Nguyên lý của phương pháp nhìn lập thể bằng kính phân cực ánh sáng là:
động theo 1 hướng nhất định sau khi đi qua một kính lọc đặc biệt. Quá trình này được gọi là sự phân cực ánh sáng và kính lọc đặc biệt được gọi là kính phân cực. Do tính chất đặc biệt của sóng ánh sáng phân cực, nó chỉ đi qua được kính phân cực có hướng song song với mặt phẳng giao động của chùm tia sáng phân cực và hoàn toàn không đi qua được những kính phân cực có hướng vuông góc với mặt phẳng giao động của nó.
Hình 4.5. SƠđồ nhìn ỉập thể bằng kính phân cực
Trên hình 4.5 mô tả nguyên lý nhìn lập thể bằng phương pháp phân cực ánh sáng, trong đó các chùm tia chiếu của ảnh trái và ảnh phải từ máy chiếu phát ra bị các kính phân cực đặt phía trước ống kính máy chiếu biến thành các chùm tia sáng phân cực có sóng giao động trên 2 mặt phẳng vuông góc với nhau. Thông thường chùm tia của ánh sáng trái được phân cực theo hướng thẳng đứng và chùm tia ảnh phải được phân cực theo hướng nằm ngang. Khi đó nếu người quan sát đeo 1 kính nhìn có 2 mắt kính phân cực, trong đó mắt kính phân cực theo hướng thẳng đứng và mắt kính phải phân cực theo hướng nằm ngang thì mỗi mắt chỉ nhìn thấy 1 hình ảnh tương ứng và xuất hiện thị sai sinh lý nhân tạo nên hình thành hiệu ứng lập thể.
Phương pháp nhìn lập thể bằng kính phân cực ánh sáng có ưu điểm là đơn giản và hầu như không bị tổn thất ánh sáng do đó không phải làm việc trong buồng tối như kính lọc mầu.
4.4. Nguyên lý đo lập thể
4.4.1. Mô hình lập thể và tiêu đo
Khi quan sát các hình ảnh tương ứng trên cặp ảnh lập thể theo nguyên tắc đã nêu sẽ hình thành hiệu ứng lập thể và xuất hiện một không gian tương ứng với vật thể đã được chụp ảnh. Không gian này được gọi là mô hình lập thể của đối tượng chụp. Có hai loại mô hình lập thể là mô hình lập thể hình học và mô hình lập thể quang học.