Alexander Osterwalder & Yves Pigneur, 2010 – đã dẫn)

Sau đó, mô hình kinh doanh của Amazon đã được điều chỉnh để luôn là người tiên Người tiêu dùng toàn cầu Hồ sơ trực tuyến tùy biến và các đề nghị Amazon.com và các web nước ngoài Các liên kết thành viên Các mặt hàng giá trị tương đối thấp Hoàn tất đơn hàng Hạ tầng CNTT, phát triển và duy trì phần mềm Hạ tầng CNTT và phần mềm Hạ tầng để hoàn tất đơn hàng trên toàn Các đối tác hậu cần Các thành viên liên kết Tiếp thị công nghệ và nội dung hoàn tất đơn hàng Lợi nhuận hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

63 phong đón nhận các cơ hội mới.

Xem thêm về diễn giải BMC của Amazon tại đây

https://goo.gl/Pgh1kJ

Một phần của tài liệu Bài giảng bán lẻ trực tuyến (Trang 62 - 65)